Tác động của tăng trưởng ngành Dệt May đến người lao động

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 60 - 62)

III. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001

6.Tác động của tăng trưởng ngành Dệt May đến người lao động

Một lợi thế của ngành Dệt May là khả năng tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, đặc biệt là những lao động phổ thông và những lao động nữ. Đồng thời với tốc độ tăng trưởng của sản lượng cũng như tốc độ xuất khẩu tăng cao trong những năm qua, thu nhập của công nhân tại các doanh nghiệp DMVN vì thế cũng được cải thiện.

Tuy nhiên nếu phân tích một cách kỹ càng có thể thấy rõ cuộc sống của lao động dệt may còn nhiều khó khăn. Tốc độ tăng trưởng cao trong những năm qua mang về cho người lao động một khoản tiền lương cao hơn so với trước đây. Nhưng đó chỉ là tiền công danh nghĩa, còn tiền công thực tế lại không đủ để bù đắp cho giá cả sinh hoạt ngày một leo thang.

Một thực trạng mang tính thời sự nổi cộm trong thời gian qua là tình trạng một số lượng lớn công nhân dệt may nghỉ việc sau thời gian về nhà nghỉ Tết Nguyên đán. Kinh nghiệm nhiều năm cho thấy cứ sau khi ăn Tết xong việc trở lại nhà máy của các công nhân rất ì ạch. Theo các doanh nghiệp dệt may, họ mất khoảng 30-40% nhân công sau kỳ nghỉ Tết này. Mặc dù đã dự báo trước tình hình lao động sẽ khan hiếm sau Tết nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn bất ngờ vì số lượng công nhân bỏ việc quá cao. Nhiều đơn vị lo lắng, nếu tình trạng này kéo dài sẽ rất khó khăn, do thời gian giao hàng cho đối tác đã cận kề. Một điều đáng lo ngại là thường xuyên có tình trạng số lao động tuyển vào lại ít hơn số lao động xin nghỉ. Tình trạng này không chỉ xảy ra tại các công ty tư nhân, công ty mới thành lập mà còn ở cả những công ty Nhà nước đã có bề dày phát triển hàng chục năm nay.

Do thiếu công nhân nên nhiều doanh nghiệp đang ở trong tình trạng dở khóc dở cười bởi họ đã lỡ ký đơn hàng. Ông Lê Văn Đạo, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, có những thời điểm, nhiều doanh nghiệp mong muốn có cơ hội được ký hợp đồng xuất khẩu để mong tìm kiếm công ăn việc làm cho người lao động nhưng có khi lại thiếu quota.

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển

Hiện tại nhiều doanh nghiệp có đơn hàng dài hạn, có hợp đồng ổn định nhưng lại không có lao động để làm. Vì thiếu lao động nên có nhiều hợp đồng bị chậm tiến độ, nhiều doanh nghiệp đã phải tính đến chuyện chuyển hàng bằng đường không, chấp nhập lỗ để giữ uy tín.

Có thể thấy thực trạng trên khá nghiêm trọng, đặc biệt khi nó có xu hướng ngày càng gia tăng. Nguyên nhân của thực trạng này xuất phát từ việc thu nhập của người lao động không đảm bảo cuộc sống của họ. Theo một lãnh đạo của Hiệp hội dệt may, ai đã ở trong ngành dệt may mới hiểu được nỗi khổ của người lao động. Mặc dù phải làm việc trong môi trường tập trung cao, tình trạng tăng ca liên tục thường xuyên, có khi làm tăng ca đến tận 8h tối. Môi trường làm việc không tốt như vậy nhưng thu nhập của công nhân dệt cũng như may rất thấp, trung bình chưa tới 1 triệu đồng/tháng. Với mức thu nhập này thì khó có thể đảm bảo cho họ an tâm gắn bó lâu dài với nghề. Kết hôn, sinh con, ốm đau v.v…là những lý do được đưa ra, nhưng phần lớn lao động cho rằng thu nhập họ nhận thấp so với công sức bỏ ra. Nhiều chủ doanh nghiệp thừa nhận mức lương hiện thời mà họ trả cho công nhân có phần chưa thỏa đáng, chưa đủ để bù đắp việc giá cả của hầu hết các mặt hàng đang ngày một leo thang. Tuy nhiên, vì lý do lợi nhuận, các chủ doanh nghiệp đều cho biết không thể trợ cấp thêm hoặc tăng lương cho người lao động.

Thêm vào đó, theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam, tốc độ phát triển quá nhanh của ngành cũng là một nguyên nhân của tình trạng thiếu lao động trầm trọng tại các doanh nghiệp. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may ra đời, đặc biệt tại Tp.HCM, dẫn đến nhu cầu sử dụng lao động ngày càng tăng cao. Trong khi số lao động đào tạo được tuyển từ các địa phương không đáp ứng đủ so với nhu cầu thực tế.

Mặt khác hiện tại các địa phương, nơi cung cấp nguồn lao động cho các thành phố lớn như Hà Nội hay Tp.HCM cũng đang phát triển rất mạnh về ngành may, nhu cầu sử dụng lao động cũng rất lớn nên đã cắt mất nguồn

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển

lao động cho Hà Nội hay Tp.HCM và các tỉnh phụ cận ở đây. Với mức thu nhập bình quân trên dưới 1 triệu đồng/tháng thì người lao động chắc sẽ thích chuyển về làm ở các địa phương hơn là tại các thành phố lớn vì mức chi tiêu ở địa phương thấp hơn.

Thực trạng trên cho thấy cuộc sống của lao động ngành dệt may còn

gặp nhiều khó khăn mặc dù trong thời gian qua, các doanh nghiệp dệt may đã gặt hái được khá nhiều thành công với tốc độ tăng trưởng cũng như kim ngạch xuất khẩu cao. Tốc độ tăng trưởng cao nhưng chưa thực sự cải thiện được phúc lợi cho người lao động. Đó cũng chính là sự yếu kém trong chất lượng tăng trưởng của ngành Dệt May thời gian qua.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 60 - 62)