Khiếu nại, phản đối liên quan đến việc cấp Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam doc (Trang 78 - 80)

b) Xét nghiệm và công bố đơn đăng ký SHCN

2.2.7. Khiếu nại, phản đối liên quan đến việc cấp Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

nghiệp

Sau quá trình xét nghiệm đơn, nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ theo quy định, người nộp đơn sẽ được cấp Văn bằng bảo hộ. Văn bằng bảo hộ quyền SHCN là tài liệu chứng nhận, khẳng định một cách chính thức quyền của chủ sở hữu đối với đối tượng. Hiệu lực của văn bằng bảo hộ SHCN được xác định khác nhau tùy thuộc từng loại đối tượng.

Về mặt không gian, văn bằng bảo hộ SHCN có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt

Nam.

Về mặt thời gian, tương ứng với từng loại đối tượng SHCN, Văn bằng bảo hộ có

hiệu lực trong một khoảng thời gian khác nhau, cụ thể, đối với sáng chế là 20 năm, giải pháp hữu ích là 10 năm, KDCN là 5 năm – có thể gia hạn 2 lần liên tiếp mỗi lần 5 năm, nhãn hiệu là 10 năm – có thể gia hạn nhiều lần mỗi lần 10 năm, chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp, thiết kế bố trí có hiệu lực kể từ ngày cấp đến kết 10 năm kể từ ngày nộp đơn hoặc ngày được khai thác thương mại lần đầu tiên hoặc 15 năm kể từ ngày tạo ra.

Trong trường hợp đối tượng không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ theo quy định, cơ quan đăng ký sẽ ra quyết định từ chối cấp Văn bằng bảo hộ trong đó nêu rõ lý do từ chối. Pháp luật Việt Nam hiện hành thiếu các quy định về căn cứ từ chối cấp Văn bằng bảo hộ; các quy định về yêu cầu, điều kiện gia hạn, rút ngắn thời hạn đối với việc thực hiện các thủ tục liên quan đến xác lập quyền trong quá trình xét nghiệm đơn. Những thiếu sót này cần được nghiên cứu bổ sung phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu của các chủ thể liên quan trong quá trình tiến hành thủ tục đăng ký xác lập quyền SHCN trên thực tế.

2.2.7. Khiếu nại, phản đối liên quan đến việc cấp Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp hữu công nghiệp

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, trong quá trình tiến hành các thủ tục xác lập quyền, người nộp đơn có quyền khiếu nại các thông báo, quyết định của Cục SHTT trong một thời hạn nhất định tùy thuộc vào từng loại thông báo, quyết định và

từng loại đối tượng SHCN. Khi nhận được đơn khiếu nại, cơ quan đăng ký có trách nhiệm xem xét và ra quyết định thay đổi kết luận đã đưa ra hoặc vẫn giữ nguyên kết luận.

Trong trường hợp không đồng ý với kết luận của Cục SHTT, người nộp đơn có quyền tiếp tục khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hay khởi kiện ra Tòa Hành chính có thẩm quyền. Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ là quyết định cuối cùng.

Trong giai đoạn này, các quy định pháp luật hiện hành có một số điểm bất cập sau:

- Quy định về cơ chế giải quyết khiếu nại của pháp luật Việt Nam hiện hành chưa phù hợp với yêu cầu của TRIPS. Theo yêu cầu của TRIPS, mọi quyết định của cơ quan đăng ký xác lập quyền SHCN đều có thể được xem xét bởi thủ tục tố tụng tòa án. Trong khi đó, theo quy định của pháp luật Việt Nam, Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ là quyết định cuối cùng và không thể được xem xét bởi tòa án. Người nộp đơn chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức khiếu nại đó là: theo thủ tục hành chính và theo thủ tục tố tụng tại tòa án;

- Các quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại liên quan đến xác lập quyền SHCN chưa đủ chi tiết để có thể áp dụng thực hiện một cách hiệu quả trên thực tế;

- Quy định về thủ tục đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ bị lẫn với thủ tục khiếu nại liên quan đến việc xác lập quyền.

Những vấn đề này cũng chưa được ghi nhận cụ thể trong Luật SHTT. Đây là những nội dung quan trọng không thể thiếu nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp đơn cũng như đảm bảo sự công bằng cho các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật liên quan đến xác lập quyền SHCN, do đó cần được nghiên cứu bổ sung kịp thời.

Chương 3

Thực trạng xác lập quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam và phương hướng hoàn thiện

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam doc (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)