Thương hiệu sản phẩm

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 51 - 52)

III. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001

c. Thương hiệu sản phẩm

Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa khẳng định được nhãn mác và thương hiệu sản phẩm trên thị trường thế giới. Các hoạt động tiếp thị, quảng bá sản phẩm, nhãn hiệu của các doanh nghiệp tại các thị trường còn hạn chế. Đó là một khó khăn, thách thức rất lớn đối với ngành khi phải cạnh tranh với các nước xuất khẩu khác.

Phần lớn hàng may mặc hiện nay được thực hiện dưới dạng hợp đồng gia công, trong đó người mua cung cấp cho nhà sản xuất trong nước vải nhập khẩu hoặc cả máy móc, sau đó mua lại thành phẩm. Mẫu mã sản phẩm chủ yếu do khách hàng cung cấp.

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2003 đạt 3,69 tỷ USD. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, để kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may có thể tăng cao hơn trong những năm tới thì ngoài những vấn đề về thị trường,

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển

hạn ngạch và xúc tiến thương mại, việc phát triển thương hiệu cho hàng DMVN là một vấn đề hết sức quan trọng.

Trong cuộc cạnh tranh gay gắt đang diễn ra trên thế giới, mối quan tâm hàng đầu và thường trực đối với các nhà tiếp thị hiện nay là làm thế nào để nhãn hiệu hàng hoá của họ được người tiêu dùng biết đến, yêu thích và lựa chọn trong vô vàn những sản phẩm cùng loại trên thị trường. Điều này buộc các doanh nghiệp DMVN cần xây dựng chiến lược gia tăng hình ảnh, uy tín và danh tiếng công ty thông qua thương hiệu riêng. Hiện nay một số doanh nghiệp của ngành Dệt – May đã có chiến lược đầu tư mạnh vào phát triển thương hiệu. Những thương hiệu lớn như An Phước, WOW, Vera, Thái Tuấn…đã được cả khách hàng trong nước và ngoài nước biết đến và đánh giá chất lượng sản phẩm tốt. Để đạt được điều này, các công ty May An Phước, Dệt Thái Tuấn đã có hẳn một chương trình phát triển khá bài bản. Điển hình như công ty May An Phước, ngay từ đầu những năm 1990, khi mà nhiều doanh nghiệp chưa hề quan tâm đến thương hiệu riêng, thì An Phước, với quy mô chỉ là một cơ sở may mặc, những đã đăng ký với Cục sở hữu Công nghiệp (nay là Cục sở hữu Trí tuệ ) để bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của mình. An Phước chủ trương phát triển thương hiệu theo sản phẩm. Không chỉ có vậy, An Phước đã hợp tác với Hãng Pierre Cardin (Pháp) để sản xuất hàng hoá mang nhãn hiệu An Phước. Đến nay, nói tới sản phẩm may mặc nhãn hiệu Pierre Cardin, khách hàng có thể nhận biết ngay đó là sản phẩm của Công ty may An Phước. Hay như công ty Dệt Thái Tuấn đang có chủ trương đưa sản phẩm gấm may áo dài vào thị trường Mỹ, nơi có đông đảo người Việt đang sinh sống, nhằm xây dựng hình ảnh thương hiệu sản phẩm của mình với chính người tiêu dùng Hoa Kỳ.

Tuy nhiên thương hiệu ngành Dệt May Việt Nam chưa thể hiện đầy đủ ý nghĩa của hàng hoá Việt Nam và chưa gây ấn tượng sâu sắc và tác động mạnh vào khách hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w