I. Dự kiến mô hình của thị trờng hàng hoá giao sau của Việt Nam.
3. Về trung tâm giao dịch hàng hoá giao sau của Việt Nam.
Các trung tâm giao dịch (Sở giao dịch) là yếu tố quan trọng nhất trong thị trờng hàng hoá giao sau. Trong giai đoạn đầu để hỗ trợ cho việc hình thành một thị trờng hàng hoá giao sau một cách chính quy hiện đại, cần thành lập thử nghiệm dới dạng các trung tâm giao dịch hàng hoá giao sau. Việc thử nghiêm thành lập các trung tâm giao dịch hàng hoá giao sau khi cha có đủ điều kiện để thành lập các Sở.giao dịch chính quy là một bớc đi cần thiết. Vì rằng, đây là một hình thức để rút ngắn thời gian chuẩn bị. Trên cơ sở các trung tâm giao dịch sau một thời gian có thể hình thành nên các sở giao dịch một cách chính quy hiện đại. Hơn nữa, việc hình thành các trung tâm thử nghiệm ban đầu nh vậy sẽ đáp ứng đ- ợc các đòi hỏi bức xúc về tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá ở nớc ta, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp. Một ý nghĩa khác vô cùng quan trọng là hình thức giao dịch hàng hoá giao sau nhìn chung đối với Việt Nam là còn mới mẻ, cho nên việc hình thành các trung tâm thử nghiệm sẽ tạo ra một giai đoạn tập dợt trớc khi phát triển lên thành một Sở giao dịch hàng hoá chính quy cho đất nớc.
Nh vậy về hình thức, Trung tâm giao dịch là một Sở giao dịch có quy mô và hình thức thích hợp với giai đoạn sơ khai ban đầu. Trong giai đoạn này hệ thống giao dịch cũng cha cần hiện đại, có thể vừa giao dịch bằng điện tử kết hợp với giao dịch bằng tay, hô hoán.
Về số lợng của các công ty môi giới cũng cha cần nhiều, theo kinh nghiệm của một số nớc chỉ khoảng 20 - 30 là vừa. Hiện nay ở Việt Nam các công ty này có thể theo hình thức vừa làm môi giới vừa làm t vấn cho những ai có nhu cầu giao dịch trên thị trờng hàng hoá giao sau. Các chủ vựa là ngời gom hàng nông sản của ngời dân sau đó liên hệ với các công ty môi giới để đem bán trên thị trờng hàng hoá giao sau.
Về các thành viên giao dịch tại sàn (thơng gia hoa hồng) đây là những ngời phải có tiền ký quỹ hay có chỗ ở các trung tâm giao dịch, họ có thể là các thành viên của các công ty xuất nhập khẩu, giao dịch cho các công ty hoặc cũng có thể giao dịch cho các cá nhân, vì vậy số lợng có thể đủ để tiến hành các phiên giao dịch. Hãng giao hoán trung gian của ngờimua Sở giao hoán hàng hoá giao sau Hãng giao hoán trung gian của ngời
Về biên chế nhân sự của trung tâm giao dịch trong thời gian đầu trung tâm giao dịch nhìn chung có quy mô nhỏ và thuộc sở hữu của nhà nớc nên biên chế của một trung tâm khoảng 50- 60 ngời. Về mô hình cơ cấu tổ chức cụ thể vợt quá khuôn khỏ của đề tài này và sẽ đợc trình bày chi tiết khi thực hiện đề án về xây dựng mô hình thị trờng hàng hoá giao sau của Việt Nam.
Về cơ cấu tổ chức và hoạt động của một trung tâm giao dịch.
1. Trung tâm giao dịch do Bộ thơng mại ra quyết định thành lập.
2. Trung tâm giao có t cách pháp nhân là sở hữu nhà nớc, trực thuộc ban quản lý thị trờng hàng hoá giao sau của Bộ Thơng mại, kinh phí hoạt động do nhà nớc cấp.
3. Điều hành trung tâm là giám đốc và một số phó giám đốc giúp việc cho giám đốc. Giám đốc là ngời đại diện pháp lý của trung tâm giao dịch. giám đốc và các phó giám đốc do ban quản lý thị trờng hàng hoá giao sau trực tiếp bổ nhiệm.
4. Sau giai đoạn hoạt động thử nghiệm, chuyển các Trung tâm giao dịch thành các Sở giao dịch đồng thời chuyển hình thức thức sở hữu từ nhà nớc thành các công ty cổ phần, nhà nớc chỉ giữ vai trò quản lý.
Về cơ cấu tổ chức và hoạt động của các bộ phận thuộc trung tâm giao dịch hàng hoá giao sau có thể dự kiến nh sau:
- Phòng đăng ký và lu giữ các phiếu lệnh, hợp đồng
Các đơn đặt hàng do ngời mua hoặc ngời bán thờng là những ngời sản xuất thông qua các tổ chức môi giới trung gian đợc đa vào phòng này. Phòng này có nhiệm vụ là xác nhận tính khả thi, hợp pháp của các đơn hàng, sau đó chuyễn thành các hợp đồng và thành các lệnh giao dịch theo mẫu. Khi lệnh đợc thực hiện tại sàn giao dịch thì tiến hành quản lý và theo dõi các hợp đồng. Một nhiệm vụ không kếm phần quan trọng khác là thờng xuyên liên hệ và báo cáo kết quả lên ban quản lý và hãng giao hoán.
- Phòng giao dịch:
Các phiếu lệnh sau khi đợc phòng đăng ký và đợc xác nhận là thích hợp sẽ đợc chuyển thành các lệnh đa vào giao dịch tại khung trờng. Phòng giao dịch có nhiệm vụ tổ chức điều hành các phiên dịch giao dịch đồng thời có nhiệm vụ quản lý và điều hành hệ thống thiết bị giao dịch, đảm bảo duy trì và xử lý các hiện tợng bất trắc trong phiên giao dịch.
- Phòng giám sát:
Thực hiện việc theo dõi và giám sát thờng xuyên các hoạt động giao dịch tại khung trờng. Theo dõi các hành vi của các thành viên giao dịch (các thơng gia hoa hồng). Nếu phát hiện thấy nghi vấn có thể tiếp tục theo dõi điều tra hoặc tiến hành xử lý.
- Phòng nghiên cứu pháp chế và thông tin thị trờng.
Nhiệm vụ của phòng này là nghiên cứu và ban hành các qui chế hoạt động của trung tâm giao dịch. Thu thập và nghiên cứu các thông tin về thị trờng giá cả, phân tích dự báo và nghiên cứu sửa đổi qui mô của các đơn vị hợp đồng hàng hoá giao sau, đề xuất các mặt hàng mới có khả năng tham gia vào giao dịch, xuất bản các ấn phẩm công bố thông tin về thị trờng và giá cả.
- Phòng tổng hợp (văn phòng):
Trong giai đoạn đầu các bộ phận nh: Quản trị, nhân sự, hành chính và kế toán tài vụ, có chức năng bảo đảm cơ sở vật chất, hành chính cho các hoạt động của trung tâm giao dịch hàng hoá giao sau, phòng tổng hợp của một trung tâm giao dịch không khác gì nhiều so với bộ phận văn phòng của các công ty hiện nay ở Việt Nam.
Trên cơ sở cơ cấu tổ chức và hoạt động của một trung tâm giao dịch nh đã trình bày sau một thời gian ngắn (1-2 năm) có thể nâng cấp thành một sở giao dịch với việc mở rộng chức năng và sắp xếp lại cơ cấu tổ chức để phù hợp với các yêu cầu giao dịch chính qui và hiện đại. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của một Trung tâm giao dịch có thể hình dung nh sau.
Sơ đồ 3.2 Cơ cấu tổ chức của một trung tâm giao dịch hàng hoá giao sau
99 Ban giám đốc điều hành Phòng giám sát Phòng giao dịch Phòng đăng ký, và lu giữ các phiếu lệnh, hợp đồng Phòng nghiên cứu, pháp chế và thông tin thị trờng Văn phòng Ban giám đốc điều hành