DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 82 - 85)

QUỐC TẾ

1. Dự báo thị trường nội địa

Thị trường nội địa đầy tiềm năng với số dân hiện tại hơn 82 triệu người và khoảng 95 triệu người vào năm 2010, cùng với dân số trẻ chiếm tỷ trọng lớn. Với GDP bình quân đầu người khoảng 600 – 800 USD/năm vào năm 2005 và dự kiến đạt 900 – 1000 USD/năm vào năm 2010 và với mức chi phí cho các mặt hàng tiêu dùng năm 2005 từ 250 – 350 USD/năm và 400 – 450 USD/năm vào năm 2010, trong đó chi phí cho hàng dệt may trung bình từ 6-8% cho thấy dung lượng của thị trường nội địa ước đạt 1,72 tỷ USD năm 2005 và đạt 2,82 tỷ USD vào năm 2010. Theo dự báo của trung tâm thông tin thương mại, dung lượng thị trường bán lẻ trong giai đoạn 2006- 2010 tăng ở mức 15%/năm. Mặc dù với dung lượng thị trường dệt may nội địa đầy tiềm năng như trên song cần phải thấy một thực tế là sự cạnh tranh ngày càng trở nên khó khăn với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, nhất là mặt hàng dệt do:

- Từ 1/1/2006 thuế nhập khẩu hàng dệt may từ EU, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada...còn 12%

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển

- Năm 2006, hàng hoá nhập khẩu từ các nước ASEAN sẽ giảm mức thuế xuống dưới 5%

- Hàng dệt may giá rẻ nhập lậu từ Trung Quốc vẫn chưa được khắc phục Như vậy mặc dù phát triển thị trường nội địa là định hướng lâu dài của ngành Dệt May Việt Nam nhưng trong giai đoạn 2006-2010 doanh số của hàng dệt may Việt Nam vẫn quyết định bởi kim ngạch xuất khẩu.

2. Dự báo thị trường quốc tế

Thị trường nhập khẩu hàng dệt may của thế giới khá tập trung. Trong tổng số 395,36 tỷ USD thị trường xuất khẩu hàng dệt may toàn cầu năm 2003 thì có tới 67,7% xuất vào 3 trung tâm kinh tế lớn là EU, Mỹ và Nhật Bản (44,8% đối với hàng dệt và 85% đối với hàng may).

Trong những năm qua, Việt Nam đã chuyển hướng thành công thị trường xuất khẩu từ thị trường Đông Âu truyền thống sang thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản. Đến nay, Việt Nam là nước xuất khẩu hàng may lớn thứ 5 vào thị trường Nhật Bản và thứ 17 vào thị trường EU. Tuy nhiên thị phần của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới còn rất nhỏ bé (3,2% thị trường Mỹ; 0,95% thị trường EU và 2,9% thị trường Nhật Bản) và đang đứng trước sự cạnh tranh quyết liệt của một số nước khác trong vùng như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Thái Lan, Inđônêsia, Malaysia, Philippines…

Những thị trường có tác động lớn đến Dệt May Việt Nam bao gồm thị trường Mỹ, EU, Nhật và các thị trường khác.

- Thị trường Mỹ

Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của thế giới, mỗi năm nhập khoảng 70 tỷ USD. Mỹ là một thị trường rộng lớn, có sức mua cao. Chi tiêu của người Mỹ cho hàng dệt may khá cao, chiếm khoảng 20% tổng số tiền chi cho tiêu dùng. Bên cạnh đó, do có nhiều tầng lớp dân nên nhu cầu sản phẩm đa dạng và yêu cầu về chất lượng cũng rộng rãi, không quá khắt khe như thị trường EU hay Nhật Bản.

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển

Khi chưa là thành viên của tổ chức thương mại thế giới thì hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ phải có hạn ngạch với 25 mặt hàng. Vì vậy song song với việc chính phủ đàm phán song phương về hạn ngạch thì việc các doanh nghiệp đẩy mạnh việc sản xuất các mặt hàng phi hạn ngạch, sử dụng có hiệu quả hạn ngạch là điểm then chốt để tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ. Đối với Việt Nam, mặc dù bị cạnh tranh không cân sức, nhưng thị trường Mỹ hiện và sẽ là thị trường lớn nhất, có tiềm năng nhất quyết định dung lượng và sự tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu. Kể từ khi thị trường Mỹ mở ra từ năm 2002 tốc độ tăng trưởng bình quân về kim ngạch xuất khẩu ở thị trường là 61,25%. Từ 1/1/2005 mặc dù vẫn phải chịu hạn ngạch song kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường này năm 2005 vẫn duy trì mức tăng trưởng dự kiến 9,5% so với năm 2004 và khả năng vẫn có thể duy trì trong những năm tiếp theo, nhất là khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO.

- Thị trường EU

EU là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn thứ hai trên thế giới. Đây là một thị trường đông dân, thu nhập bình quân đầu người cao, khoảng 25.000 USD/năm, mức tiêu dùng hàng dệt may rất lớn và là thị trường có yêu cầu cao về chất lượng, đòi hỏi đáp ứng các rào cản kỹ thuật về môi trường, an toàn, vệ sinh, nhãn mác, bao bì…là loại thị trường đã được phân chia, được quản lý chặt chẽ và nghiêm ngặt. Hệ thống chính sách, biện pháp quản lý xuất nhập khẩu của EU phức tạp, đa dạng, chi tiết đối với từng nước, từng mặt hàng, từng thời kỳ và luôn được bổ sung, thay đổi theo sát các diễn biến chính trị, kinh tế, thương mại của từng nước.

Từ khi thị trường Mỹ mở ra vào năm 2002, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào EU lúc đầu giảm và sau đó tăng đều. Năm 2005 kim ngạch xuất khẩu vào EU tăng 15% so với năm 2004

- Thị trường Nhật Bản

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển

nhiên, thị trường này đòi hỏi rất khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng, từ nguyên phụ liệu đến quy trình sản xuất đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn chất lượng JIS, cũng như các điều luật, các quy định ứng dụng với sản xuất và nhập khẩu hàng hoá. Do đó muốn xâm nhập sâu hơn nữa thị trường này, vấn đề cốt yếu nhất là phải nâng cao chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Mặc dù không có sự tăng trưởng mạnh trong những năm qua, nhưng năm 2005, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào Nhật Bản đã tăng trở lại với mức dự kiến 14%.

- Thị trường SNG và Đông Âu

Đây cũng là thị trường đã quen với sản phẩm dệt may Việt Nam và không đòi hỏi chất lượng cao như 3 thị trường nêu trên. Do vậy Dệt May Việt Nam có thể khai thác và thâm nhập sâu hơn vào thị trường này.

Bên cạnh đó là thị trường các nước Trung Đông, Châu Mỹ La Tinh, Châu Phi với số dân tương đối đông cũng là những thị trường đầy tiềm năng cho hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam.

Ba thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản là 3 thị trường chính (chiếm 85% kim ngạch xuất khẩu DMVN) quyết định kim ngạch xuất khẩu và động lực phát triển ngành dệt may thời gian qua cũng như trong thời gian tới. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 dự báo đạt 12%.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 82 - 85)