Nhóm kiến nghị cụ thể về trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam doc (Trang 93 - 110)

- Những hạn chế:

3.2.2.Nhóm kiến nghị cụ thể về trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp

đại diện SHCN theo hướng không chỉ cho phép các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp mà cả văn phòng luật và công ty luật hợp doanh được thành lập và hoạt động theo Pháp lệnh Luật sư và các tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ được thành lập và hoạt động theo Luật Khoa học và Công nghệ cũng được kinh doanh dịch vụ này. Bên cạnh đó, cần bổ sung một quy định chính thức khẳng định về việc không cấm các tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài tham gia vào kinh doanh dịch vụ đại diện SHCN cho phù hợp với Nghị định số 87/2003/NĐ-CP ngày 22/7/2003 của Chính phủ về hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam.

3.2.2. Nhóm kiến nghị cụ thể về trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp nghiệp

Kiến nghị 8: Các vấn đề liên quan đến trình tự, thủ tục đăng ký bảo hộ quyền

SHCN cần phải được hướng dẫn cụ thể, dễ hiểu cho phù hợp với trình độ, nhận thức của công chúng nói chung

Hiện nay, do phần lớn các quy định pháp luật của Việt Nam về SHTT nói chung và về xác lập quyền SHCN nói riêng được dịch từ các quy định của nước ngoài trong khi đó trình độ, nhận thức của người Việt Nam nói chung về vấn đề này còn nhiều hạn chế. Do

vậy, nhiều quy định, khái niệm còn khó hiểu đối với công chúng. Điều này là một trở ngại lớn trong quá trình tiến hành các thủ tục xác lập quyền của các tổ chức, cá nhân Việt Nam.

Để khắc phục vấn đề này, cần xây dựng và ban hành hệ thống các tài liệu hướng dẫn, dưới nhiều hình thức về trình tự, thủ tục xác lập quyền SHCN giúp cho người nộp đơn có thể dễ dàng thực hiện. Bên cạnh đó, cần xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế hỗ trợ trực tiếp từ phía cơ quan xác lập quyền đối với người nộp đơn. Bổ sung quy định về thẩm quyền cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, tư vấn (trong phạm vi giới hạn cho phép) cho cơ quan đăng ký xác lập quyền và nghĩa vụ nộp phí dịch vụ của người nộp đơn trong trường hợp có yêu cầu (chẳng hạn: trong quá trình thực hiện các thủ tục xác lập quyền, người nộp đơn có quyền yêu cầu cơ quan xác lập quyền hỗ trợ trong việc phân loại, phân nhóm đối tượng yêu cầu bảo hộ theo hệ thống phân nhóm, phân loại quốc tế và phải trả phí cho công việc đó - bổ sung mục yêu cầu trong Tờ khai yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ, bổ sung quy định về phí, lệ phí...).

Kiến nghị 9: Xây dựng và ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể, chi tiết

về trình tự, thủ tục xử lý các loại đơn quốc tế: đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Thỏa ước và

Nghị định thư Madrid, đăng ký sáng chế theo Hiệp ước PCT.

Việc Việt Nam tiếp tục tham gia vào các ĐƯQT về SHCN đồng nghĩa với sự gia tăng số lượng đơn đăng ký SHCN được nộp theo các ĐƯQT đó. Trong những năm gần đây, số lượng Đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Thỏa ước Madrid (của người Việt Nam ra các nước thành viên và của các nước thành viên có chỉ định vào Việt Nam) đã tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, Việt Nam vừa triển khai vận hành hệ thống nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế theo PCT bằng hình thức nộp đơn điện tử. Đây là một tín hiệu đáng mừng thể hiện sự phát triển của hệ thống SHCN Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, thủ tục xử lý đơn và ra quyết định công nhận đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Thỏa ước và Nghị định thư Madrid cũng như thủ tục xử lý đơn sáng chế theo PCT vẫn chưa được quy định cụ thể rõ ràng. Việc bổ sung quy định này là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả xem xét đối với các loại đơn này. Vấn đề này đã được đưa ra tại Điều 120 Luật SHTT, theo đó Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn thi hành quy định về đơn quốc tế và trình tự, thủ tục xử lý đơn quốc tế của ĐƯQT có liên quan phù hợp với các nguyên tắc chung quy định

trong chương xác lập quyền SHCN.

Kiến nghị 10: Đối với nhãn hiệu, cần từng bước thay đổi phương thức xét

nghiệm nội dung đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ theo hướng giảm áp lực cho xét nghiệm viên, tăng trách nhiệm cho chủ sở hữu đồng thời đảm bảo tính khách quan trong các quyết định cấp Văn bằng bảo hộ.

Hiện nay, khi xét nghiệm đơn đăng ký nhãn hiệu, ngoài việc tra cứu các nhãn hiệu có trước, các xét nghiệm viên còn phải tra cứu cả các kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý; ngoài ra phải kiểm tra khả năng nhầm lẫn của nhãn hiệu đối với các hình tượng, nhân vật thuộc quyền tác giả của người khác đã được bảo hộ. Điều này là một áp lực lớn đối với xét nghiệm viên nói riêng và cơ quan đăng ký nói chung. Trong khi đó, hiện chưa có quy định nào đề cập đến sự phối hợp giữa Cục SHTT và Cục Bản quyền tác giả về việc sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu các đối tượng SHCN và đối tượng quyền tác giả.

Để khắc phục vấn đề này, cần nghiên cứu để từng bước áp dụng cơ chế xét nghiệm theo các căn cứ tuyệt đối kết hợp với cơ chế phản đối đơn (tương tự như cơ chế xét nghiệm của cơ quan nhãn hiệu Châu Âu) để xét nghiệm nhãn hiệu nhằm giảm áp lực cho xét nghiệm viên trong quá trình xét nghiệm đơn và đảm bảo tính khách quan, chính xác của quyết định cấp Văn bằng bảo hộ.

Ngoài ra, cần thiết lập cơ chế công nhận và sử dụng kết quả xét nghiệm nội dung giữa các cơ quan SHTT của các quốc gia.

Kiến nghị 11: Đối với chỉ dẫn địa lý, không nên quy định quyền đăng ký chỉ dẫn

địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước.

Theo quy định tại Điều 88 Luật SHTT, quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước; Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý. Người thực hiện quyền đăng ký không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó.

Các ĐƯQT và pháp luật SHTT của các nước trên thế giới đều không quy định theo hướng này. Cách quy định này chỉ mang tính hình thức và không phù hợp với thực tế. Việc "cho phép" của Nhà nước phải gắn với các điều kiện gì và trong trường hợp Nhà nước không cho phép thì ai sẽ là người có quyền đứng tên đăng ký chỉ dẫn địa lý?

Pháp luật của các nước quy định chỉ dẫn địa lý là tài sản thuộc sở hữu của tập thể các nhà sản xuất, kinh doanh trong khu vực địa phương mang chỉ dẫn địa lý. Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý thuộc về tập thể đó. Bên cạnh quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể này có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp nhằm quản lý, kiểm soát và phát triển giá trị chỉ dẫn địa lý. Quy định như vậy là phù hợp với bản chất của chỉ dẫn địa lý đồng thời tạo điều kiện tốt nhất cho việc quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý.

Kiến nghị 12: Đối với sáng chế, cần sửa đổi quy định về các đối tượng bị loại

trừ không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế

Quy định của Luật SHTT về các đối tượng bị loại trừ, không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế (Điều 59) về cơ bản là phù hợp với TRIPS và BTA. Các đối tượng này không được bảo hộ vì bản thân chúng không phải là sáng chế. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là khi có một đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế đối với một sản phẩm, một quy trình nào đó trong đó có chứa hoặc có một số giai đoạn phải áp dụng các đối tượng này thì sản phẩm, quy trình đó có được xem xét để cấp bằng sáng chế không. Pháp luật Việt Nam hiện hành chưa có quy định cụ thể để giải quyết vấn đề này.

Pháp luật của một số nước như Pháp, Đức quy định về vấn đề này theo hướng: cơ quan đăng ký chỉ từ chối cấp văn bằng bảo hộ khi toàn bộ giải pháp, quy trình yêu cầu bảo hộ sáng chế chỉ thuần túy là các quy trình, giải pháp kể trên. Trong trường hợp đối tượng yêu cầu bảo hộ có chứa một phần hoặc có sử dụng một số quy trình bị loại trừ thì chúng vẫn phải được xem xét để cấp bằng sáng chế. Pháp luật Việt Nam nên bổ sung quy định này theo hướng đã phân tích để phù hợp với tinh thần của Hiệp định TRIPS và BTA.

Cũng liên quan đến vấn đề này, Luật SHTT quy định chương trình máy tính là một trong những đối tượng bị loại trừ không được bảo hộ là sáng chế, đối tượng này

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

được bảo hộ theo pháp luật về quyền tác giả. Việc áp dụng cơ chế bảo hộ quyền tác giả đối với đối tượng này nhằm khuyến khích hoạt động sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển của công nghệ thông tin; nó cho phép những người sáng tạo độc lập ra các chương trình máy tính sau khi chương trình đã được đăng ký bản quyền vẫn có quyền sử dụng đối với chương trình đó.

Nghiên cứu quy định pháp luật của một số nước công nghiệp phát triển, chương trình máy tính không những được bảo hộ theo luật về quyền tác giả mà còn có thể được bảo hộ theo luật KDCN và luật sáng chế. Pháp luật các nước này không loại bỏ hoàn toàn khả năng cấp bằng độc quyền sáng chế cho chương trình máy tính như Việt Nam. Chẳng hạn, pháp luật Nhật Bản và Hoa Kỳ (những nước có nền công nghiệp bản quyền phát triển) vẫn cho phép cấp bằng độc quyền sáng chế cho phần mềm máy tính và trên thực tế đã có hàng chục nghìn bằng độc quyền sáng chế được cấp cho các chương trình máy tính. Điều này đã chỉ ra rằng khả năng xem xét để cấp bằng độc quyền sáng chế cho chương trình máy tính là có thể và đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ngành công nghiệp phần mềm ở các nước này. Điều 52 Công ước Munich năm 1973 cũng quy định không cấp bằng độc quyền sáng chế cho chương trình máy tính. Tuy nhiên, quy định này đã được sửa đổi tại Dự thảo sửa đổi Công ước Munich ngày 20/2/2002 (Dự thảo quy định của Nghị viện Châu Âu về cấp bằng sáng chế cho các chương trình máy tính - Brussel 20/2/2002).

ở Việt Nam, việc tạo điều kiện cho phép các nhà sáng tạo có quyền sử dụng chương trình máy tính do mình độc lập sáng tạo ra là cần thiết. Tuy nhiên, việc thúc đẩy ngành công nghiệp phần mềm phát triển là vấn đề quan trọng và có ý nghĩa thiết thực hơn. Trong bối cảnh nền công nghiệp phần mềm Việt Nam còn nhiều hạn chế, Nhà nước cần có chính sách bảo hộ sao cho những nhà viết phần mềm độc lập có thể khai thác giá trị quyền SHCN đối với chương trình máy tính do mình sáng tạo ra hoặc có thể chuyển nhượng, li-xăng đối tượng đó nhằm thu hồi vốn đầu tư… Do vậy, nên loại bỏ đối tượng "chương trình máy tính" ra khỏi danh sách đối tượng bị loại trừ bảo hộ sáng chế. Nếu các chương trình máy tính thể hiện được những đặc tính kỹ thuật, có tính mới, tính sáng tạo, khả năng áp dụng trong công nghiệp thì hoàn toàn có thể được cấp bằng sáng chế.

Kết luận

Bảo hộ quyền SHCN không chỉ bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho chủ sở hữu, bảo vệ quyền lợi chính đáng của cộng đồng mà còn là động lực quan trọng thúc đẩy hoạt động sáng tạo, đổi mới, cải tiến kỹ thuật, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế, khuyến khích đầu tư nước ngoài. Cũng như các quốc gia đang xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường, vấn đề bảo hộ quyền SHCN đã trở thành mối quan tâm mang tính định hướng, chiến lược của Việt Nam trong quá trình xây dựng nền kinh tế dựa trên tri thức.

Thế kỷ XXI được đánh giá là thế kỷ của tri thức sáng tạo và công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra nhu cầu khẳng định vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng và của cả nền kinh tế quốc gia nói chung. Chính vì vậy, xác lập, bảo hộ và phát triển giá trị quyền SHCN đang trở thành một vấn đề mang tính thời sự và được quan tâm chú trọng hơn bao giờ hết.

Các đối tượng SHCN ngày nay không chỉ đơn thuần là tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng, định đoạt của riêng chủ sở hữu mà còn là những đối tượng có khả năng tác động lớn tới lợi ích và sự phát triển chung của toàn xã hội. Hành vi xâm phạm quyền SHTT không chỉ làm thiệt hại cho chủ sở hữu mà còn gây thiệt hại cho hàng hoạt các nhà sản xuất, người tiêu dùng và cho nền kinh tế. Việc xác lập, thực thi và bảo hộ quyền SHTT một cách thỏa đáng hay không sẽ có tác động lớn đến việc thúc đẩy hay hạn chế sáng tạo trong nghiên cứu khoa học kỹ thuật, sản xuất, kinh doanh. Như vậy, để việc bảo hộ SHTT có hiệu quả thì rõ ràng chúng ta phải xây dựng một hệ thống pháp luật về SHTT đầy đủ, chặt chẽ và hoàn thiện từ khâu xác lập quyền sở hữu cho đến cơ chế thực thi và các biện pháp chế tài nhằm bảo vệ các quyền đã được xác lập.

Trong khi đó, hệ thống pháp luật về bảo hộ SHCN nói chung và xác lập quyền SHCN nói riêng của Việt Nam còn nhiều thiếu sót, bất cập, chưa đáp ứng các yêu cầu, đòi hỏi đặt ra trong quá trình hội nhập đặc biệt là yêu cầu của Hiệp định TRIPS - một

trong những yêu cầu then chốt để Việt Nam có thể gia nhập WTO.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này mong góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật về xác lập quyền SHCN, từ đó nâng cao tính hiệu quả của hệ thống SHCN quốc gia, đáp ứng nhu cầu của quá trình hội nhập và những đòi hỏi của tình hình mới.

Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực thực hiện những bước chuyển mình để hội nhập với nền kinh tế quốc tế, việc hoàn thiện pháp luật về SHCN nói chung và xác lập quyền SHCN nói riêng là vấn đề đặc biệt quan trọng. Việc nhìn nhận vấn đề hoàn thiện pháp luật về xác lập quyền SHCN yêu cầu phải giải quyết một khối lượng lớn các vấn đề nghiên cứu.

Danh mục Các văn bản Quy phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp

Tên văn bản Ngày ban hành

* Luật, Pháp lệnh

Bộ luật Dân sự 1995 (Điều 13.4, Điều 47, Điều 188 và Phần thứ sáu)

28/10/1995

Bộ luật Hình sự 1999 (Điều 156, 157, 158, 170, 171 Tội sản xuất buôn bán hàng giả; tội vi phạm các quy định về cấp Văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp; tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp)

21/12/1999

Luật Khoa học và Công nghệ 06/09/2000 Luật Hải quan (Chương III, Mục 5: tạm dừng làm thủ tục hải quan

đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

29/06/2001

Luật Cạnh tranh

Bộ luật Dân sự 2005 (Phần thứ sáu) 14/06/2005 Luật Thương mại (Điều 46 - Nghĩa vụ đảm bảo quyền sở hữu trí

tuệ đối với hàng hóa; Điều 108 - Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm quảng cáo thương mại, Chương VI, Mục 8 - Nhượng quyền thương mại)

14/06/2005

Luật Sở hữu trí tuệ 29/11/2005

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam doc (Trang 93 - 110)