trực tiếp thúc đẩy ngành dệt phát triển, góp phần tăng cường mối liên hệ sản xuất giữa các ngành, góp phần tạo cơ hội hấp hẫn để thu hút đầu tư ( kể cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài) do đây là ngành cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành may.
Hướng phát triển ngành may và các vấn đề ưu tiên
- Trước hết ngành may phải tăng cường khả năng cạnh tranh hơn nữa nếu giải quyết được những trở ngại trong quản lý sản xuất để nâng cao
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển năng suất lao động. Mặc dù ngành may là ngành có sức cạnh tranh xuất khẩu tương đối do giá gia công thấp, song như đã phân tích ở Phần thực trạng, năng suất lao động của các doanh nghiệp may vẫn ở mức thấp. Với năng lực hiện tại của ngành may, các doanh nghiệp cũng cần quan tâm nhiều hơn nữa tới công tác đào tạo, quản lý nguồn nhân lực, quản lý chất lượng, tăng cường công tác thị trường. Và quan trọng nhất là phải có sự liên kết, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp tránh bị ép giá gia công và tăng năng lự giao hàng.
- Đa dạng hoá và nâng cao đẳng cấp mặt hàng; phát triển các mặt hàng có giá trị gia tăng cao; những mặt hàng không chịu áp đặt hạn ngạch. Các nhà máy Việt Nam còn sản xuất phần lớn các mặt hàng sản phẩm trung bình như sơ mi, áo jacket, thể thao…từ vải bông, vải pha T/C, vải polyeste; tỷ lệ các mặt hàng có giá trị gia tăng thấp. Để đa dạng hoá và nâng cao đẳng cấp mặt hàng cần nâng cao kỹ năng quản lý về phát triển sản phẩm và giao hàng, chú trọng khâu thiết kế và công nghệ phù hợp.
- Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ cho ngành may trong các hoạt động, tạo các nguồn lực hỗ trợ nguồn nguyên liệu, phụ liệu cho ngành may xuất khẩu. Các hoạt động này có thể thực hiện thông qua việc xây dựng các trung tâm cung cấp nguyên phụ liệu; đầu tư mới một số nhà máy sản xuất phụ liệu; tăng cường các hoạt động thương mại; cung cấp thông tin thị trường, tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật trong kiểm tra phân tích nguyên phụ liệu; tư vấn các rào cản kỹ thuật có thể gặp phải, cũng như từng bước phát triển công tác thiết kế mẫu mã, thúc đẩu ngành may xuất khẩu theo phương thức FOB và đồng thời mỏ rộng thị phần tại thị trường nội địa.
2. Thứ hai , ưu tiên thứ hai là sản xuất vải và phụ liệu phục vụ may xuất khẩu. Trong sản xuất vải, khâu nhuộm – hoàn tất đóng vai trò quan trọng khẩu. Trong sản xuất vải, khâu nhuộm – hoàn tất đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng vải đáp ứng được yêu cầu của thị trường về giá cả và chất lượng, làm tăng lòng tin của khách hàng.
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển
- Cạnh tranh về cung cấp hàng dệt sẽ ngày càng tăng. Từ sau năm 2005, thuế hàng dệt sẽ giảm, vải của các nước thuộc ASEAN có sức cạnh tranh sẽ được sử dụng tại Việt Nam. Chỉ những sản phẩm dệt có sức cạnh tranh quốc tế mới có thể tồn tại.
- Đầu tư vào sợi dệt là phải lựa chọn công nghệ nâng cao chất lượng, tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt, đặc biệt là khâu nhuộm.
- Với ngành dệt nhuộm, bên cạnh đầu tư thiết bị cần đặc biệt quan tâm tới việc chuyển giao công nghệ quản lý và vận hành máy. Trong giai đầu cần có tư vấn quốc tế, sau đó thay thế bằng các chuyên gia Việt Nam. Điều này xuất phát từ thực trạng thiếu hụt trình độ kỹ thuật trong nước đối với công đoạn nhuộm hoàn tất. Trong khi vải dệt sản xuất tại các công ty có vốn đầu tư nước ngoài có khả năng cạnh tranh tương đối thì vải của các doanh nghiệp dệt trong nước sản xuất ra lại không ổn định về chất lượng sản phẩm trong công đoạn nhuộm hoàn tất trong đó một phần là do chất lượng vải mộc bị biến động từ khâu nguyên liệu, kéo sợi và dệt vải. Sự thiếu tích luỹ kỹ thuật trong nước này là một trở ngại mang tính quyết định đến sự phát triển của ngành dệt Việt Nam.
Công đoạn nhuộm hoàn tất đóng một vai trò rất quan trọng để ra đời những sản phẩm dệt có giá trị cao. Công đoạn nhuộm hoàn tất của Việt Nam mắc phải những hạn chế về màu sắc không đồng đều giữa các lô hàng, trong cùng một tấm vải, độ bền mầu còn thấp; và cả những hạn chế trong công đoạn hoàn tất để tạo ra các đặc tính chức năng và hình thức ngoại quan của vải.
Xuất phát từ những hạn chế trên có thể thấy rằng ngành dệt không nên tập trung vào việc mở rộng về số lượng mà nên tập trung vào các khu vực trọng yếu làm tăng chất lượng sản phẩm và lòng tin khách hàng, ví dụ như khâu nhuộm và hoàn tất.
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển
Phát triển nguyên liệu bông xơ cũng cần được quan tâm song phải dựa trên khả năng phát triển của thị trường, cơ sở hạ tầng về tưới tiêu và năng lực sản xuất thực tế. Do còn những khó khăn chưa thể giải quyết về cơ sở hạ tầng cho sản xuất bông có tưới, chủ yếu dựa vào nước trời, cạnh tranh với các cây trồng khác ngày càng gay gắt nên giai đoạn 2006 – 2010 vừa phục hồi sản xuất bông ở các vùng truyền thống, vừa đẩy mạnh sản xuất ở các vùng có lợi thế. Khả năng phát triển diện tích bông xơ khả thi ở mức 20.000 tấn bông xơ vào năm 2010, với doanh thu khoảng 400 tỷ (25 triệu USD).
Trong bối cảnh giá dầu mỏ tăng cao và năng lực cung xơ sợi tổng hợp quá cao so với nhu cầu sử dụng, việc đầu tư sản xuất xơ sợi tổng hợp chỉ hiệu quả ở mức đầu tư lớn và đi từ sản xuất chip, nên chỉ đầu tư nhà máy sợi Polyeste công suất khoảng 120.000 tấn hoặc kêu gọi đầu tư nước ngoài.
3. Một số mục tiêu và phương hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Dệt May trưởng ngành Dệt May
a. Mục tiêu chung:
Phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong cả nước; tạo nhiều việc làm trong xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.
Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành dệt may nhằm đạt các mục tiêu: - Dịch chuyển và tái cơ cấu lại nền kinh tế, đảm bảo sự phát triển đồng đều giữa các khu vực. Hình thành khu vực thiết kế, dịch vụ và thương mại dệt may nhằm lôi cuốn phát triển sản xuất tại các khu vực khác.
- Đảm bảo tạo nhiều việc làm
- Hướng tới sản xuất và kinh doanh các sản phẩm dệt may có giá trị gia tăng cao phục vụ xuất khẩu và đáp ứng thị trường nội địa.
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển
b. Một số mục tiêu cụ thểb.1. Mục tiêu về tăng trưởng b.1. Mục tiêu về tăng trưởng
Chỉ tiêu Giai đoạn 2006-2010
- Tăng trưởng bình quân 15 -16 %
- Tăng trưởng xuất khẩu hàng năm 15-16%
Có thể thấy rằng mục tiêu tăng trưởng này của ngành dệt may là có thể đạt được trong giai đoạn tới. Trong 4 năm liên tục, từ năm 2001 cho đến năm 2005, tốc độ tăng trưởng của ngành dệt may luôn đạt trên 16%. Sang năm 2006 nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp dệt may Việt Nam nói riêng sẽ có được nhiều cơ hội mới. Điều này hứa hẹn một tốc độ tăng trưởng cao cho ngành trong giai đoạn 2006 – 2010.
Bảng 11: Mục tiêu tăng trưởng của ngành dệt may
Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2010
GDP triệu USD 45.477 49.297 71.766
Tốc độ tăng GDP % - 8,4 7,8
GDP/người USD/người 554,6 587 763
Tốc độ tăng dân số % - 2,44 2,28
Dự báo dân số VN tr. người 82 84 94
Doanh thu nội địa triệu USD 1.180 1.300 2.800
Tiêu thụ dệt may/người VN USD/người 14.39 15,48 29,79
Tốc độ tăng tiêu thụ dệt may/năm % - 7,55 13,99
Tỷ lệ tiêu thụ dệt may/GDP/người % 2,59 2,64 3,9
Bình quân tiêu thụ/năm m2 vải/ng 9,5 10,22 14,75
Nguồn: Hiệp hội Dệt May Việt Nam
b.2 Mục tiêu về chi phí trung gian