Chi phí dịch vụ Chi phí vận chuyển

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 43 - 45)

III. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001

b.Chi phí dịch vụ Chi phí vận chuyển

Chi phí vận chuyển

Nhìn chung giá nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp dệt may Việt Nam và Trung Quốc không cách xa nhau mấy, nhưng tổng giá thành lại có sự cách biệt do nhiều chi phí phát sinh, đặc biệt là chi phí vận chuyển. Có nhiều nguyên nhân khiến cho chi phí này ở Việt Nam cao hơn các nước khác. Thứ nhất là do chi phí sử dụng cảng cao do độc quyền vì hầu hết các cảng được điều hành bởi các công ty nhà nước. Thứ hai là cảng của Việt

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển

Nam nhiều nhưng nhỏ, tầu lớn không vào được nên phải mất thêm chi phí chuyển tải đến Singapore hoặc một cảng khác trước khi đưa ra tầu lớn. Chí phí vận chuyển cao còn do các chi phí không chính thức khi làm thủ tục hải quan, nhất là khi xuất nhiều lô nhỏ cần phải xin giấy phép nhiều lần. Chất lượng đường xá và xe tải đang là một vấn đề khiến giá thành vận chuyển cao. Hệ thống đường sá Việt Nam nhỏ hẹp làm phát sinh nhiều khoản chi phí không đáng có như phải đi đường vòng do làm đường, xe trọng tải lớn chỉ được đi vào ban đêm, ban ngày lái xe phải nghỉ dọc đường…không kể đến các loại phí vận tải và các loại phí thông thường. Theo thống kê chưa đầy đủ, xuất nhập khẩu bằng đường biển, đường hàng không có trên 20 loại phí. Ví dụ, phí phát hành lệnh giao hàng đường biển từ 50.000 đồng đến 120.000 đồng/bộ chứng từ, đường hàng không từ 200.000 đồng đến 350.000 đồng/bộ chứng từ, phí nâng hạ container từ 480.000 đồng đến 610.000 đồng loại 40 feet tuỳ theo cảng biển, phí đại lý từ 10 USD đến 30 USD/bộ chứng từ. Nếu cải thiện được tình trạng này có thể sẽ giúp doanh nghiệp hạ giá thành vận chuyển ít nhất là 30%.

Bên cạnh đó, hệ thống cảng biển Việt Nam quá nhỏ, chưa đồng bộ, năng lực bốc xếp cũng như khả năng tiếp nhận tàu trọng tải lớn thấp, dẫn đến không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển trong nước và quốc tế. Dọc chiều dài bờ biển nước ta có 91 cảng và điểm cảng, nhưng hầu hết chưa đạt quy mô quốc tế, công suất khoảng trên dưới 1 triệu tấn hàng hoá/năm, hiện nay mới có duy nhất cụm cảng Thị Vải - Vũng Tàu có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải 50.000 DWT, sau đó là cảng Sài Gòn 20.000 DWT và cảng Hải Phòng 10.000 DWT. Phí cảng biển cao; phí dịch vụ ở cảng Sài Gòn cao hơn mức bình quân trong khu vực là 146% còn ở cảng Hải Phòng con số này là 64%. Phí giao nhận hàng bằng container của Việt Nam cao gấp 3 lần Singapore, khoảng 2,5 lần so với Malaysia, 2 lần so với Indonesia. Gần đây, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã kiến nghị tới Chính phủ nhằm qui hoạch lại các cảng biển và đặc biệt lưu ý các cảng cho tầu công-ten-nơ, nên

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển

cổ phần hoá việc điều hành cảng để tạo nên sự cạnh tranh và giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hạ chi phí.

Chi phí về cơ sở hạ tầng

Đối với chi phí điện, tiền điện hiện nay của Việt Nam là 7 cents/KWh, cao hơn phí điện năng của Trung Quốc (4,8 - 6). Cước dịch vụ viễn thông Việt Nam cao gấp 3,5 lần Singapore, 2 lần so với Thượng Hải, hơn 2,5 lần so với Băng Cốc. Giá điện kinh doanh tại Việt Nam là 0,07 US cent/KWh, trong khi ở Băng Cốc là 0,03 US cent/KWh. Chi phí hoạt động nhà cửa, khấu hao, điện nước... trên một đồng vốn vay ngân hàng là 4,2%, cao gấp 2 lần Malaysia. Xu hướng trong thời gian tới, giá điện sẽ ngày càng tăng cao. Gần đây nhất sẽ là việc tăng giá điện lên 20% kể từ ngày 1/7/2006, chi phí tiền điện trong giá thành sản phẩm dệt may chắc chắn sẽ tăng lên ít nhất từ 5-7%.

Chi phí cơ sở hạ tầng cũng ở mức cao, Trung Quốc là 10-12 USD/m2/50 năm, thấp hơn nhiều so với mức chi phí hiện tại của Việt Nam.

Công đoàn phí

Một chi phí khác cũng góp phần làm tăng chi phí cho ngành may là công đoàn phí. Theo qui định của Nhà nước, phí công đoàn là 2% tổng thu nhập của người lao động và chi phí này do chủ doanh nghiệp đóng. Do dệt may là ngành sử dụng nhiều lao động nên cơ cấu chi phí nhân công rất lớn, chiếm 50-60% trên đơn giá gia công, có nghĩa là công đoàn phí chiếm tới 1% giá thành sản phẩm, quá cao. Hiện nay tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chủ doanh nghiệp không phải đóng công đoàn phí nữa và khoản này do công đoàn viên tự đóng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 43 - 45)