Thị trường nước ngoà

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 110 - 112)

IV. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006

b)Thị trường nước ngoà

Mở rộng thị trường xuất khẩu là khâu đột phát trong chiến lược phát triển xuất khẩu hàng dệt may, là một trong những nhân tố quyết định sự tăng trưởng của ngành dệt may Việt Nam.

Trong thời gian tới khi Việt Nam chưa trở thành thành viên chính thức của WTO, xuất khẩu dệt may Việt Nam được mở rộng hơn nữa ra thị trường thế giới và sẽ phải đối mặt với cạnh tranh khốc liệt từ các nước xuất khẩu hàng dệt may như Ấn Độ, Pakistan, Srilanca và đặc biệt là Trung Quốc. Để nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may nước ta trên thị trường quốc tế, cần thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ từ hạ giá thành sản xuất, đa dạng hoá kiểu dáng, mẫu mã cho tới liên kết hợp tác trong ngành, xây dựng thương hiệu, tập trung phân khúc thị trường mà Việt Nam có thế mạnh, hình thành các trung tâm giao dịch…

Để cạnh tranh và thâm nhập vào thị trường, các nhà xuất khẩu đặc biệt là Trung Quốc đã thành công trong việc giảm giá thành sản phẩm và mở rộng quy mô hoạt động. Khả năng cạnh tranh về giá thành của Việt Nam bị hạn chế bởi quy mô sản xuất không lớn, còn hạn chế, công nghệ lạc hậu, nguồn nguyên liệu phải nhập khẩu nên không thể áp dụng chính sách như Trung Quốc. Có thể thấy khả năng tiếp thị, tiếp cận thị trường bên ngoài cũng là yếu tố quan trọng để tăng thị phần xuất khẩu hàng dệt may Việt

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển

Nam. Do đó, giải pháp chung để mở rộng thị trường xuất khẩu là:

(1) Về phía doanh nghiệp: phải nắm vững và xử lý cho được những yêu cầu của từng thị trường trong tổng thể chung.

Một đặc điểm mà các doanh nghiệp Việt Nam cần phải quan tâm khi tham gia vào thị trường Hoa Kỳ là các doanh nghiệp thương mại của Mỹ chỉ nhập khẩu trọn gói các sản phẩm dệt may ( nhập theo hình thức FOB ) mà không thích nhập khẩu theo hình thức gia công. Do đó để mở rộng khả năng tiếp cận thị trường Mỹ, các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ thị trường, thói quen tiêu dùng, mẫu mốt sản phẩm để có cách chào hàng phù hợp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may cần phải tìm hiểu các nguyên tắc, luật lệ chung của liên bang cũng như của từng bang trong các hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu…khi xâm nhập vào thị trường này.

Để có thể thâm nhập sâu hơn vào thị trường EU, cần nhanh chóng đổi mới công nghệ để có thể đáp ứng được nhu cầu phức tạp và đa dạng của sản phẩm của khu vực thị trường này. Bên cạnh đó, cần phải tìm và hiểu các chính sách, biện pháp quản lý xuất nhập khẩu của EU mặc dù đây là việc rất khó, thường xuyên mất nhiều thời gian và tốn kém.

Muốn xâm nhập sau hơn nữa vào thị trường Nhật Bản, vấn đề cốt yếu nhất là phải nâng cao chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may phải nghiên cứu kỹ tiêu chuẩn chất lượng JIS và áp dụng vào quá trình sản xuất hàng dệt may xuất sang Nhật Bản. Bên cạnh đó cần phải tăng cường quan hệ để mở rộng bạn hàng, nắm lấy một số nhà phân phối chính.

Về vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế, hàng DMVN không thể cạnh tranh về giá cả với các nước như Trung Quốc, Ấn Độ hay Inđonêsia vì các nước này không phải nhập nhiều nguyên liệu các sản phẩm dệt may như Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam cần phải có chiến lược phát triển bằng việc nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua việc đẩy mạnh áp dụng hệ thống CSM (hệ thống được các nhà bán lẻ hàng đầu tại các thị trường Châu Âu, Nhật Bản, Mỹ công nhận rộng rãi) và đảm bảo thời gian giao hàng nhanh. Bên cạnh đó, các doanh

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển

nghiệp dệt may Việt Nam cần chú ý đến khâu thiết kế sản phẩm với mẫu mã phù hợp. Mỗi doanh nghiệp nên học tập các nhà phân phối hàng dệt may lớn nhất trên thế giới để thiết lập một loại sản phẩm nổi bật cho mình và các bộ sưu tập theo mùa.

Các doanh nghiệp nên chú ý đến việc xây dựng và đăng ký thương hiệu cho sản phẩm của mình, cả trong nước và thị trường mục tiêu, tự tìm cho mình một mặt hàng chuyên biệt khi thâm nhập vào thị trường thế giới, tăng cường các chuỗi liên kết giữa các doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh.

(2) Về phía ngành Dệt May:

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 110 - 112)