áp dụng các biện pháp dân sự theo Luật SHTT và các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh. Như vậy, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật Việt Nam được bảo hộ bởi sự kết hợp của cả hai hệ thống: hệ thống pháp luật về SHTT và hệ thống pháp luật về cạnh tranh.
2.2. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo nguyên tắc đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhà nước có thẩm quyền
Bên cạnh việc xác lập quyền SHCN theo nguyên tắc tự động như phân tích trên đây áp dụng cho một số đối tượng SHCN đặc thù, việc xác lập quyền đối với các đối tượng SHCN còn lại được thực hiện theo nguyên tắc đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Xuất phát từ tính đặc thù của từng loại đối tượng SHCN, pháp luật có những quy định khác nhau về trình tự, thủ tục và các yêu cầu cụ thể để tiến hành việc đăng ký xác lập quyền SHCN, tuy nhiên, một cách chung nhất, hệ thống các quy định pháp luật về đăng ký xác lập quyền SHCN bao gồm: đối tượng SHCN được đăng ký và các tiêu chuẩn bảo hộ của chúng; quyền nộp đơn đăng ký; thực hiện việc nộp đơn đăng ký và xác định ngày nộp đơn hợp lệ; trình tự, các quy
định về đơn và xét nghiệm đơn đăng ký; trình tự thủ tục cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ và các thủ tục khiếu nại, phản đối liên quan đến việc cấp văn bằng bảo hộ.