Hệ thống xác lập quyền sở hữu công nghiệp của Mỹ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam doc (Trang 52 - 53)

Có thể nói, Mỹ là một quốc gia có chế độ bảo hộ nghiêm ngặt và khá phức tạp đối với tất cả các đối tượng SHCN. ở Mỹ tồn tại hai hệ thống pháp luật nói chung đó là luật liên bang và luật tiểu bang, tuy nhiên, hầu hết các vấn đề liên quan đến SHTT thuộc quyền tài phán của liên bang và luật áp dụng cho những vấn đề liên quan đến SHTT cũng hầu hết là luật liên bang.

Vấn đề xác lập và bảo hộ quyền SHCN được đặt ra từ rất lâu ở Mỹ với đạo luật đầu tiên về đăng ký nhãn hiệu và cấm vi phạm nhãn hiệu năm 1870. Khác với Việt Nam và nhiều nước thuộc hệ thống luật lục địa áp dụng nguyên tắc "first to file" (nộp đơn trước) trong xác lập quyền SHCN, Mỹ áp dụng nguyên tắc "first to invent" (sáng tạo trước) đối với sáng chế và "first to use" (sử dụng trước) đối với nhãn hiệu.

Đối với sáng chế, pháp luật Mỹ quy định: người nộp đơn đăng ký sáng chế phải

là tác giả sáng chế; sau khi nộp đơn, người này có thể chuyển nhượng quyền sở hữu đơn cho doanh nghiệp hoặc tổ chức nơi người đó đang làm việc. Quá trình xem xét đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế được thực hiện tại Cơ quan Nhãn hiệu và Sáng chế Hoa kỳ (USPTO). Thông thường, quá trình xem xét cấp Bằng độc quyền sáng chế kéo dài khoảng 18-20 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Đối với nhãn hiệu, theo Luật Nhãn hiệu Hoa kỳ, quyền sở hữu đối với nhãn hiệu

được tự động xác lập theo luật án lệ trong phạm vi từng bang khi nhãn hiệu đó được sử dụng trong kinh doanh hoặc được người tiêu dùng biết đến một cách rộng rãi nếu nhãn hiệu không có tính phân biệt tự thân (mang tính mô tả hoặc chỉ bao gồm chữ cái, chữ số đơn thuần…). Nói cách khác, ở Mỹ không nhất thiết phải đăng ký nhãn hiệu để nhãn hiệu có thể được bảo hộ. Tuy nhiên, việc đăng ký nhãn hiệu ở liên bang mang lại cho chủ nhãn hiệu nhiều lợi thế về vật chất và quyền lợi. Khi đã được đăng ký liên bang, nhãn

hiệu sẽ được bảo hộ trên toàn lãnh thổ liên bang thay vì bị giới hạn trong bang mà nhãn hiệu được sử dụng. Để đăng ký nhãn hiệu liên bang, người nộp đơn phải nộp đơn cho USPTO và nêu rõ cơ sở nộp đơn là "đã sử dụng" (used), "dự định sử dụng" (intent to use) hay dựa trên đăng ký nhãn hiệu đã được cấp ở nước ngoài.

Các đối tượng SHCN khác chủ yếu được xác lập và bảo hộ theo luật chống cạnh tranh không lành mạnh.

Có thể nhận thấy cơ chế xác lập quyền SHCN ở Mỹ được quy định khá linh hoạt nhằm bảo hộ tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho chủ sở hữu đối tượng SHCN. Nhìn chung, việc sử dụng thực tế đối tượng SHCN là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc xác lập quyền. Cách xác định này là phù hợp với thực tế xã hội, nhằm tránh hiện tượng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu với động cơ không trung thực, trục lợi bất hợp pháp hoặc cạnh tranh không lành mạnh.

Trong quá trình hoàn thiện cơ chế xác lập quyền SHCN, Việt Nam có thể tham khảo một số nội dung trong mô hình xác lập quyền của Mỹ để áp dụng vào Việt Nam như: nguyên tắc nộp đơn trước, yêu cầu về việc sử dụng thực tế đối tượng…

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam doc (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)