Giải pháp về nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 105 - 107)

IV. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006

3.Giải pháp về nguồn nhân lực

Nhân lực là nền tảng của tăng trưởng. Kinh nghiệm của các quốc gia phát triển trên thế giới đã chỉ rõ điều đó. Ngành dệt may có lực lượng lao động dồi dào, giá rẻ nhưng năng suất lao động còn thấp. Hàng triệu lao động nhưng chủ yếu là tự đào tạo, thiếu bài bản nên tình trạng thiếu lao động có tay nghề tiếp tục phổ biến. Số lượng công nhân có tay nghề cao còn thấp, số cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật được đào tạo đúng với thực tiễn càng hiếm hơn. Các cơ sở đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp. Vì vậy tăng cường đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn lao động là chiến lược lâu dài để nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành dệt may.

- Để đáp ứng yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng và để tăng năng suất thì việc trang bị các kỹ năng quản lý là rất cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Cán bộ quản lý kinh tế - kỹ thuật cần thường xuyên được bồi dưỡng và sát hạch nghiệp vụ; áp dụng các kỹ năng quản lý tiên tiến để nâng cao hiệu quả quản lý ở các doanh nghiệp dệt may.

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển

- Cung cấp các khoá đào tạo về kỹ năng bán hàng. Đào tạo các chuyên gia marketing ( bao gồm các kỹ năng thiết kế, làm mẫu, bán hàng ) là rất quan trọng đối với các nhà máy sản xuất hàng may mặc ở Việt Nam để tăng giá trị gia tăng.

- Đối với khâu thiết kế sản phẩm: Đây là khâu yếu của ngành dệt may Việt Nam. Đội ngũ các nhà thiết kế mẫu, mốt mới được đào tạo trong những năm gần đây và còn ít kinh nghiệm thực tế. Để nhanh chóng nắm bắt với trình độ quốc tế, cần tập trung đầu tư mạnh cho đội ngũ thiết kế cả trình độ kiến thức và cơ sở vật chất cho thực hành, đẩy mạnh các hoạt động giao lưu cả trong và ngoài nước để học hỏi và trao đổi kinh nghiệm.

- Mở rộng hệ thống đào tạo chuyên ngành dệt may. Xây dựng mới trường đào tạo cán bộ quản lý kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành dệt may với các nội dung tập trung cho quản lý sản xuất, quản lý chất lượng, phát triển sản phẩm, thương hiệu và kỹ thuật bán hàng v.v…Việc thiết lập và đưa vào hoạt động tổ chức đào tạo mới này phải căn cứ trên cơ sở các yêu cầu và tiềm năng trong tương lai, trong đó giải quyết các vấn đề khó khăn trong hệ thống đào tạo: thiếu tài liệu về quản lý trong lĩnh vực dệt may; đào tạo những chuyên gia đào tạo; bổ sung các thiết bị đào tạo.

- Đối với người lao động: cần được quan tâm để không ngừng nâng cao tay nghề, đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của thị trường cả trong và ngoài nước; đẩy mạnh hoạt động đào tạo công nhân lành nghề trong từng lĩnh vực trong dây chuyền sản xuất; cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao thu nhập cho người lao động.

- Khuyến khích các doanh nghiệp lớn tổ chức các trung tâm đào tạo để tự đào tạo lực lượng lao động cho doanh nghiệp mình và các doanh nghiệp cùng ngành nghề khác trong khu vực.

- Bên cạnh đó, để mở rộng thị trường xuất khẩu cần đào tạo những chuyên gia pháp luật những người có khả năng am hiểu kinh doanh quốc tế, có đầy đủ trình độ để tư vấn và hỗ trợ trong hợp tác và kinh doanh quốc tế

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển

(am hiểu về khung pháp luật, đặc biệt các luật của Mỹ như luật bản quyền, luật chống phá giá, luật chống độc quyền, luật bảo vệ người tiêu dùng, các quy định về an toàn sản phẩm, bảo vệ môi trường và hải quan…)

- Hợp tác với các đơn vị, trường học trong và ngoài nước để thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo những kỹ sư chuyên ngành, công nhân kỹ thuật để bổ sung cho nguồn nhân lực hiện tại và cung cấp nhân lực cho các khu công nghiệp dệt may.

- Thực trạng thiếu nguồn cung cấp cán bộ kỹ thuật, kỹ sư công nghệ sản xuất trong lĩnh vực sợi - dệt - nhuộm cho các doanh nghiệp cũng lỹ giải cho khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam thời gian qua. Do đó cần đẩy mạnh việc đào tạo kỹ sư, công nhân trong lĩnh vực sợi - dệt - nhuộm. Phối hợp với các trường đại học để có chương trình đào tạo phù hợp với những dự án đầu tư theo chiều sâu. Các doanh nghiệp và trường cần có chính sách khuyến khích sinh viên theo học các ngành thuộc lĩnh vực dệt may ( công nghiệp sợi, dệt, nhuộm, hoá…) và chú trọng phát triển đội ngũ thiết kế thời trang.

- Hợp tác với nước ngoài mở trường đào tạo kỹ sư, nhà thiết kế, công nhân lành nghề cho ngành dệt may. Bên cạnh đó cần đầu tư nâng cao khả năng đào tạo, cơ sở vật chất cho giảng dạy và thực hành.

Ngoài những chính sách về đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động, vấn đề ổn định, chăm lo và cải thiện đời sống công nhân qua cơ chế lương thưởng cũng là một vấn đề quan trọng không chỉ tạo cơ hội cho người lao động nâng cao năng suất lao động của bản thân mà còn tạo sự gắn kết lâu dài giữa người lao động với doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 105 - 107)