Thị trường trong nước

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 53 - 54)

III. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001

a.Thị trường trong nước

Với gần 80 triệu dân hiện nay và khoảng gần 100 triệu dân vào năm 2010 trong đó khoảng 70% dân số ở nông thôn là thị trường đầy tiềm năng để tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp DMVN. Tốc độ phát triển kinh tế đạt mức khoảng 7,1% của những năm qua, cùng với mức sống ngày càng cao thì nhu cầu sản xuất và tiêu dùng hàng dệt may sẽ rất lớn. Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu của thị trường nội địa thì ngành Dệt – May phải đầu tư phát triển cả về số lượng phù hợp thị hiếu người tiêu dùng.

Nhu cầu hàng Dệt – May trong những năm gần đây có những thay đổi quan trọng, từ chỗ thiếu vải sử dụng đến nay số lượng hàng cung cấp đã có xu hướng “thừa” về số lượng. Yêu cầu của người tiêu dùng trong nước ngày càng cao về chất lượng, chủng loại, màu sắc. Từ chỗ mọi người đều mua để may đo tới nay xu hướng sử dụng quần áo may sẵn ngày càng chiếm ưu thế.

Nguồn cung cấp hàng dệt may rất đa dạng: từ các doanh nghiệp dệt may trong nước, các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài và đặc biệt một lượng rất lớn hàng tiểu ngạch, hàng nhập lậu trốn thuế. Vì vậy, ngành Dệt – May cần có chiến lược riêng cho mình để chiếm lĩnh thị trường nội địa. Tăng trưởng cao trong những năm qua chưa thể là căn cứ đầy đủ để kết luận về sức mạnh của ngành công nghiệp DMVN khi mà ngành này vẫn phải dành một phần lớn thị phần trong nước cho các hãng sản xuất nước ngoài, đặc biệt là hàng dệt may của Trung Quốc. Vì vậy, cần có sự phân đoạn thị trường một cách chặt chẽ; không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng hàng hoá, đa dạng loại hình sản phẩm, kích cỡ, mẫu mã phù hợp thị hiếu, tập quán và giá cả phù hợp với sức mua của từng loại thị trường.

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển

Thị trường nông thôn: Bao gồm vùng nông thôn, trung du, miền núi với số dân chiếm 80%. Đây là thị trường yêu cầu sản phẩm bền chắc, giá rẻ, phục vụ tại chỗ cho người tiêu dùng.

Thị trường vùng thành thị: Gồm các thành phố, thị xã, các trung tâm công nghiệp trong cả nước. Sản phẩm dệt – may ở thị trường này đòi hỏi chất lượng cao, mẫu mã phong phú, phù hợp với thị hiếu từng địa phương, từng mùa, từng đối tượng. Đặc biệt quan tâm tới số người tiêu dùng là lượng nữ, thanh niên, đồng phục cho trẻ em, đồng phục cho các doanh nghiệp, các ngành v.v…

Do nhiều nguyên nhân, trong thời gian qua, ngành công nghiệp DMVN chưa làm chủ được thị trường trong nước. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp DMVN chưa quan tâm đúng mức tới thị trường nội địa thể hiện tỷ trọng doanh thu nội địa bình quân của các doanh nghiệp mới đạt khoảng 10% tổng doanh thu. Một số công ty có vốn đầu tư nước ngoài do lợi thế về thiết bị, công nghệ, nguyên liệu, hệ thống quản lý, hệ thống tiếp thị đã tạo ra sản phẩm dệt có chất lượng tốt hơn, giá thành hợp lý. Cùng với các phương pháp tiếp thị hiệu quả, các sản phẩm dệt may của các công ty này bán tại thị trường nội địa là đối thủ cạnh tranh ưu thế với các sản phẩm của các công ty nội địa. Mặt khác thị trường dệt may trong nước chịu áp lực rất lớn từ hàng nhập tiểu ngạch, nhập lậu không thuế từ Trung Quốc, các nước ASEAN, Đài Loan v.v…với hàng nhái nhãn hiệu, giá rẻ. Thêm vào đó, các loại hàng dệt – may lỗi mốt, chất lượng thấp hoặc đã qua sử dụng (SIDA) với giá rẻ hơn so với chi phí sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất trong nước cũng gây khó khăn cho việc tiêu thụ hàng nội địa.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 53 - 54)