Chi phí nguyên liệu và phụ liệu

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 38 - 43)

III. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001

a.Chi phí nguyên liệu và phụ liệu

Trong sản xuất Dệt May, nguyên liệu đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng quyết định tới chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất. Nguyên liệu cho Dệt May gồm các loại xơ bông thiên nhiên, xơ visco, xơ PE, lông cừu, tơ tằm v.v…, các loại hoá chất cơ bản và thuốc nhuộm. Hầu hết các nguyên, vật liệu này đều thuộc vào nhập khẩu, kể cả vải cho may xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Từ năm 1997 trở lại đây, trung bình mỗi năm cả nước nhập khẩu hơn 90% nguyên liệu bông xơ, nhập khẩu 100% xơ sợi tổng hợp, thuốc nhuộm và chất trợ. Trong số đó, hai nguyên liệu chính mà ngành Dệt May sử dụng là Bông và Sợi.

Bông

Mặc dù có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng diện tích trồng bông, cung cấp nguyên liệu cho ngành Dệt May nhưng đến nay phần lớn nguyên liệu trong ngành Dệt May đều phải nhập khẩu. Việt Nam được coi là một nước có tiềm năng rất lớn về sản xuất bông, nhưng trên thực tế chúng ta lại chưa phát huy được thế mạnh này.

Bảng 6: Tình hình sản xuất và nhập khẩu bông xơ của Việt Nam

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển

Năm Sản xuất Nhập khẩu

1998 2.000 67.880

1999 4.500 77.388

2000 6.000 83.880

2001 9.000 120.000

2002 12.500 104.000

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Có thể thấy được lượng bông xơ nhập khẩu hàng năm của Việt Nam là khá lớn. Số lượng bông xơ sản xuất được trong nước chỉ đáp ứng được 7- 10% nhu cầu về bông xơ ngành dệt. Việt Nam có tiềm năng sản xuất hai loại nguyên liệu bông xơ và tơ tằm nhưng số lượng ít, sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu; chất lượng nguyên liệu chưa ổn định, giá thành lại cao (giá 1 tấn bông xơ sản xuất tại Việt Nam khoảng 1.180 USD, trong khi giá bông thế giới hiện nay < 1.000 USD), nên hàng năm ngành Dệt Việt Nam phải nhập hơn 90% nguyên liệu bông xơ, 100% xơ sợi tổng hợp và thuốc nhuộm, chất trợ dệt. Từ đầu năm 2001, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu nâng diện tích trồng bông từ 33.000 ha hiện nay lên 60.000 ha vào năm 2005 và 120.000 ha vào năm 2010, nhằm đưa sản lượng bông xơ lên 30.000 tấn vào năm 2010. Chính phủ đã chỉ đạo quy hoạch các vùng trồng bông, cũng như ban hành một số chính sách hỗ trợ cho ngành trồng bông như: hỗ trợ vốn dự trữ hạt bông, ưu tiên vốn tín dụng đầu tư, hỗ trợ công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, thành lập Quỹ hỗ trợ giá bông... Tuy nhiên, các chính sách trên dường như chưa đủ mạnh để tác động cho ngành trồng bông phát triển như mong muốn. Mùa vụ 2003, do bị hạn hán và bị tranh chấp bởi một số cây trồng khác, nên diện tích trồng bông tại Tây Nguyên (vùng trồng bông chủ lực hiện nay) bị giảm đến gần 20%. Nhờ năng suất tăng nên sản lượng bông xơ không giảm so với vụ trước, tuy nhiên, sản lượng không đạt mức kế hoạch đề ra là 15.000 tấn. Việc không tăng được sản lượng trong lúc giá bông thế giới đang lên là một điều đáng tiếc. Đối với vải, năm 2003 vừa qua, sản lượng vải toàn quốc chỉ đạt trên 500 triệu m2, trong khi

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển

năng lực sản xuất là 600 triệu m2, còn quá xa so với chỉ tiêu 800 triệu m2

của năm 2005.

Sợi và các sản phẩm của công nghiệp hoá dầu cho ngành may . Việc sản xuất và cung cấp sợi cũng gặp nhiều khó khăn. Tổng sản lượng sợi của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam hiện nay là 90.000 tấn /năm, trong đó có 22% sợi bông chải kỹ; 40% sợi bông chải thô và OE, 36% sợi PE/Co và 2% các loại sợi khác. Nguồn sợi này chưa đáp ứng cho sản xuất, phải nhập ngoại. Đến năm 2009 khi nhà máy lọc dầu Dung Quất ra đời thì sản phẩm polypropylen của nhà máy chỉ đáp ứng được 20% tổng nhu cầu của cả nước, còn toàn bộ các xơ sợi khác đều vẫn phải nhập khẩu. Dự kiến khi Liên hợp lọc hoá dầu Nghi Sơn ra đời và sản xuất 100% công suất thì cũng chỉ đáp ứng một phần nhu cầu tiêu thụ các loại xơ sợi trong nước, còn khoảng gần 50% tổng sản phẩm vẫn phải nhập khẩu.

Ngành dệt may sử dụng một lượng khá lớn sản phẩm hoá dầu như xơ, sợi tổng hợp, hoá chất,thuốc nhuộm, nhiên liệu xăng dầu cho lò hơi, vận tải và một số công đoạn…Cho đến nay, tất cả các sản phẩm lọc dầu tiêu thụ trong nước đều phải nhập khẩu. Hiện nay chúng ta đang triển khai xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất công suất 6,5 triệu tấn/năm và chuẩn bị xây dựng nhà máy lọc dầu số 2 tại Nghi Sơn Thanh Hoá công suất 6,5 – 7 triệu tấn/năm. Nhà máy lọc dầu Dung Quất dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2009 và nhà máy lọc dầu Nghi Sơn dự kiến triển khai xây dựng trước năm 2010.

Tỷ trọng giá trị của nguyên liệu nhập khẩu trong tổng giá trị sản phẩm quá lớn biến ngành công nghiệp DMVN trở thành nơi gia công sản phẩm trước khi xuất khẩu ra thị trường thế giới. Trong tổng số sản phẩm mà Việt Nam sản xuất ra thì có đến hơn 70% là hàng được thực hiện theo phương thức gia công. Theo phương thức này, các hãng nước ngoài đặt gia công sẽ cung cấp mẫu mã sản phẩm và các nguyên phụ liệu chủ yếu; các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng lao động và cơ sở vật chất của mình, tổ chức quá

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển

trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt hàng và nhận số tiền theo đơn giá và sản lượng đã nghiệm thu. Phương thức này phù hợp với điều kiện năng lực kỹ thuật, vốn và tiếp cận thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế. Tuy độ rủi ro trong sản xuất – kinh doanh thấp, nhưng hiệu quả kinh tế mà các doanh nghiệp Việt Nam thu được cũng thấp kém vì các doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu “sức lao động”. Chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu của ngành dệt may rất nhỏ.

Nguyên phụ liệu khác

Các thiết bị, công nghệ và nguyên vật liệu phụ trợ cho ngành Dệt May bao gồm công nghệ kéo sợi và dệt vải; công nghệ nhuộm, in hoa và hoàn tất; công nghệ may mặc và thời trang.

Một thực tế là ngành Dệt May Việt Nam phải nhập khẩu hầu hết các máy móc, thiết bị, phụ tùng, hoá chất, thuốc nhuộm…Nhu cầu và tình hình cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành dệt may năm 2004 được trình bày trong bảng sau đây:

Bảng 7: Nhu cầu và tình hình cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành dệt may năm 2004

Mặt hàng Đơn vị Sản xuất Nhập khẩu Sử dụng Tỷ lệ nhập khẩu 1. Bông 1000 tấn 10,4 136 146,4 93% 2.Xơ sợi tổng hợp 1000 tấn 0 126 126 100% 3.Sợi dệt 1000 tấn 239 216 455 47,5% 4.Vải Tr.m2 518 1.152 2.130 71% 5.Chỉ may 1000 tấn 3,5 1,5 5,0 30% 6.Khoá kéo Tr.m 60 140 200 70% 7.Mex dựng Tr.m2 25 40 65 61%

Nguồn Vinatex và Niên giám thống kê 2004

Có thế thấy, ngoài sợi dệt và chỉ may, còn lại hầu hết các nguyên phụ liệu khác Việt Nam phải nhập đến 70%, đặc biệt là một số nguyên liệu chính như bông, xơ sợi tổng hợp phải nhập khẩu từ 90 đến 100%.

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển

Ngành cơ khí chế tạo phụ tùng, chi tiết cho ngành dệt cũng như các ngành cung ứng các phụ tùng chi tiết phi kim loại cho dệt may hiện chưa phát triển, hầu hết phụ tùng chi tiết của máy móc thiết bị cũng như các nguyên phụ liệu may hàng xuất khẩu phải nhập khẩu. Hàng may mặc thường phải xuất khẩu qua nước thứ ba nên hầu hết nguyên liệu, phụ tùng được đều được khách đặt hàng cung cấp.

Toàn bộ số thuôc nhuộm hiện đang sử dụng đều phải nhập khẩu; Tỷ lệ chất trợ và hoá chất cơ bản trong nước sản xuất cung cấp cho ngành dệt chiếm từ 5-15% nhưng hầu hết là những sản phẩm có giá trị thấp, mặc dù về số lượng nhiều nhưng giá trị chỉ đạt 4,55% tổng nhu cầu của ngành dệt. Hiện tại ngành may công nghiệp nước ta phát triển chủ yếu dưới hình thức sản xuất gia công do Việt Nam chưa chủ động nguồn nguyên liệu chính. Ngành công nghiệp thời trang còn quá yếu, đặc biệt là các ngành sản xuất phụ liệu còn quá nhỏ bé, chưa đáp ứng kịp với sự phát triển tăng tốc về năng lực sản xuất của ngành may và biến động thị trường. Khi ngành may phát triển sang thị trường Mỹ, gặp các đơn hàng lớn, khách mua trực tiếp, thời gian giao hàng yêu cầu nhanh và đúng thời vụ là các doanh nghiệp sản xuất hàng may lúng túng không đáp ứng được.

Mặc dù Chính phủ và Nhà nước đã dành nhiều sự quan tâm hơn cho các ngành công nghiệp phụ trợ, nhưng tính đến thời điểm này, tại Việt Nam mới chỉ có các cơ sở sản xuất một số chủng loại phụ liệu chính như chỉ may, bông tấm, mếch dính, cúc nhựa, khoá kéo, băng chun, nhãn mác, bao bì và chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu của thị trường nội địa. Tính riêng như ở TP.HCM, trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, chỉ có 2 chợ nguyên phụ liệu là Soái Kình Lâm và Thương xá Đại Quang Minh. Hai chợ này có qui mô không lớn, chỉ có thể đáp ứng nhu cầu của các tiểu thương và DN phục vụ thị trường nội địa. Trong khi yêu cầu nguyên phụ liệu làm hàng xuất khẩu của ngành dệt may lại rất lớn. Tháng 11/2003, TCT Dệt may Việt Nam đã khánh thành Trung tâm kinh doanh nguyên phụ liệu

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển

ngành dệt may. Tuy nhiên, với qui mô nhỏ, Trung tâm chỉ mang tính trưng bày sản phẩm hơn là nơi giao dịch nguyên phụ liệu cho ngành dệt may. Đối với những khâu đòi hỏi nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao như: in, dệt, nhuộm, hoàn tất, nhiều ý kiến đưa ra về việc kêu gọi đầu tư nước ngoài. Song, môi trường đầu tư của Việt Nam vẫn không thể cạnh tranh với Trung Quốc. Riêng các dự án in nhuộm và hoàn tất, vấn đề cung cấp nước sạch và xử lý nước thải có ý nghĩa quyết định. Giá nước sạch tại Việt Nam hiện nay là 25-30 cents/m3, trong khi giá của Trung Quốc là 13 cents. Được biết, các nước xuất khẩu hàng dệt may mạnh như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia... đều có những trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu chuyên ngành với quy mô lớn, thuận tiện, tạo nhiều thuận lợi cho các DN sản xuất hàng FOB.

Mặc dù Việt Nam đã có chủ trương khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành dệt may nhưng việc vận động đầu tư cũng gặp nhiều khó khăn. Bộ Công nghiệp và Hiệp hội dệt may Việt Nam cũng đã đi vận động tại một số thị trường nhưng nhìn chung các nhà đầu tư không mấy mặn mà với Việt Nam. Theo VINATEX, sau mấy năm thực hiện chiến lược tăng tốc phát triển dệt may Việt Nam, tỷ lệ giá trị nguyên phụ liệu nội địa trên tổng trị giá nguyên phụ liệu của sản phẩm dệt may xuất khẩu đạt 31,8% năm 2004 so với mức 20% năm 2000, nhưng so với kế hoạch ở mức 50% vào năm 2005 là không thực hiện được.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 38 - 43)