Quản lý nhà nớc đối với thị trờng kỳ hạn và tự chọn

Một phần của tài liệu hình thành thị trường hàng hóa giao sau của Việt Nam (Trang 50 - 54)

3.1. Quy chế của các thị trờng kỳ hạn

Nh đã nêu ở trên, các thị trờng triển hạn phần lớn không có quy chế. Tuy nhiên, thị trờng kỳ hạn lại có quá nhiều quy chế. Trong phần này chúng tôi trình bày sơ lợc về các văn bản pháp lý và mô hình tổ chức quản lý thị trờng kỳ hạn ở Hoa Kỳ.

Quy chế liên bang thời kỳ đầu

Hầu hết các quy chế của thời kỳ đầu là do cấp bang và cấp địa phơng soạn thảo ra. Quy chế đầu tiên ở cấp Liên bang là Luật Kỳ hạn Bông năm 1914, luật này tơng đối yếu. Tiếp theo là Luật Kỳ hạn ngũ cốc năm 1922 nhng luật này cũng yếu và chỉ cấm “đầu cơ quá mức”, đó là một điều khó xác định. Vào năm 1936 Luật Sở Giao dịch hàng hoá quy định việc lập ra cục quản lý sở giao dịch hàng

hoá ( CEA), một bộ phận của Bộ nông nghiệp. Đây là cơ quan quản lý thị trờng kỳ hạn liên bang đầu tiên, CEA đợc quyền quản lý các hợp đồng kỳ hạn cụ thể. Khi nhiều loại hợp đồng mới đợc đa vào giao dịch, luật này lại đợc sửa đổi để tăng phạm vi quản lý của CEA. Với việc đa hợp đồng kỳ hạn tiền tệ vào giao dịch và hợp đồng kỳ hạn tài chính sắp ra đời, Quốc hội quyết định cần phải ban hành một bộ luật mới. Do đó vào năm 1974 Quốc hội đã ban hành Luật Uỷ ban Quản Lý Giao dịch kỳ hạn hàng hoá, luật này lập ra Uỷ ban quản lý giao dịch kỳ hạn hàng hoá (CFTC).

Uỷ ban quản lý giao dịch kỳ hạn hàng hoá (CFTC)

Uỷ ban quản lý giao dịch kỳ hạn hàng hoá (CFTC) là một cơ quan cấp liên bang, quản lý tất cả các thị trờng kỳ hạn. Uỷ ban xét duyệt tất cả các điều khoản của mỗi hợp đồng đợc đề xuất cũng nh việc sửa đổi các điều khoản của hợp đồng đã có. Để đợc CFTC xét duyệt, hợp đồng phải có mục đích kinh tế và không đợc trái với lợi ích công cộng. “Mục đích kinh tế” nhìn chung đợc giải thích là có thể sử dụng cho nghiệp vụ đối xung.

CFCT có quyền buộc các Sở giao dịch thông báo công khai các thông tin về giá cả. Uỷ ban cũng lập ra các quy định về mức giao dịch hiện tại của mỗi sở, nếu mức này vợt quá một mức nào đó, quy định cho từng hợp đồng thì phải báo cáo. CFCT cũng quy định các hạn mức giao dịch, số lợng hợp đồng tối đa mà một ngời giao dịch có thể sở hữu tại bất cứ thời điểm nào.

Uỷ ban chịu trách nhiệm uỷ quyền hoặc cấp giấy phép cho các cá nhân làm dịch vụ môi giới trung gian. Việc này bao gồm trung gian tại chỗ, FCM, AP, CTA và CPO. Các cá nhân này phải thoả mãn yêu cầu về mức vốn tối thiểu và lý lịch của họ phải đợc thẩm tra.

CFTC có quyền yêu cầu các Sở giao dịch thực hiện và tăng cờng việc xử lý kỷ luật đối với thành viên bị phát hiện vi phạm quy chế của Sở giao dịch. CFTC cũng có thể đa vụ việc ra toà và tự mình thi hành một biện pháp xử lý kỷ luật.

CFTC cũng đợc quyền thiết lập một hệ thống giải quyết khiếu nại của công chúng đối với ngời trung gian, ngời giao dịch và các chuyên gia về giao dịch kỳ hạn có đăng ký khác. Nh chúng ta sẽ thấy ở phần tiếp theo, phần lớn quyền này đã đợc chuyển cho Hiệp hội Kỳ hạn Quốc gia (NFA).

Một trong các trách nhiệm quan trọng hàng đầu của CFTC là giám sát thị trờng. Luật liên bang quy định việc lũng đoạn thị trờng kỳ hạn là có tội. CFTC theo dõi việc giao dịch để phát hiện các dấu hiện của sự lũng đoạn thị trờng có thể đang và sẽ diễn ra.

Năm 1986 Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Luật giao dịch Kỳ hạn, luật này mở rộng quyền hạn cho CFTC quản lý mọi giao dịch kỳ hạn, dù diễn ra trong hay ngoài Sở giao dịch.

Giai đoạn từ cuối những năm 80 cho đến năm 1992 là giai đoạn có sự phát triển nhanh chóng của thị trờng giao dịch trực tiếp ngoài sở. Các thị trờng này, từ chỗ không bị quản lý, đã phát triển theo khuynh hớng đổi mới mạnh mẽ, thể hiện nhiều sáng tạo và đa ra các loại hợp đồng mới trong đó có hợp đồng tín dụng bình ổn. Nhiều đại biểu quốc hội tranh luận rằng thị trờng giao dịch trực tiếp phải đợc quản lý vì các Sở giao dịch kỳ hạn hiện đang cạnh tranh với thị trờng giao dịch trực tiếp ngoài Sở. Tuy nhiên, vài tháng sau khi luật đợc ban hành thì tuyên bố là các giao dịch này không chịu sự quản lý của CFTC, và nh vậy là không chịu sự quản lý của bất cứ cơ quan nhà nớc nào. Luật cũng trao cho Cục Dữ trữ Liên bang quyền giám sát việc định mức thanh toán tiền mặt đối với các hợp đồng kỳ hạn chỉ số cổ phiếu. Các định mức này đợc định ra bởi các sở giao hoán, Cục dự trữ Liên bang đã có thẩm quyền định ra định mức thanh toán tiền mặt trên thị trờng chứng khoán.

Luật gia hạn thẩm quyền cũng đặt ra các quy định mới nhằm hạn chế đối với giao dịch hai tay bằng cách buộc các Sở giao dịch cấm loại giao dịch này hoặc áp dụng các thủ tục kiểm toán để phát hiện các trờng hợp vi phạm, Hãy nhớ lại rằng giao dịch hai tay là khi một ngời giao dịch tại Sở giao dịch thực hiện các giao dịch cho cá nhân mình đồng thời cho khách hàng. Bên cạnh các hạn chế giao dịch hai tay, CFTC cũng áp dụng các chế tài mới nghiêm khắc đối với giao dịch kỳ hạn dựa trên thông tin nội bộ.

Nhiều năm trôi qua, các Bang đã không đợc trao quyền quản lý giao dịch kỳ hạn. Vào năm 1982, khi các Bang đợc trao một số quyền quản lý song vẫn còn rất hạn chế. Cũng nh vậy, các cá nhân đợc phép đơn phơng khởi kiện ngời trung gian và các hãng đối với các vụ việc phát sinh từ giao dịch kỳ hạn. Tuy nhiên, sự kiện có ý nghĩa nhất trong lĩnh vực quản lý xảy ra trong năm đó là việc thành lập Hiệp hội Kỳ hạn Quốc gia.

Hiệp hội kỳ hạn quốc gia

Hiệp hội Kỳ hạn Quốc gia (NFA) là một tổ chức của các cá nhân và hãng tham gia vào giao dịch kỳ hạn. NFA là cơ quan tự quản ngành. Bộ luật năm 1974 đã khuyến khích sự phát triển của tổ chức này và vào năm 1982, NFA đợc chính thức thành lập.

Tất cả FCM, CPO, IB, AP và CTA đợc yêu cầu gia nhập NFA, và không phải là thành viên NFA nào cũng đợc phép chấp nhận giao dịch với một ngời không phải là thành viên của NFA. Các nhà giao dịch tại Sở giao dịch và các trung gian tại Sở giao dịch, hoàn toàn do CFTC quản lý.

Mục tiêu của NFA là ngăn chặn sự gian lận và sự lũng đoạn, bảo vệ công chúng.

ở các nớc khác nhau trên thế giới hình thức tổ chức của các cơ quan quản lý thị trờng kỳ hạn có thể khác nhau. Song dù bất cứ dới hình thức nào thì mục đích của các cơ quan này là duy trì một trật tự bình ổn đối với các giao dịch kỳ hạn, hạn chế đến mức tối đa sự lũng đoạn của thị trờng.

3.2. Quy chế của thị trờng quyền tự chọn

ở Mỹ, ngành mua bán tự chọn phải dựa theo qui chế nhiều cấp. Cùng với các qui chế Liên Bang hay Bang là các qui tắc và tiêu chuẩn do Sở giao dịch và Công ty giao hoán quyền tự chọn đặt ra.

Uỷ ban chứng khoán và giao dịch (SEC) là ngời ban hành qui chế đầu tiên cho thị trờng tự chọn. Đó là một tổ chức điều hành thuộc liên bang, thành lập năm 1934 để giám sát ngành chứng khoán, bao gồm chứng khoán, trái phiếu, quyền tự chọn và quĩ tơng trợ. Mục tiêu chung của SEC là bảo đảm công bố đầy đủ mọi thông tin thích đáng.

Sở giao dịch đặt ra các qui tắc và thủ tục áp dụng cho toàn bộ hội viên cũng nh cá nhân và công ty tham gia giao dịch tự chọn. Vi phạm qui tắc có thể bị phạt tiền hoặc treo giò. Công ty giao hoán tự chọn (OCC) cũng qui định các hội viên phải bảo đảm mọi hoạt động trong thị trờng tự chọn một cách phù hợp và không đợc tạo ra rủi ro đối với khả năng hiện thực của thị trờng.

Tổ chức điều hành của từng bang giám sát việc mua bán cổ phiếu hoặc tự chọn hàng hoá trong phạm vi của bang. Các bang có tầm mua bán quan trọng nh Ilinoi và Niu Oóc tích cực đặt ra luật lệ riêng đối với các tài sản giao dịch trong phạm vi này. Nhiều chính sách quan trọng trong ngành tự chọn nói chung đợc thực hiện tại bang Ilinoi và Niu Oóc.

Các qui định khác do Cục dự trữ Liên bang đặt ra nhằm điều tiết phạm vi mở rộng của tín dụng bảo chứng; Công ty bảo hộ đầu t chứng khoán cung cấp bảo hiểm cho những thua thiệt của hãng môi giới; Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán toàn quốc (NASI) là tổ chức có hầu hết hội viên mua bán tự chọn tham gia. Hơn nữa còn có các tổ chức địa phơng và quốc gia khác, nh Hiệp hội quản lý và nghiên cứu đầu t, gián tiếp điều hành ngành tự chọn bằng cách đề ra những tiêu chuẩn đạo đức cho các hội viên.

Nhiều sản phẩm mới trao đổi-mua bán tự chọn đợc giới thiệu trong những năm 1980, bao gồm tự chọn đối với chứng khoán, tự chọn ngoại tệ, tự chọn kỳ

hạn hàng hoá. Những sản phẩm này gây ra một số nhầm lẫn giữa CFTC và SEC, cho nên SEC và Uỷ ban quản lý kỳ hạn hàng hoá (CFTC) đã qui định phạm vi hoạt động của giao dịch quyền tự chọn và giao dịch kỳ hạn. Một bớc quan trọng nhằm giải quyết vấn đề này là các vị chủ tịch các tổ chức của SEC và của CFTC đã đi đến một thoả thuận. Thoả thuận này mang tên Hiệp định CFTC - SEC, quyết định rằng SEC sẽ điều hành quyền tự chọn đối với chứng khoán, chỉ số chứng khoán và ngoại tệ, còn CFTC điều hành quyền tự chọn đối với toàn bộ hợp đồng kỳ hạn hàng hoá. Hơn nữa, một hợp đồng do CFTC điều hành thì không đợc phép giao cho SEC. Tuy hiệp định CFTC - SEC là nền tảng cho sự hợp tác điều hành, song những tranh chấp tiếp tục giữa SEC và CFTC vẫn còn là đặc trng của môi tr- ờng điều hành trong những năm 1990.

Mục tiêu hàng đầu của hệ thống điều hành trao đổi mua bán là nhằm bảo vệ công chúng. Qua nhiều năm, các vấn đề tranh cãi vẫn còn đợc nêu ra bàn luận. Trong một ngành rộng lớn nh ngành tự chọn và kỳ hạn, một số lạm dụng chắc chắn xảy ra. Dù có một số khuyết điểm của những ngời viết (ngời bán), nhng nhờ có Sở giao hoán, nên không có trờng hợp nào ngời mua mất tiền vì ngời viết bỏ lỡ không thực hiện. Ngành tự chọn làm việc cật lực để duy trì lòng tin của công chúng thông qua hoạt động trong một môi trờng tự điều tiết. Bằng cách tự giám sát và xử phạt những ngời làm sai một số chi phí để bù đắp cho những ngời đóng thuế. Hiện nay nhiều bộ luật và nhiều tổ chức ngành có liên quan nh thơng mại, ngân hàng... tham gia vào quản lý thị trờng kỳ hạn và tự chọn cùng với SEC và CFTC , tuy nhiên vẫn cha có tổ chức nào điều hành trực tiếp đối với thị trờng ngoài Sở một cách hữu hiệu.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu hình thành thị trường hàng hóa giao sau của Việt Nam (Trang 50 - 54)