NGHỆ THÔNG TIN CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH ANGIANG

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý của chính quyền tỉnh An Giang docx (Trang 66 - 73)

Chính phủ điện tử

NGHỆ THÔNG TIN CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH ANGIANG

2.2.1.Giai đoạn 2001 – 2006

Đây là giai đoạn triển khai Đề án 112 được triển khai, tương ứng ở An Giang là “Đề án Tin học hoá quản lý hành chính nhà nước của Tỉnh An Giang giai đoạn 2001-2005”. Đề án này tập trung vào việc triển khai ứng dụng CNTT cho các sở, ban ngành, huyện, thị, thành ở An Giang với các mục tiêu chính như sau:

(i) Xõy dựng cỏc hệ thống tin học hoỏ quản lý hành chớnh nhà nước, phục vụ trực tiếp công tác chỉ đạo, điều hành trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước. Hoàn thiện và thống nhất áp dụng các chương trỡnh ứng dụng phục vụ quản lý, điều hành cho lónh đạo các cơ quan hành chính địa phương (thư tín điện tử, báo cáo qua mạng điện tử, quản lý hồ sơ công việc, quản lý cỏn bộ, ...).

(ii) Tổ chức xây dựng và thiết lập các CSDL chuyên ngành, trước hết là ở những Sở, Ban ngành trọng điểm như: Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính - Vật giá, Khoa học - Công nghệ - Môi trường, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Công nghiệp, Nông nghiệp và PTNT, Thương mại Du lịch, Giao thông vận tải, Lao động - Thương binh và Xó hội, Ban Tổ chức chớnh quyền, v.v.... Sau đó mở rộng toàn bộ các cơ quan

hành chính cấp tỉnh và tích hợp các CSDL này tại Trung tâm tích hợp dữ liệu - Văn phũng UBND tỉnh phục vụ quản lý hành chớnh Nhà nước để sử dụng chung.

(iii) Tin học hoá từng bước các dịch vụ công nhằm nâng cao năng lực của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc phục vụ nhân dân và doanh nghiệp thuận tiện, nhanh gọn và bảo đảm chất lượng.

(iv) Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách về CNTT có đủ năng lực chuyên môn trên nhiều lĩnh vực để đáp ứng nhiệm vụ triển khai Đề án. Phổ cập công nghệ thông tin cho cán bộ lónh đạo, chuyên viên và cán bộ nghiệp vụ của các cơ quan hành chính các cấp để có đủ khả năng sử dụng máy tính và mạng máy tính trong xử lý cụng việc thường xuyên phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.

(v) Thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước, cải cách bộ máy tổ chức và lề lối làm việc trong các cơ quan hành chính Nhà nước thuộc phạm vi thẩm quyền của UBND tỉnh trên cơ sở gắn mục tiêu tin học hoá quản lý hành chớnh Nhà nước với chương trỡnh cải cách hành chính của Chính phủ. Trên thực tế, Đề án 112 ở An Giang phải tiếp tục triển khai đến cuối năm 2006 do tiến độ giải ngân trong đầu tư và các sự cố về các phần mềm dùng chung. Một số kết quả đó đạt được trong thời kỳ này như sau:

- Về hạ tầng kỹ thuật CNTT

Trang bị được thiết bị 40 máy chủ (28 máy chuyên dụng, kể cả 09 máy chủ của Trung tâm tích hợp dữ liệu), 03 máy tính xách tay, 174 máy trạm và triển khai được 42 hệ thống mạng nội bộ (LAN) cho các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh và 11 huyện, thị, thành phố;

Xây dựng trụ sở và đưa vào vận hành hệ thống Trung tâm tích hợp dữ liệu được trang bị 09 máy chủ, bao gồm: Protocol Firewall, Domain Firewall, DNS, LDAP, Mail, Database, và 03 máy chủ cài đặt 03 phần mềm dùng chung; có hệ thống chống sét lan truyền, lồng Faraday chống nhiễu và hệ thống thoát sét theo yêu cầu kỹ thuật Ban Điều hành 112 Chính phủ. Hệ thống Trung tâm tích hợp dữ liệu đó

được đưa vào vận hành với: 01 tuyến cáp quang nối từ trung tâm đến Văn phũng UBND tỉnh; 42 đường thuê dịch vụ MegaWAN nội hạt (VPN) với băng thông 64Kbps cho 32 đơn vị cấp tỉnh và 11 Văn phũng UBND huyện, thị, thành phố với cổng tiếp nhận của Trung tâm là đường kết nối SHDSL 2Mbps cho mạng diện rộng của tỉnh (AGNET); 1 đường thuê bao riêng với băng thông là 128 Kbps kết nối từ Trung tâm tích hợp dữ liệu về Ban Điều hành Đề án 112 Chính phủ; và 2 đường ADSL với băng thông 2Mbps. Ngoài ra, Trung tõm tớch hợp dữ liệu cũn cú 10 đường điện thoại kết nối mạng qua modem để các đơn vị cũn lại trong tỉnh kết nối qua số điện thoại 1249.

Bảng 2.4: Bảng thống kê kết quả trang bị hạ tầng kỹ thuật của Đề án 112 tỉnh An Giang qua các năm 2005, 2006

2005 2006

Số máy chủ 22 40

Số máy xách tay 0 3

Số máy trạm 106 129

Số đơn vị có mạng LAN 24 42

Số đơn vị kết nối AGNET 16 42

Băng thông AGNET (Kbps) 36 64

Băng thông cổng tiếp nhận tại TT.THDL (Kbps) 36 2.000

Băng thông truy cập Internet qua ADSL

của TT.THDL (Kbps) - 4.000

Băng thông của kết nối với Chính phủ (Kbps) 128 128

Nguồn: UBND tỉnh An Giang

- Về đào tạo nguồn nhân lực CNTT

Thực hiện tập huấn sử dụng 3 phần mềm dùng chung cho 54/57 cơ quan cấp tỉnh và cấp huyện, với số lượng 374 cán bộ, công chức, trong đó có 77 cán bộ lónh đạo, quản trị mạng và 297 cán bộ nghiệp vụ;

Đào tạo được 33 giáo viên đạt chuẩn đứng lớp để đào tạo ứng dụng tin học cho cán bộ, công chức (theo chuẩn của Ban quản lý Đề án 112 Chính phủ); Có 116 cán bộ cấp Sở, huyện được tập huấn về quản trị mạng theo chương trỡnh của Đề án 112 Chính phủ;

Đến hết năm 2006 hoàn thành việc đào tạo cho tin học ứng dụng cơ bản (theo chuẩn của Đề án 112 Chính phủ đưa ra) cho 759 người. (chiếm 29% tổng số công chức).

- Về kết quả ứng dụng CNTT

Triển khai 03 phần mềm dùng chung và Trang web văn bản quy phạm pháp luật (của Chính phủ và của tỉnh). Trong đó chỉ có Trang web văn bản quy phạm pháp luật là đó triển khai chớnh thức và hoạt động ổn định từ tháng 9/2005, các phần mềm là 3 phần mềm dựng chung gồm: Phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc, Trang thông tin điện tử phục vụ điều hành và Phần mềm tổng hợp thông tin KT-XH; Mặc dù đó được cài đặt ở 42 đơn vị và sau 1 thời gian đưa vào vận hành thử nghiệm, chỉ có Trang thông tin điện tử phục vụ điều hành hoạt động tương đối ổn định nên có 8 đơn vị vẫn cũn tiếp tục sử dụng; Phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc hoạt động không ổn định, phải chỉnh sửa trong khi vận hành gõy tõm lý khụng an toàn cho người sử dụng; Riêng Phần mềm tổng hợp thông tin KT-XH do không phù hợp nhất là về biểu mẫu, không thể cập nhật thông tin được nên đó ngưng hoạt động.

Sau một thời gian thử nghiệm đến cuối năm 2005, hệ thống email của tỉnh (@angiang.gov.vn) được cài đặt và triển khai cho 42 đơn vị và có 1.507 tài khoản email đó được cấp phát, trong đó có 90 tài khoản cho đơn vị và 1.417 cho cá nhân công chức (đạt 55% trên tổng số). Tuy nhiên, do hạn chế về hạ tầng mạng nên hệ thống email này vẫn chưa phát huy được hết tác dụng. Với tốc độ 36 Kbps và sử dụng công nghệ kết nối quay số (dial-up) nên hệ thống AGNET chỉ có thể thực hiện được việc gởi các văn bản đơn giản và chỉ gởi định kỳ, không đáp ứng được cho nhu cầu trao đổi thông tin thường xuyên. Tuy vậy, các đơn vị nói chung cũng đó bắt đầu quen dần với việc trao đổi thông tin và gởi báo cáo qua hệ thống này.

- Về đơn vị phụ trách ứng dụng CNTT

Đây là giai đoạn mà nhiệm vụ ứng dụng CNTT trong các CQNN được giao Ban quản lý Đề án 112 của tỉnh An Giang. Sau đó, giống như các tỉnh, thành khác, An Giang đó thành lập Trung tâm Tin học là đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc Văn phũng UBND tỉnh An Giang chịu tránh nhiệm triển khai ứng dụng CNTT ở các cơ quan quản lý nhà nước gồm các Sở, Ban ngành và huyện, thị, thành phố. Đơn vị này chính là đơn vị chủ lực để triển khai Đề án 112, đồng thời quản lý trực tiếp Trung tõm tớch hợp dữ liệu của tỉnh;

Tổng số nhân sự của đơn vị này là 14 người, trong đó có 06 nhân sự là trỡnh độ Đại học Tin học nhưng chủ yếu phụ trách về phần cứng và quản trị mạng. Nhân lực chuyên trách phát triển ứng dụng CNTT (phần mềm) là không có. Đây là một hạn chế rất lớn, cho thấy rất rừ giai đoạn này chỉ tập trung vào phát triển hạ tầng kỹ thuật, chưa hề có sự sẵn sàng nào cho việc phát triển ứng dụng CNTT ở các CQNN nói chung.

Thêm vào đó, như đó nờu về sự chưa hợp lý về vị trí của đơn vị này trong hệ thống quản lý của chớnh quyền, do hạn chế về quyền lực nờn việc triển khai cỏc dự ỏn thường kéo dài và không hiệu quả. Một khó khăn nữa về mặt tổ chức, các sở, ban ngành, huyện, thị, thành không có biên chế nào cho cán bộ CNTT chuyên trách. Do đó, nhân sự CNTT được tuyển vào thường làm công tác hành chính, văn thư và kiêm phụ trách quản lý việc ứng dụng CNTT trong đơn vị. Điều này gây nhiều khó khăn về mặt tổ chức triển khai thực hiện và công tác tuyển dụng, cũng như “giữ chân” nguồn nhân lực CNTT lâu dài trong bộ máy.

Ngoài ra, ở giai đoạn này cũn có thêm 2 đơn vị khác phụ trách việc ứng dụng CNTT trong Chính quyền tỉnh An Giang, đó là: Trung tâm Tin học – Văn Phũng UBND, Trung tõm Tin học – Sở KHCN và Sở BCVT. Do hạn chế về quyền hạn, nhiệm vụ và chức năng chưa rừ ràng, cũn chồng chộo nờn việc ứng dụng CNTT trong Chính quyền tỉnh An Giang xuất hiện nhiều bất cập, triển khai bị trùng lấp trong đào tạo và đầu tư trang thiết bị. Cụ thể là nhiều cán bộ, công chức, viên chức được đạo tạo nhiều lần cùng một nội dung tin học căn bản và tương tự đối với việc đầu tư trang thiết bị.

- Về văn bản pháp lý

Tỉnh đó ban hành một số văn bản quan trọng về CNTT như: (i)Quy định về quản lý và sử dụng hệ thống thư điện tử của tỉnh An Giang theo Quyết định số 2536/2005/QĐ-UBND ngày 12/9/2005 của UBND tỉnh; (ii) Quy chế vận hành hệ thống thông tin điện tử Tổng hợp KT-XH trên địa bàn tỉnh An Giang theo Quyết định số 2693/2005/QĐ-UBND ngày 28/9/2005 của UBND tỉnh, Quy chế này quy định chính thức 50 loại biểu mẫu báo cáo qua mạng tin học, trong đó có 46 loại báo cáo của 28 cơ quan cấp tỉnh và 04 loại biểu mẫu báo cáo qua mạng tin học cho 11 huyện, thị xó, thành phố trong tỉnh; đồng thời quy định chế độ cập nhật thông tin và gửi báo cáo qua mạng tin học diện rộng của tỉnh; (iii) Chỉ thị số 26/2005/CT-UBND ngày 12/12/2005 của UBND tỉnh giao chiệm vụ cho lónh đạo các Sở, Ban ngành, huyện, thị, thành phố vận hành hệ thống thông tin điện tử trên mạng diện rộng của tỉnh; (iv) Quyết định số 21/2006/QĐ-UBND ngày 27/4/2006 Về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020; (v) Công văn số 2530/UBND-TTTH ngày 14/8/2006 của UBND tỉnh về "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hành chính".

- Một số vấn đề về kinh phí

Theo dự toỏn thỡ tổng kinh phớ đầu tư cho Đề án 112 là 31,73 tỉ đồng được chia đều 50% từ ngân sách Trung ương và 50% từ ngân sách địa phương. Việc phân bổ kinh phí cho các hạng mục theo từng năm từ 2002-2005 được thể hiện qua biểu đồ sau:

Hỡnh 2.6: Tỉ lệ phân bố kinh phí các hạng mục cho giai đoạn 2001-2005

64,08%0,20% 0,20% 16,41% 45,66% 29,55% 21,20% 14,07% 1,52% 5,24% 2,08% 0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00% 70,00% 2002 2003 2004 2005 Hạ tầng kỹ thuật Phần mềm Đào tạo Bảo trì Quản lý - điều hành

Nguồn: Ban quản lý Đề án 112 tỉnh An Giang

Nếu căn cứ vào dự toán trên, có thể thấy rừ việc phân bổ cho đào tạo chưa được hợp lý lắm. Lẽ ra phải tập trung đào tạo ở những năm đầu, đào tạo cần đi trước một bước. Những hạng mục cũn lại được phân bổ tương đối hợp lý hơn. Nếu ở những năm đầu mức độ đầu tư cho trang thiết bị và hạng tầng kỹ thuật chiếm tỉ lệ cao nhất (45,66%) nhưng được phân bổ và giảm dần cho các năm sau (16,41%); tương ứng, tỉ lệ cho chi phớ quản lý - điều hành và bảo trỡ tăng dần cho các năm sau.

Trong thực tế, tuy toàn bộ đề án được phê duyệt với tổng số vốn lên đến 32,895 tỉ đồng nhưng khi triển khai chỉ có 02 dự án thành phần là Trang thiết bị tin học và Trung tâm tích hợp dữ liệu được duyệt với tổng vốn đầu tư là 12,815 tỉ đồng. Tức là chỉ đầu tư chủ yếu cho trang thiết bị, hạ tầng kỹ thuật; Riêng về đào tạo cán bộ, công chức, được căn cứ vào danh sách của tỉnh đưa ra, Ban điều phối Đề án 112 của Chính phủ sẽ hợp động trực tiếp với các đơn vị đào tạo CNTT trong tỉnh An Giang.

Tính đến thời điểm ngày 31/12/2006 (kết thúc triển khai) kinh phí thực tế được giải ngân chi cho 2 dự án thành phần trên là là 6,062 tỉ đồng (chiếm 78,5%

tổng kinh phí ghi vốn); riêng kinh phí cho đào tạo đến thời điểm hiện tại vẫn cũn tồn nợ trên 1 tỉ đồng chưa giải quyết được;

Ngoài các kết quả của Đề án 112 trong giai đoạn này, năm 2003, UBND tỉnh An Giang đó chỉ đạo xây dựng trang web tỉnh An Giang (www.angiang.gov.vn) và giao cho Trung tâm Tin học của Sở Khoa học - Công nghệ - Môi trường quản lý về nội dung. Tuy không nằm trong doanh mục đầu tư của Đề án 112 nhưng đến 2005, trang web này được giao về Trung tâm Tin học – UBND tỉnh quản lý để quản lý thống nhất với Trang web văn bản quy phạm pháp luật và đảm bảo thông tin được cập nhật thường xuyên hơn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý của chính quyền tỉnh An Giang docx (Trang 66 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)