Chi phí về hạn ngạch

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 45 - 48)

III. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001

c.Chi phí về hạn ngạch

Chi phí hạn ngạch là một loại chi phí vô cùng đặc biệt và riêng có trong ngành công nghiệp Dệt May của Việt Nam. Chi phí chạy hạn ngạch là một khoản chi phí không chính thức nhưng lại chiếm một tỷ trọng khá lớn. Chính vì đây là một khoản chi phí không chính thức nên rất khó kiểm soát

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển

và được coi như một hiện tượng tiêu cực của xã hội. Chi phí hạn ngạch phát sinh từ việc phân bổ hạn ngạch tại các nước xuất khẩu hàng dệt may phải chịu hạn ngạch. Đối với Việt Nam, hạn ngạch thường áp dụng đối với các doanh nghiệp muốn xuất khẩu sang thị trường Mỹ hay EU do các thị trường này vẫn áp đặt hạn ngạch đối với các nước chưa gia nhập WTO như Việt Nam. Theo quy chế, việc phân bổ hạn ngạch do một tổ điều hành phân bổ hạn ngạch thực hiện. Tổ điều hành này sẽ kê khai danh sách các doanh nghiệp được nhận hạn ngạch theo nhiều tiêu chí đề ra như thưởng thành tích xuất khẩu, doanh nghiệp thuộc vùng sâu vùng xa, doanh nghiệp có đơn đặt hàng lớn…Có những doanh nghiệp nhận hạn ngạch nhưng dùng không hết trả lại, nhưng cũng có doanh nghiệp đang thiếu. Tiêu cực trong việc chạy hạn ngạch xảy ra khi cán bộ nhập số liệu, thông tin về doanh nghiệp thiếu trung thực. Có những vụ tiêu cực chạy hạn ngạch liên quan đến các cấp lãnh đạo cao trong các Bộ, Vụ…với giá chạy quota hàng dệt may sang Mỹ có thể lên tới 1 – 1,4 USD/tá sản phẩm. Thông thường, nếu phi vụ làm ăn trót lọt, doanh nghiệp phải chi đến 70.000 – 140.000 USD. Chi phí này tất nhiên sẽ được tính trong giá thành sản phẩm, làm giá thành sản phẩm tăng lên rất nhiều.

Một vụ án chạy hạn ngạch điển hình làm tốn nhiều giấy mực của báo chí bởi tính nghiêm trọng khi liên quan đến nhiều cán bộ cấp cao cùng với một số tiền chạy hạn ngạch khá lớn là vụ án liên quan đến ông Mai Văn Dâu, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại. Ông Mai Văn Dâu bị quy trách nhiệm hình sự về 6.000 USD đã nhận hối lộ của một số doanh nghiệp dệt may. Cũng liên quan đến vụ án, con trai ông Mai Văn Dâu là Mai Thanh Hải – cán bộ Vụ xuất nhập khẩu - bị tố cáo đã nhận tiền của doanh nghiệp để chạy “quota” dệt may với giá 100.000 USD. Trong vụ án này, các cơ quan pháp luật đã khởi tố 14 bị can, bắt tạm giam 13 người, trong đó 5 trường hợp là cán bộ Bộ Thương mại.

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển

Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu phần lớn đều không thoát được việc chung chi bất đắc dĩ cho một số mối ở cơ quan quản lý nhà nước để mua lấy sự thuận tiện trong công ăn việc làm. Đã có những doanh nghiệp bày tỏ sự bất bình về những hiện tượng liên quan đến việc môi giới chạy “quota” cho các doanh nghiệp dệt may. Bên mua phải trả cho bên bán một khoản tiền tính theo đơn vị hàng. Giá mỗi đơn vị hàng từ khoảng 0,4 đến hơn 1 USD tuỳ theo loại hạn ngạch và sự thoả thuận với “cò”, tên gọi dành cho những đối tượng làm môi giới chạy hạn ngạch. Ví dụ giá mua hạn ngạch catergory 4 (cat 4) là áo thun, một công ty mua phải trả 0,56 USD/chiếc. Mỗi phi vụ mua bán vài nghìn đơn vị hạn ngạch, bên mua phải trả cho “cò” từ 5-7 triệu đồng tiền phí. Ngoài ra, có những “cò” còn cố ý không giao giấy phép xuất khẩu cho công ty mua hạn ngạch (không có giấy phép xuất khẩu thì phía Châu Âu hay Mỹ sẽ không cho khách nhận hàng) nhằm gây áp lực buộc công ty phải trả thêm tiền. Do hàng đã xuất đi rồi nên công ty mua hạn ngạch đành phải chi thêm cho “cò” một ít để lấy được giấy phép xuất khẩu gửi cho khách hàng. Theo một số doanh nghiệp, có khi họ phải chi cả bạc tỷ chỉ để mong có được quota vài chục nghìn tá sản phẩm đi Mỹ.

Có thể thấy vấn đề cấp hạn ngạch những năm qua gây khá nhiều khó khăn cả về thời gian lẫn tài chính cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Điều này làm giảm đi rất nhiều khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Trong tương lai, chỉ khi Việt Nam trở thành thành viên WTO thì các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may mới có thể trút bỏ được khoản chi phí không chính thức này.

Tóm lại, việc sử dụng không hiệu quả các chi phí trung gian, bao gồm cả chi phí về nguyên - phụ liệu lẫn các chi phí trung gian phát sinh khác làm cho ngành dệt may của Việt Nam khác rất xa so với các nước, đó là tính gia công rất cao, giá trị gia tăng chỉ chiếm tỷ trọng rất thấp (20%) và

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển

tính ra chưa đến 1 tỷ USD. Giá trị tăng thêm đã thấp nhưng các doanh nghiệp dệt may Việt Nam lại phải gồng gánh bao nhiêu thứ: phải nộp thuế, phải dành một phần để tái đầu tư, công xá cho người lao động…Vì vậy có thể thấy đằng sau tốc độ tăng trưởng cao trong những năm qua của ngành dệt may Việt Nam cùng với những khoản ngoại tệ thu được nhiều hơn so với các ngành kinh tế khác chỉ là một khoản giá trị tăng thêm rất nhỏ, giá trị thực tế mà các doanh nghiệp và người lao động được hưởng không là bao nhiêu. Điều đó thể hiện một thực tế đáng buồn về thực trạng chất lượng tăng trưởng của ngành công nghiệp dệt may Việt Nam trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 45 - 48)