Giải pháp phát triển nguồn nguyê n phụ liệu

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 97 - 101)

IV. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006

1. Giải pháp phát triển nguồn nguyê n phụ liệu

Về mặt chiến lược lâu dài, xây dựng và phát triển cơ sở nguyên - phụ liệu trong nước được coi là một trong những vấn đề cấp thiết cần phải giải

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển

quyết nhằm tăng tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm dệt may, nâng cao giá trị gia tăng trong tổng giá trị của sản phẩm.

Đối với nguyên liệu cho ngành Dệt – May, sản phẩm của công nghiệp Dệt được dùng làm nguyên liệu chính cho công nghiệp May. Hiện nay, sản phẩm của công nghiệp Dệt trong nước không đảm bảo được yêu cầu về chất lượng và số lượng cho công nghiệp May hàng xuất khẩu. Bởi vậy, giải quyết nguyên liệu cho công nghiệp May nghĩa là phải đảm bảo nguyên liệu cho công nghiệp Dệt và Sợi. Trong các loại nguyên liệu thì Việt Nam có điều kiện tốt nhất trong phát triển hai loại nguyên liệu là bông xơ và tơ tằm. Do đó cần tập trung phát triển hai nguồn nguyên liệu này trong tương lai thông qua các giải pháp sau đây:

- Để chủ động nguyên liệu cho dệt may cần các chính sách quy hoạch vùng trồng nguyên liệu để đảm bảo không chỉ mở rộng diện tích trồng bông, dâu mà còn tăng năng suất chất lượng. Có thể mở rộng diện tích trồng bông theo các cách sau:

 Trồng xen canh với các loại cây ngắn ngày khác như ngô, đậu…

 Khuyến khích nông dân chuyển sang trồng bông vì đây là ngành đòi hỏi đầu tư thấp, nhanh thu hoạch, đầu ra đã có sẵn (được các công ty bông bao tiêu sản phẩm), được Chính phủ trợ giúp về mặt kỹ thuật, vốn, sử dụng đất giúp nông dân ổn định sản xuất, ổn định lợi nhuận.

 Hình thành các khu trồng bông lớn, sử dụng các giống bông có năng suất cao, chất lượng tốt, áp dụng mô hình trang trại trồng bông ở một số địa phương.

 Để đảm bảo tính chủ động, Nhà nước không đưa ra chỉ tiêu cứng về diện tích trồng nguyên liệu cho từng vùng mà chỉ làm nhiệm vụ khuyến cáo và đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng quy hoạch phục vụ cho cây nguyên liệu và không chịu trách nhiệm về những thiệt hại nếu có khi nông dân không thực hiện theo quy hoạch.

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển

- Gắn kết các tác nhân tham gia sản xuất cây nguyên liệu. Khuyến khích doanh nghiệp, nhà khoa học, nông dân cùng hợp tác trong sản xuất nguyên liệu với việc phân phối hài hoà lợi ích giữa các bên tham gia.

- Về khoa học kỹ thuật phải tiếp tục hoàn thiện về giống cây, con như các giống bông lai, giống dâu, giống tằm. Bên cạnh nhiệm vụ sản xuất giống, công tác xác định thời vụ, chế độ chăm sóc, công tác phòng trừ dịch bệnh cần tiếp tục được quan tâm. Các công ty bông tiếp tục cung cấp giống, thuốc trừ sâu bệnh, một phần phân bón cho nông dân. Sau khi thu hoạch, các hộ nông dân sẽ trả lại vốn đầu tư ban đầu cho công ty bằng sản phẩm. Nhà nước tăng thêm đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật về phát triển giống và công tác khuyến nông. Sử dụng giải pháp tăng năng suất bông hạt bằng cách:

 Lai tạo các giống bông cho năng suất cao.

 Áp dụng các phương pháp phòng trừ sâu bệnh mới, hiệu quả cao.

 Nghiên cứu về chất đất, môi trường sinh thái nhằm lựa chọn giống bông thích hợp với từng vùng khác nhau để cây bông dồn sự phát triển vào hạt bông.

 Nghiên cứu để kéo mùa thu hoạch bông về mùa khô, vừa cho năng suất bông hạt cao, vừa đảm bảo chất lượng

- Liên doanh với ngành tơ tằm để đầu tư xây dựng nhà máy kéo sợi Spunsilk cung cấp cho ngành dệt.

- Thành lập các quỹ hỗ trợ cây bông, dâu tằm tơ phát triển.

- Tăng cường thu hút đầu tư của nước ngoài đồng thời huy động các nguồn vốn trong nước đầu tư sản xuất các sản phẩm hoá dầu phục vụ cho dệt may. Nguyên phụ liệu là khâu yếu nhất trong ngành Dệt – May. So với May, ngành Dệt đòi hỏi vốn đầu tư lớn hơn, rủi ro nhiều hơn mà hiệu quả trực tiếp không cao. Vì vậy cần có chính sách thu hút FDI vào lĩnh vực này nhằm chủ động chủ động về nguồn nguyên liệu thay thế nhập khẩu và hoàn

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển

tất dây chuyền sản xuất sơi - dệt - nhuộm – may để nâng cao tỷ lệ nội địa hoá, tạo giá trị gia tăng cao trong sản phẩm dệt may Việt Nam.

Đối với phụ liệu cho ngành may, hiện nay tại Việt Nam chỉ có một số các cơ sở nhỏ sản xuất một số chủng loại phụ liệu may chính như cúc nhựa, khoá kéo, chỉ may, mếch dính, bao bì, nhãn mác; không thể đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu nội địa mà còn không đáp ứng được về chất lượng của các đơn đặt hàng từ các thị trường lớn như thị trường Mỹ. Để khắc phục tình trạng này có thể thực hiện một số giải pháp sau đây:

- Tạo dựng môi trường đầu tư, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh các sản phẩm làm phụ liệu cho dệt may

 Tập trung vốn đầu tư cho các dự án đột phá cho từng doanh nghiệp trọng yếu đã được xác định như các trung tâm tạo mẫu và các vùng công nghiệp phụ trợ, các cơ sở sản xuất phụ liệu cho ngành dệt may.

 Cần xây dựng các công trình phát triển công nghiệp phụ trợ và công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng các danh mục sản phẩm hỗ trợ dự kiến phát triển để thu hút sự tham gia, phát huy tính chủ động trong công việc này của mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước.

- Mở rộng thị trường tiêu thụ phụ liệu ngành may cả tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Phát triển mạnh hệ thống tiếp thị, phát triển thương mại, xúc tiến đầu tư quốc tế. Ngoài việc củng cố và mở rộng những thị trường truyền thống, cần có các giải pháp khuyến khích các thành phần kinh tế kể cả tư nhân trong các hoạt động phát triển thị trường. Tổ chức và hỗ trợ thành lập các trung tâm tiếp thị tìm kiếm thị trường tiêu thụ và đối tượng cung cấp sản phẩm hỗ trợ trong và ngoài nước, làm cầu nối giữa các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp nội địa. Đồng thời hạn chế sử dụng các biện pháp hành chính để điều tiết dung lượng thị trường nội địa, nâng cao sức mua của thị trường nội địa để phát triển sản xuất chính và cũng là gián tiếp phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển

- Đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện các cơ sở giao thông, vận tải như các bến cảng, sân bay, đường sắt, đường bộ, giao thông đô thị, hình thành các kho tàng, điểm tập trung hàng hoá ở các vùng Kinh tế trọng điểm để gia tăng điều kiện hỗ trợ phát triển công nghiệp. Ưu tiên và ưu đãi việc xây dựng một số khu, cụm công nghiệp hỗ trợ ở các vùng kinh tế trọng điểm với mục tiêu để các dự án công nghiệp hỗ trợ nằm trong các khu, cụm công nghiệp này sẽ được ưu tiên, ưu đãi về thuế, tiền thuê đất và các dịch vụ khác với mức hấp dẫn cao hơn so với ở nơi khác.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w