B. Nguồn nhân lực cho CNTT
2.3.1. Những tác động tích cực
- Sự phát triển mạnh của hạ tầng kỹ thuật. Có thể nói Đề án 112 ở An Giang đó tạo nền tảng cho sự đầu tư và phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTT phục vụ tin học húa quản lý hành chớnh trong tỉnh An Giang. Các cơ quan hành chính, các Văn phũng UBND huyện, thị, thành phố đó chuyển từ sử dụng mỏy tớnh đơn lẻ sang sử dụng mạng máy tính, dùng Internet để tra cứu thông tin, văn bản pháp luật. Đặc biệt là việc đầu tư xây dựng Trung tâm tích hợp dự liệu cho tỉnh là một định hướng đúng đắn cho xu hướng phát triển và tích hợp ứng dụng sau này.
- Thay đổi cơ bản về thói quen ứng dụng CNTT trong các CQNN và cả ở người dân, các doanh nghiệp trong tỉnh An Giang. Thể hiện qua việc dùng hệ thống email để trao đổi thông tin hàng ngày, khai thác thông tin trên Internet, truy cập hệ thống quản lý văn bản pháp luật ở các CQNN, việc sử dụng các dịch vụ công được cung cấp, gởi câu hỏi, thắc mắc qua các trang web, email liên hệ với các cơ quan quản lý nhà nước của người dân, của các doanh nghiệp đó cho thấy sự thay đổi cơ bản về thói quen và nhận thức về ứng dụng CNTT trong tỉnh.
- Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống Internet và thị trường CNTT ở An Giang trong những năm 2004-2005, đó góp phần đẩy mạnh sự phát triển về hạ tầng
thông tin, mở ra cơ hội tiếp những nguồn tri thức mới gúp phần nõng cao trỡnh độ, kiến thức của người dân nói chung và chính quyền An Giang nói riêng. Tạo nền tảng cho việc ứng dụng và phát triển và ứng dụng CNTT ở An Giang ở những năm sau.
- Sự quan tõm của lónh đạo tỉnh An Giang đến việc ứng dụng CNTT ngày được cũng nâng lên qua việc ban hành Kế hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 của tỉnh An Giang đó gúp phần định hướng việc triển khai ứng dụng CNTT trong cơ quan trong tỉnh trong những năm sau.
Có thể nói ở giai đoạn 2001 - 2006 chính là sự chuẩn bị sẵn sàng về hạ tầng kỹ thuật. Sang giai đoạn 2007 - tháng 6/2008, tuy là giai đoạn có nhiều khó khăn nhưng số lượng cơ quan kết nối Internet với băng thông rộng đó đạt 93,73%, chất lượng của cán bộ, công chức, viên chức ở giai đoạn này cao hơn rất nhiều so với giai đoạn 2001-2006 (Biểu đồ 2.2). Tuy việc ứng dụng CNTT trong các CQNN có dấu hiệu bị chậm lại như việc sử dụng email không có dấu hiệu tăng trưởng. Nhưng một số đơn vị cũng đó có sự đột phát trong việc cung cấp một số dịch vụ công lên Internet. Số lượng người sử dụng các thông tin và dịch vụ được cung cấp trên các trang web này khá đông cũng là một dấu hiệu tốt cho thấy hiệu quả của nó.
Ngoài ra, bên cạnh Đề án 112 giai đoạn 2001-2005 thỡ Đề án Tin học hóa hoạt động các cơ quan đảng tỉnh An Giang giai đoạn 2001-2005 (Đề án 47) cũng được triển khai với mức tổng kinh phí đầu tư thực tế là 7,65 tỉ. Tuy hai đề án này được triển khai độc lập nhưng có thể nói chúng cùng tạo nên những thay đổi đáng kể về hạng tầng kỹ thuật và trong nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và cả người dân, doanh nghiệp ở An Giang.