Xu hướng phát triển khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 80 - 82)

I. CÁC XU HƯỚNG TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2010.

3.Xu hướng phát triển khoa học công nghệ

Xu hướng phát triển của khoa học công nghệ đang tạo cho ngành dệt may không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả mà còn mang lại nhiều tính năng sử dụng mới, hoàn thiện hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của con người. Các tiến bộ kỹ thuật trong các ngành công nghệ tin học, điện tử; công nghệ vật liệu; công nghệ chế tạo và môi trường đã tạo ra những thay đổi cách mạng trong việc tạo ra những nguyên liệu mới: Xơ sợi với các tính năng mới, các loại thuốc nhuộm, chất trợ dệt, hoá chất xử lý tạo ra các tính năng mới cho hàng dệt may, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; các sản phẩm dệt may không chỉ dùng cho nhu cầu mặc của con người mà mở rộng phục vụ các nhu cầu khác như vải địa, vải kỹ thuật, tấm lọc, thấm…

Các tiến bộ khoa học công nghệ kỹ thuật có khả năng tác động vào ngành dệt may gồm:

Công nghệ tin học điện tử:

• Công nghệ tin học phục vụ việc thiết kế mẫu, xây dựng và lưu trữ các thông số nhân trắc, mẫu mốt, chủng loại hàng hoá…

• Công nghệ tin học, điện tử phục vụ sản xuất, lập và điều khiển tự động chương trình sản xuất, kết nối từ xa cho phép xử lý tình huống kịp thời. Xây dựng các thông số kỹ thuật để hoàn thiện công nghệ

• Công nghệ tin học trong giao dịch điện tử, thị trường mua bán trên mạng

Công nghệ chế tạo:

• Công nghệ chế tạo máy móc, trang thiết bị trong dây chuyền sản xuất

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển

• Công nghệ chế tạo các dụng cụ đo đạc, quan trắc, nghiên cứu, dụng cụ phòng thí nghiệm nhất là trong các khâu kiểm tra nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, kiểm tra các tính năng lý hoá của sản phẩm.

Công nghệ vật liệu, phụ liệu cho ngành dệt may:

• Công nghệ tiên tiến sản xuất các loại xơ sợi biến tính, các loại vải có tính năng mới: chống co, chống nhàu, chống cháy, chống vi khuẩn, nấm mốc, mùi hôi…

• Công nghệ chế tạo nguyên vật liệu như xơ sợi tổng hợp, hoá chất thuốc nhuộm, phụ liệu dệt may, nhất là may xuất khẩu…

Các lĩnh vực công nghiệp vật liệu trên đều quan trọng đối với công nghiệp dệt may vì nó có thể làm gia tăng thêm từ 20 -25% giá trị hàng hoá và tạo ra sức cạnh tranh mới cho hàng dệt may. Trong những năm gần đây đã có một số dây chuyền kéo sợi mới, sử dụng công nghệ bông chải liên hợp tự động cao, các máy ghép tự động khống chế chất lượng, ứng dụng các kỹ thuật vi mạch điện tử vào hệ thống điều khiển tự động và kiểm tra chất lượng sợi. Trong khâu dệt vải bông, nhờ sử dụng các thiết bị xe, hấp, giảm trọng lượng…nhiều sản phẩm giả tơ, giả len, sản phẩm từ microfiber đã bắt đầu được sản xuất và tạo được uy tín trên thị trường.

Công nghệ sinh học trong ngành dệt may:

• Công nghệ sinh học tạo ra các tính năng sử dụng đặc biệt của sản phẩm để tiêu dùng như bông có màu tự nhiên không cần nhuộm, vải có tính thấm mồ hôi, khử mồ hôi, chống vi khuẩn…Công nghệ gen tạo giống cho năng suất cho năng suất, chất lượng với các nguyên liệu tự nhiên của ngành dệt như bông, dâu tơ tằm, len cừu…

• Công nghệ sinh học phục vụ xử lý hoá học hàng dệt may và xử lý chất thải bảo vệ môi trường

Xu hướng phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho ngành dệt may Việt Nam phát triển, nhưng bên cạnh đó cũng đặt cho ngành công nghiệp dệt may Việt Nam nhiều vấn đề đáng lo

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển

ngại. Một mặt Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất, khắc phục sự yếu kém về chất lượng trong các sản phẩm của Việt Nam, dần đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật của các thị trường khó tính trên thế giới. Tuy nhiên sẽ là một thách thức đầy khó khăn nếu Việt Nam không đủ các điều kiện về vốn hay nguồn nhân lực để chuyển giao công nghệ hiện đại, khoảng cách giữa ngành công nghiệp dệt may Việt Nam với các nước khác sẽ ngày càng tăng lên. Ngay cả khi Việt Nam đã chú ý tới việc đầu tư vào việc tận dụng nguồn công nghệ từ các nước tiên tiến khác nhưng trong quá trình hoạch định chính sách mắc nhiều sai lầm cũng sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 80 - 82)