Xu hướng phát triển của hệ thống xác lập quyền sở hữu công nghiệp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam doc (Trang 32 - 35)

công nghiệp

Có thể nhận thấy hội nhập khu vực và quốc tế đã trở thành một xu thế phát triển tất yếu của tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Thực tế hoạt động đàm phán và ký kết các ĐƯQT song phương, đa phương của Việt Nam trong thời gian qua cho thấy SHTT đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu [6, tr. 37]. Các yêu cầu về cơ chế bảo hộ quyền SHTT xuất hiện trong hầu hết các hiệp định song phương về kinh tế, thương mại ký kết giữa Việt Nam với các nước (Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Hiệp định thương mại Việt Nam - Ucraina, Hiệp định Thương mại Việt Nam -

Indonesia, Hiệp định Việt Nam - Thụy Sĩ về SHTT…). Chính vì vậy, đối với Việt Nam,

xây dựng, củng cố hệ thống bảo hộ SHTT trước hết là điều kiện để được gia nhập sân chơi quốc tế về kinh tế. Trong sân chơi đó, Việt Nam phải chấp nhận luật chơi về SHTT

[5, tr. 22].

Xuất phát từ nhu cầu, đòi hỏi của tình hình mới, cơ chế xác lập quyền SHCN cũng phải được thay đổi, hoàn thiện theo hướng đơn giản hóa về yêu cầu, điều kiện, thủ tục; rút ngắn thời gian xem xét đơn yêu cầu nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các chủ thể trong quá trình thực hiện xác lập quyền SHCN.

Cũng như tất cả các quốc gia đang phát triển trên thế giới, mục tiêu của Việt Nam là duy trì và thúc đẩy sự phát triển toàn diện trong đó có sự phát triển của hệ thống SHCN. Để có thể nâng cao hiệu quả bảo hộ SHCN, một yêu cầu mang tính tiền đề được đặt ra đó là hoàn thiện hệ thống và cơ chế xác lập quyền SHCN vì xác lập quyền là điều kiện tiên quyết để quyền SHCN được bảo hộ. Sự phát triển mạnh mẽ và những thành tựu của khoa học, công nghệ cùng với nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi cơ chế xác lập quyền SHCN phải linh hoạt, đơn giản, thuận tiện, phù hợp với các chuẩn mực chung của thế giới và phải được tiến hành một cách nhanh chóng, chính xác. Một hệ thống xác lập quyền linh hoạt, khoa học, ngắn gọn với nguyên tắc tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các chủ thể tham gia vào quá trình xác lập quyền là một trong những điều kiện góp phần nâng cao hiệu quả của hệ thống SHCN quốc gia.

Xu hướng chung của thế giới hiện nay là đơn giản hóa đến mức tối thiểu các thủ tục liên quan đến đăng ký bảo hộ quyền SHCN. Cơ chế xác lập quyền phải được xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện sao cho các chủ thể sáng tạo có thể được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu của mình tại cơ quan có thẩm quyền một cách nhanh chóng, thuận tiện nhất. Cơ quan SHTT quốc gia phải đóng vai trò như một tổ chức hỗ trợ cho các chủ thể sáng tạo trong việc xác lập, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ của mình.

Trong những năm gần đây ở các nước có hệ thống SHTT phát triển như Mỹ, Nhật, Anh, Australia… hàng loạt các chính sách, cơ chế nhằm tăng cường hiệu quả bảo hộ SHTT nói chung và hoàn thiện cơ chế xác lập quyền nói riêng đã được xây dựng và

triển khai thực hiện. Nhà nước ban hành các chính sách và triển khai các chương trình hành động cụ thể nhằm một mặt hỗ trợ các chủ thể sáng tạo trong quá trình thực hiện xác lập quyền SHCN, mặt khác đề ra những yêu cầu, điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong quá trình thực thi nhiệm vụ liên quan đến hoạt động xác lập quyền SHCN. Hoạt động hỗ trợ, tư vấn người nộp đơn dưới nhiều hình thức (trực tiếp, qua điện thoại, qua phương tiện truyền thông trực tuyến…) được triển khai tại các cơ quan xác lập quyền; chính sách giảm chi phí xác lập quyền cho các đối tượng ưu tiên; các thành quả công nghệ thông tin được ứng dụng nhằm rút ngắn thời gian xét nghiệm đơn yêu cầu đăng ký bảo hộ quyền SHCN, phương thức nộp đơn và xét nghiệm đơn trực tuyến áp dụng …

Bên cạnh việc hoàn thiện cơ chế xác lập quyền ở cấp độ quốc gia, các nước cũng chú trọng tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế về vấn đề này. Các ĐƯQT được ký kết nhằm thiết lập cơ sở pháp lý cho việc rút gọn, đơn giản hóa các thủ tục xác lập quyền SHCN của các quốc gia thành viên:

- Hiệp định TRIPS yêu cầu các thủ tục xác lập quyền phải hợp lý, đặc biệt là không được phức tạp quá;

- Hiệp ước Luật Nhãn hiệu hàng hóa quy định cụ thể về những yêu cầu tối đa mà quốc gia thành viên có thể yêu cầu các chủ thể trong quá trình thực hiện thủ tục xác lập quyền; các nước thành viên Hiệp ước không được phép đặt ra các yêu cầu cao hơn hoặc các yêu cầu khác với những yêu cầu mà Hiệp ước cho phép.

- Khuyến nghị chung của Hội đồng Liên hiệp Pari về bảo hộ SHCN và Đại Hội đồng của WIPO về li-xăng nhãn hiệu hàng hóa đang được ủy ban thường trực về Luật nhãn hiệu hàng hóa, KDCN và chỉ dẫn địa lý của WIPO kiến nghị ban hành, trong đó có các nội dung hướng dẫn các nước thành viên trong việc ban hành các quy định về thủ tục đăng ký hợp đồng li-xăng. Tinh thần và nội dung chủ yếu của Khuyến nghị là quy định các yêu cầu tối đa đối với đơn đăng ký hợp đồng li-xăng, tương tự, thậm chí "ngặt nghèo" hơn so với Hiệp ước Luật Nhãn hiệu hàng hóa đối với đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.

viên về đơn giản hóa thủ tục liên quan đến trình tự, thủ tục cấp Bằng độc quyền sáng chế/ giải pháp hữu ích.

Các hiệp ước này đã và đang tiếp tục được các quốc gia tham gia và nỗ lực triển khai các biện pháp nhằm thực thi hiệp ước trên thực tế. Nhiều cuộc hội thảo, đàm phán được tổ chức nhằm đưa ra những cơ chế mới nâng cao hiệu quả thực thi hiệp ước hoặc đưa ra những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới. Rõ ràng, đơn giản hóa thủ tục xác lập quyền đối với mọi đối tượng SHCN đang là xu hướng chung của thế giới hiện nay trong đó có Việt Nam.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam doc (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)