Xác lập quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam doc (Trang 59 - 61)

hữu công nghiệp

Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh đã được thừa nhận là một bộ phận của SHCN vào năm 1900 tại Hội nghị ngoại giao Brussels về sửa đổi Công ước Paris (Điều 10bis). Bất kỳ hành động cạnh tranh không trung thực nào trong lĩnh vực công nghiệp hay thương mại đều bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh [23, tr. 42]. Việc bảo hộ các đối tượng SHCN truyền thống không đủ để đảm bảo cho một môi trường kinh doanh lành mạnh. Có những hành vi cạnh tranh không hợp pháp không thể giải quyết được bằng luật SHCN truyền thống [27, tr. 51]. Do đó, các quy định về cạnh tranh không lành mạnh vừa cần thiết để bổ trợ cho luật về SHCN vừa đưa ra một cơ chế bảo hộ riêng.

Xuất phát từ tính chất đặc thù của mình, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh luôn được xác lập theo nguyên tắc tự động mà không cần phải đăng ký. Cạnh tranh không lành mạnh được mô tả là những hành vi trái ngược với "thông lệ thương mại trung thực", do vậy không có một chuẩn mực chung để xác định hành vi đó. Tiêu chuẩn về "công bằng" hay "trung thực" trong cạnh tranh là sự phản ánh các quan niệm về xã hội, kinh tế, đạo đức của một xã hội, một khu vực cụ thể. Các tiêu chuẩn này hoàn toàn có thể thay đổi theo thời gian, hơn nữa, trên thực tế luôn luôn xuất hiện những hành vi cạnh tranh không lành mạnh mới với tính chất và mức độ phức tạp luôn biến động, do đó không thể đặt ra vấn đề đăng ký xác lập quyền đối với quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Nghiên cứu quy định pháp luật của các nước cho thấy quyền chống cạnh tranh không lành mạnh có thể được bảo hộ theo hai hệ thống: hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền SHCN và hệ thống pháp luật về cạnh tranh [15].

ở Việt Nam, trước khi có Luật SHTT, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được điều chỉnh theo Nghị định 54/2000/NĐ-CP với tư cách là một đối tượng SHCN. Nghị định này không quy định về điều kiện xác lập quyền chống cạnh tranh không lành mạnh mà quy định theo hướng liệt kê các hành vi bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới SHCN (Điều 24). Có thể hiểu quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được tự động xác lập trên cơ sở sự xuất hiện của các hành vi cạnh tranh không lành

mạnh trên thực tế. Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến SHCN có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, bồi thường thiệt hại; xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi đó. Khi thực hiện quyền yêu cầu xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh, người yêu cầu có nghĩa vụ chứng minh về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của tổ chức, cá nhân do mình đại diện đang bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra.

Luật SHTT đã có những sửa đổi, bổ sung đáng kể so với các quy định hiện hành về quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến SHTT, theo đó, phạm vi các hành vi bị coi là cạnh tranh không lành mạnh được mở rộng hơn. Đặc biệt là về cơ chế bảo hộ, theo Luật SHTT, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam doc (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)