Thực trạng về môi trường và phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 58 - 60)

III. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001

5.Thực trạng về môi trường và phát triển bền vững

Nói đến chất lượng tăng trưởng, một khía cạnh vô cùng quan trọng không thể không đề cập đến là vấn đề về đảm bảo môi trường.

Trong các công đoạn của ngành dệt may thường phát sinh các loại bụi bông, các loại hơi hoá chất như: hơi axít, xút, hơi thuốc nhuộm v.v… Những khí thải này thường làm cho tiêu chuẩn không khí trong nhà xưởng không đạt các tiêu chuẩn vệ sinh lao động. Những tác động tới môi trường phải kể đến là:

- Ngành dệt may sử dụng một lượng nước lớn cho giặt, nhuộm, hoàn tất, nồi hơi…Nước thải của ngành dệt nhuộm có chứa các loại hoá chất, thuốc nhuộm không tận trích được của các công đoạn hồ sợi, tẩy và nhuộm vải, các loại dầu mỡ, các loại bông xơ... Theo số liệu thống kê toàn ngành dệt may thải ra môi trường khoảng 20 – 30 triệu m3 nước thải/năm. Trong đó mới có khoảng 10% tổng lượng nước thải đã qua xử lý, số còn lại đều thải thẳng ra cống thoát hoặc mương tiêu thoát.

- Bụi bẩn trong công đoạn kéo sợi, dệt vải, may có thể gây ra cho người lao động những bệnh liên quan đến đường hô hấp. Theo các số liệu đo được, thông thường nồng độ bụi ở công đoạn kéo sợi từ 1,10 – 3,44 mg/m3; ở công đoạn dệt từ 1,16 – 1,50 mg/m3; ở công đoạn may từ 0,93 – 1,15 mg/m3.

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển

- Các thiết bị làm lạnh và điều hoà trung tâm trong các công nghệ kéo sợi, công nghệ dệt và trong các dây chuyền may thường sử dụng các môi chất lạnh như acmôniác, CFC…Do thiết bị đã cũ nên trong quá trình vận hành và bảo dưỡng lượng môi chất lạnh rò rỉ tới 15 – 20%, gây tác động ngay đến sức khoẻ của con người và làm suy giảm tầng ôzôn…

Ngoài ra còn do một số nguyên nhân gây phát thải các chất độc hại ra môi trường như:

- Do thiết bị, công nghệ lạc hậu, quy trình bất hợp lý còn chứa tỷ lệ cao những loại hoá chất - thuốc nhuộm dư.

- Chi phí đầu tư, chi phí vận hành các hệ thống xử lý còn quá lớn so với tiềm lực của các doanh nghiệp.

- Nhận thức của các doanh nghiệp còn hạn chế, chưa có biện pháp chế tài đủ mạnh đối với các cơ sở vi phạm về bảo vệ môi trường.

- Về nhiên liệu, ngành dệt may thường sử dụng 2 loại nhiên liệu cho lò hơi là than hoặc dầu FO và xăng dầu cho phương tiện vận tải, nâng hạ, bảo trì…khi cháy cũng phát thải các chất gây tác động xấu tới môi trường. Ngoại trừ một số nồi hơi có hệ thống xử lý tách bụi và một số phương tiện vận tải nhập khẩu có tiêu chuẩn khí thải phù hợp với quy định ở một số nước công nghiệp phát triển, còn lại phần lớn thường chưa được xử lý trước khi phát thải vào môi trường nên khi hoạt động đều thải ra môi trường các khí thải vượt quá nồng độ cho phép, gây tác động xấu tới môi trường.

Hiệp hội Dệt May Việt Nam cho biết, quản lý môi trường là một trong những lĩnh vực quản lý yếu nhất của ngành dệt may. Cho đến nay, trong ngành vẫn có doanh nghiệp dệt chưa có hệ thống xử lý nước thải. Cả nước hiện chưa có phòng thí nghiệm xác nhận sản phẩm đạt nhãn mác sinh thái, chưa có doanh nghiệp nào được chứng nhận nhãn mác sinh thái trên sản phẩm xuất khẩu. Toàn ngành chỉ có 5 doanh nghiệp được cấp chứng nhận quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000.

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 58 - 60)