Thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 54 - 58)

III. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001

b.Thị trường xuất khẩu

Trước những năm 1990, thị trường xuất khẩu chính của ngành Dệt May chủ yếu vào các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Nhiệm vụ sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may được thực hiện trên cơ sở phân công hợp tác quốc tế của Hội đồng tương trợ kinh tế. Ngành Dệt vừa có thị trường cung cấp

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển

nguyên liệu, máy móc, thiết bị, thuốc nhuộm hoá chất từ các nước XHCN và giao lại sản phẩm do mình sản xuất với chất lượng lớn, chất lượng không đòi hỏi cao, mẫu mã ít thay đổi, giá cả theo hiệp định dài hạn.

Sau khi thị trường Liên Xô và Đông Âu tan vỡ, ngành DMVN gặp khó khăn rất lớn về thị trường cung cấp nguyên liệu cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nhưng từ khi thực hiện chính sách đổi mới, ngành DMVN đã có bước nhảy vọt đáng kể và là ngành xuất khẩu chủ yếu có tốc độ tăng trưởng cao. Trước năm 1994, kim ngạch xuất khẩu dầu thô, thuỷ sản vẫn cao hơn hàng dệt may, nhưng từ năm 1995, hàng dệt may đã vượt lên trên hàng thuỷ sản, đứng thứ hai trong tổng trị giá xuất khẩu. Từ năm 2000 cho đến nay, mặc dù có những bất lợi về cơ chế hạn ngạch khi tiếp cận với thị trường các nước nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vẫn luôn đứng thứ hai ( sau dầu thô ) trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

Bảng 8: Kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng

Đơn vị : triệu USD

Mặt hàng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Dầu thô 3.503 3.125 3.269 4.584 5.670 7.370 Dệt may 1.892 1.975 2.752 3.689 4.386 4.806 Giày dép 1.472 1.578 1.875 2.281 2.692 3.005 Thuỷ sản 1.479 1.816 2.036 2.200 2.397 2.771 Gỗ 294 324 431 567 1.139 1.517 Tổng kim ngạch XK 14.482 15.027 16.705 20.149 26.504 32.233

Nguồn: Tổng cục Hải quan và Thời báo Kinh tế Việt Nam

Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 1,975 tỷ USD tăng 4,4% so với năm 2000 và chiếm 13,14% tổng kim ngạch xuất khẩu; năm 2002 đạt 2,752 tỷ USD tăng 39,3% so với năm 2001 và chiếm 16,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu của DMVN liên tục giảm, năm 2003 chỉ tăng 34,07%; năm 2004 tăng 18,89% và năm 2005 là 9,6%. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong tổng kim ngạch xuất khẩu cũng vì thế mà giảm theo: Trong khi năm

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển

2002 chiếm tỷ trọng là 16,5% và năm 2003 tăng lên 18,3% thì năm 2004 lại giảm xuống 16,5%và năm 2005 giảm xuống chỉ còn chiếm tỷ trọng 14,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Điều này có thể được giải thích bởi năm 2004 đánh dấu sự gia nhập của một số nước vào tổ chức Thương mại thế giới WTO. Bước vào năm 2005 chế độ hạn ngạch được dỡ bỏ đối với một số nước là thành viên WTO, trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan…trong khi Việt Nam chưa là thành viên WTO nên vẫn phải chịu hạn ngạch đối với thị trường Hoa Kỳ, là thị trường lớn nhất, chiếm gần 60% kim ngạch xuất khẩu. Cạnh tranh tiếp tục diễn ra gay gắt trên thị trường hàng dệt may thế giới.

Giá trị xuất khẩu của hàng DMVN vẫn từng bước tăng ở một số thị trường chính như thị trường EU, thị trường Nhật Bản, thị trường các nước công nghiệp mới, thị trường Đông Âu.

Bảng 9: Giá trị xuất khẩu hàng Dệt May sang một số thị trường

Đơn vị tính: triệu USD

Thị trường 1999 2000 2001 2002

Nhật Bản 417 620 588 490

EU 555 609 599 540

USA 34 49.5 44.6 975.7

Thị trường khác 387.3 613.0 730.4 232.7

Nguồn: Hiệp hội Dệt May Việt Nam

Trong các thị trường xuất khẩu của Việt Nam, thị trường Mỹ vẫn chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong tổng giá trị xuất khẩu của DMVN.

Tuy nhiên, nhìn chung khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế của ngành DMVN chưa cao, thị trường EU chiếm 40% kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam, Nhật Bản 23%, trong khi thị trường Mỹ chỉ chiếm khoảng 2%. Trong cả 3 thị trường này hàng dệt may của Trung Quốc đều đứng đầu.

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển

Năm 2002 là giai đoạn 3 của việc bãi bỏ hạn ngạch cho các nước thành viên WTO trong lộ trình bãi bỏ gồm 4 giai đoạn, kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2004, do đó hàng DMVN phải cạnh tranh mạnh với hàng Dệt May các nước thành viên WTO, đặc biệt là Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU năm 2003 chỉ đạt 550 triệu USD, giảm 8% so với năm 2001. Hàng DMVN xuất khẩu sang EU còn nhiều hạn chế do phải áp dụng hạn ngạch. Các doanh nghiệp khó chủ động trong việc ký kết hợp đồng với khách hàng và xin quota xuất hàng, mâu thuẫn giữa doanh nghiệp có hợp đồng nhưng lại thiếu hạn ngạch trong khi đó có những doanh nghiệp không sử dụng hết hạn ngạch.

Thị trường Nhật Bản

Hàng Dệt May của Việt Nam hiện đã xuất khẩu được vào Nhật với kim ngạch khá cao (khoảng 500-600 triệu USD/năm, theo báo cáo của các doanh nghiệp) nhưng thị phần của Việt Nam tới Nhật cũng rất nhỏ bé (khoảng 2%) so với Trung Quốc (65%), Italia (8%) và Hàn Quốc (6%). Thái Lan dù đang mất dần thị trường, cũng còn chiếm được 2,2% kim ngạch nhập khẩu Dệt – May của Nhật. Năm 2002 Việt Nam xuất 540 triệu USD hàng Dệt May vào Nhật, giảm 20% so với năm 2001. Để tăng cường hàng Dệt May, các doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa đến sản xuất dệt kim bởi khoảng 70% kim ngạch nhập khẩu Dệt – May của Nhật là hàng dệt kim. Mục tiêu trước mắt của DMVN sẽ là thị trường đại chúng, chưa phải là thị trường quần áo cao cấp bởi năng lực sáng chế mẫu mã của ta chắc chắn chưa thể có chuyển biến mạnh mẽ trong thời gian tới

Thị trường Mỹ và khu vực NAFTA

So sánh hàng Dệt – May xuất khẩu của các nước ASEAN với Việt Nam ta thấy tổng xuất khẩu của các nước ASEAN vào Hoa Kỳ chiếm tới 14% thị trường này, đạt gần 10 tỷ USD hàng năm. Các nước như Thái Lan, Indonesia, Philippin xuất khẩu 2-3 tỷ USD vào thị trường này. Một nước mới được hưởng tối huệ quốc vào Mỹ như Campuchia, tăng từ vài chục

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển

triệu đôla từ mấy năm trước lên hàng trăm triệu đôla trong vòng hai năm sau và đạt 953 triệu USD năm 2001 tức là gần 10% xuất khẩu của các nước ASEAN vào Mỹ, gấp 20 lần doanh số của Việt Nam năm 2001. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ đạt 975 triệu USD, năm 2003 đạt khoảng 1,4 tỷ USD. Tuy nhiên một trong những trở ngại mà cả nhà xuất khẩu Việt Nam và nhà nhập khẩu Mỹ phải đối mặt là nguy cơ bị hạn chế quota từ khoảng giữa năm 2003.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 54 - 58)