Những bài học kinh nghiệm rút ra cho ngành Dệt May Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 28 - 30)

V. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY.

4.Những bài học kinh nghiệm rút ra cho ngành Dệt May Việt Nam

Một là, ngành Dệt May đóng vai trò là ngành đi tiên phong trong quá trình công nghiệp hoá. Đây là ngành có thể giải quyết được một khối lượng lớn công ăn việc làm, lại không đòi hỏi lao động phải có trình độ cao. Ngành Dệt May sản xuất ra những mặt hàng thiết yếu cho con người, một mặt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, đồng thời được xuất khẩu để thu về ngoại tệ, góp phần tích luỹ cho phát triển. Hơn thế nữa ngành này không đòi hỏi quá nhiều vốn, do vậy mang lại rất nhiều thuận lợi trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Thứ hai là bài học về sản xuất nguyên liệu đầu vào cho ngành dệt may. Hầu hết trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, ngành dệt may của tất cả các nước đều phải nhập khẩu nguyên liệu, đặc biệt là nguyên liệu cho ngành dệt. Nó phản ánh quy luật tất yếu của quá trình phát triển. Tuy nhiên nếu kéo dài tình trạng này thì ngành dệt may các nước sẽ rất bị động trong sản xuất và kinh doanh, giá trị gia tăng sẽ không nhiều dù cho xuất khẩu

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển

cao như thế nào. Từ đòi hỏi cấp bách này, các nước đã nhanh chóng tiến hành thay thế nhập khẩu, hướng ra xuất khẩu bằng cách quan tâm nhiều hơn đến phát triển các vùng nguyên phụ liệu. Việc đảm bảo nguyên liệu đầu vào là một nhân tố hết sức quan trọng cho sự phát triển ổn định, bền vững và hiệu quả của ngành dệt may.

Thứ ba là bài học về áp dụng công nghệ tiên tiến, một bài học không thể phủ nhận, đặc biệt trong thời đại của khoa học và công nghệ như hiện nay. Nhật Bản là một điển hình cho sự tăng trưởng vượt bậc và chắc chắn nhờ áp dụng khoa học công nghệ. Thành tựu thần kỳ được cả thế giới ngưỡng mộ của Nhật Bản bắt nguồn từ khả năng áp dụng nhanh chóng các công nghệ vào tất cả các khâu của quá trình sản xuất và kinh doanh. Nhờ vậy Nhật Bản luôn đi trước các nước khác về số lượng, chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm.

Ngành công nghiệp dệt may là ngành kinh tế phát triển nổi bật nhất của Nhật Bản trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa. Bằng việc cơ khí hoá ngành xe sợi và ngành dệt, Nhật Bản đã chiếm lĩnh được thị trường trong nước mà không cần nhờ tới bảo hộ mậu dịch. Ngành xe sợi là ngành đầu tiên có số lượng xuất khẩu vượt nhập khẩu và trở thành ngành công nghiệp xuất khẩu, sau đó ngành dệt cũng đã nhanh chóng trở thành một ngành công nghiệp xuất khẩu, góp phần làm cho ngành công nghiệp dệt may Nhật Bản tiến một bước dài trong lịch sử phát triển của mình. Nhờ đó công nghiệp dệt may Nhật Bản đã có được mức tăng trưởng vững chắc và liên tục trong một thời gian dài.

Thứ tư là có chính sách thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường EU, nhất là đối với các nhà đầu tư từ EU. Điều này sẽ tạo điều kiện cho hàng may mặc Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh nhờ chất lượng cao, đa dạng mẫu mã sản phẩm và tính thời trang do các nhà đầu tư EU dễ dàng nắm bắt xu hướng tiêu dùng hàng may mặc của khách hàng EU.

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 28 - 30)