Sự mất cân đối giữa ngành Dệt và ngành May

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 48 - 50)

III. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001

2.Sự mất cân đối giữa ngành Dệt và ngành May

Dệt và May là hai ngành công nghiệp nhỏ, gắn liền với nhau, có tác dụng bổ trợ cho nhau, sản phẩm của ngành dệt là đầu vào thiết yếu cho ngành may. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia có ngành công nghiệp Dệt May phát triển cho thấy tất cả các nước này đều tiến hành chuyên môn hóa, hiện đại hoá ngành Dệt trước sau đó mới tiếp tục chuyên môn hóa ngành May. Điều đó đủ chứng tỏ vai trò quan trọng và tiên phong của ngành Dệt. Là một nước đi sau, Việt Nam có nhiều cơ hội áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất để có thể đồng thời đầu tư phát triển cho cả ngành Dệt và ngành May mà không cần phải tuần tự tiến hành các bước như các nước khác.

Tuy nhiên thực tế đã cho thấy một tình trạng đầu tư mất cân đối giữa hai ngành Dệt và May. Chúng ta có một ngành May năng động bên cạnh một ngành Dệt kém hiệu quả. Ngành Dệt – May mới chỉ chú trọng đầu tư vào lĩnh vực May mà ít quan tâm đến lĩnh vực Dệt, nguồn cung cấp đầu vào chủ yếu cho ngành May.

- Về số lượng các doanh nghiệp, theo thống kê của Hiệp hội Dệt May, ngành dệt may Việt Nam hiện có hơn 2000 doanh nghiệp. Trong đó:

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển

Sản xuất nguyên liệu và kéo sợi: 96 doanh nghiệp Sản xuất dệt và hoàn tất : 388 doanh nghiệp Sản xuất may mặc : 1.446 doanh nghiệp Sản xuất phụ trợ và phụ liệu : 35 doanh nghiệp Hoạt động thương mại dịch vụ : 265 doanh nghiệp

Biểu 1: Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phân theo nhóm sản phẩm

Nguồn: Hiệp hội Dệt May Việt Nam

Có thể thấy số doanh nghiệp trong lĩnh vực may chiếm một số lượng đông đảo hơn, 64,8 % tổng số doanh nghiệp dệt may.

- Về thiết bị công nghệ hiện đại: Mặc dù ngành dệt ra đời và được đầu tư sớm hơn ngành may nhưng hiện nay thiết bị công nghệ ngành may đã được đổi mới tới 95%, song ở ngành dệt chỉ từ 40 - 45%. Trong khi trình độ công nghệ ngành may Việt Nam không cách xa mấy so với mức tiên tiến trên thế giới với các dây chuyền sử dụng hầu hết là thiết bị chuyên dụng có

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển

trình độ tự động hoá cao và áp dụng phổ biến các phần mềm quản lý và thiết kế kỹ thuật; thì khoảng 60% thiết bị công nghệ ngành dệt đã được sử dụng trên 10 năm, thậm chí là 20 năm, chất lượng trung bình, phần lớn tại các doanh nghiệp dệt, máy móc đã xuống cấp nghiêm trọng, ngoại trừ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong ngành dệt, khâu nhuộm hoàn tất là khâu quan trọng nhất nhưng lại được đầu tư yếu nhất, dẫn đến sự không đồng bộ giữa các khâu, gây nên sự lãng phí không cần thiết. Ngoài việc còn tồn tại một lượng lớn các thiết bị quá lạc hậu, ngành dệt hiện nay còn thiếu kỹ năng chuyên môn ngành dệt như vấn đề quản lý kỹ thuật, công tác phát triển mặt hàng mới chưa được chú trọng, chưa tạo ra bước đột phá về chất lượng vải dệt.

Sự mất cân đối nghiêm trọng giữa ngành dệt và ngành may khiến cho khả năng liên kết giữa hai ngành này là vô cùng yếu, không tạo được một sự bứt phá cần thiết cho toàn ngành Dệt - May.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 48 - 50)