Hệ thống xác lập quyền sở hữu công nghiệp của Cộng đồng Châu Âu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam doc (Trang 50 - 52)

Cộng đồng Châu Âu hiện tại bao gồm 25 nước thành viên (áo, Bỉ, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Pháp, Hy Lạp, Luxambua, Phần Lan, Ireland, Italia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Anh, Ba Lan, Hungary, Séc, Slovakia, Slovenia, Lithuania, Latvia,

điều kiện cho các chủ thể có nhu cầu có thể đăng ký bảo hộ quyền SHCN của mình vào Cộng đồng Châu Âu một cách thuận lợi, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Đối tượng SHCN khi được đăng ký Châu Âu sẽ có hiệu lực ở tất cả các nước thành viên của Cộng đồng. Cũng giống như hệ thống đăng ký quốc tế nhằm xác lập quyền đối với các đối tượng SHCN, việc đăng ký xác lập quyền SHCN ở Cộng đồng Châu Âu có ưu điểm là thủ tục nộp đơn đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí. Người nộp đơn khi muốn chuyển đổi đơn đăng ký tại cộng đồng thành đơn đăng ký quốc gia tại từng nước thuộc Cộng đồng sẽ được bảo lưu ngày nộp đơn. Đơn đăng ký khi bị từ chối ở một trong các nước thành viên của Cộng đồng có thể chuyển đổi thành đơn đăng ký quốc gia ở các nước khác.

Đơn đăng ký bảo hộ quyền SHCN được nộp tại bộ phận phụ trách chuyên môn tương ứng của Văn phòng hài hòa hóa thị trường nội địa - OHIM.

Châu Âu không áp dụng cơ chế xét nghiệm nội dung theo các căn cứ tương đối, theo đó, các cơ quan đăng ký xác lập quyền SHCN xem xét, đánh giá khả năng bảo hộ đối tượng theo các căn cứ tuyệt đối và áp dụng cơ chế phản đối của các bên liên quan đối với việc bảo hộ đối tượng Sau khi được tiếp nhận, Đơn sẽ được xét nghiệm hình thức, sau đó được công bố trong một khoảng thời gian để các bên liên quan phản đối. Sau một thời gian xác định tùy thuộc vào từng đối tượng, nếu không có ý kiến phản đối thì đối tượng được ghi nhận đăng ký. Chủ sở hữu các đối tượng có nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bằng các biện pháp khác nhau trong đó có biện pháp theo dõi việc công bố các đối tượng yêu cầu đăng ký để phản đối việc đăng ký đối tượng đó nếu có căn cứ, cơ sở cho rằng đối tượng vi phạm quyền SHCN của mình.

Với lịch sử phát triển lâu đời, hệ thống SHTT nói chung và cơ chế xác lập quyền SHCN nói riêng ở Châu Âu đã đạt đến trình độ phát triển cao. Thủ tục xác lập quyền được quy định một cách đơn giản, thuận tiện nhằm bảo hộ tốt nhất quyền và lợi ích của chủ sở hữu. Hoạt động xác lập quyền ở Cộng đồng Châu Âu được thực hiện dưới hình thức cung cấp "dịch vụ công", hoàn toàn thoát khỏi những ràng buộc mang tính mệnh lệnh, hành chính.

Trong thời gian qua, cơ quan SHTT của Việt Nam đã có những hoạt động hợp tác trong khuôn khổ các chương trình hỗ trợ của Châu Âu nhằm trao đổi, học tập, kinh nghiệm từng bước hoàn thiện khung pháp lý và nâng cao hiệu quả của hoạt động xác lập quyền SHCN.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam doc (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)