Sáng chế/giải pháp hữu ích

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam doc (Trang 62 - 63)

"Sáng chế là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội", "Giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội" (Điều 782, 783 BLDS 1995).

Theo Nghị định 63/CP và Thông tư 3055/TT-SHCN, trình tự, thủ tục đăng ký xác lập quyền SHCN đối với sáng chế và giải pháp hữu được tiến hành một cách độc lập như đối với hai đối tượng độc lập.

BLDS 2005 và Luật SHTT có sự thay đổi về nội dung này, theo đó, giải pháp hữu ích không được ghi nhận như một đối tượng độc lập mà chỉ là một dạng đặc biệt của sáng chế. Luật SHTT cũng chỉ quy định về thủ tục đăng ký xác lập quyền đối với sáng chế. Sau quá trình xét nghiệm đơn đăng ký sáng chế, nếu giải pháp không đáp ứng tiêu chuẩn về tính sáng tạo để được cấp Bằng độc quyền sáng chế thì có thể được bảo hộ dưới hình thức Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

Về tiêu chuẩn bảo hộ sáng chế, Nghị định 63/CP yêu cầu, giải pháp kỹ thuật để được bảo hộ là sáng chế phải đáp ứng các điều kiện về tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng trong công nghiệp, theo đó các điều kiện để một giải pháp kỹ thuật được công nhận là đáp ứng tính mới bao gồm (i) không trùng với giải pháp nêu trong đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ đã được nộp và (ii) trước ngày ưu tiên của đơn, giải pháp kỹ thuật đó chưa bị bộc lộ công khai trong hoặc/và ngoài nước dưới hình thức sử dụng hoặc mô tả trong bất kỳ nguồn thông tin nào tới mức căn cứ vào đó người có trình độ trung bình trong lĩnh vực tương ứng có thể thực hiện được giải pháp đó. Hai khả năng này về

bản chất là trùng nhau: việc nộp đơn đăng ký sáng chế đã bao gồm hành vi "mô tả sáng chế" thông qua việc viết bản mô tả. Do đó, cách quy định của Nghị định 63/CP là chưa đầy đủ do chưa bao quát được tất cả các khả năng có thể xảy ra trên thực tế. Về vấn đề này, Luật SHTT có cách quy định mang tính bao quát và đầy đủ hơn:

Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên (Điều 60).

Về đối tượng loại trừ không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế, việc coi phần mềm máy tính là một đối tượng loại trừ theo quy định của pháp luật hiện hành là không phù hợp vì đối tượng này hoàn toàn có thể được bảo hộ dưới hình thức sáng chế nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu bảo hộ.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam doc (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)