Khi thực hiện đề tài này, tôi không có điều kiện gặp gỡ nhà văn Lý Lan vì chị hiện đang sống tại Mỹ. Tôi thường xuyên liên lạc với chị bằng thưđiện tử. Đầu năm Mậu Tý, nhà văn Lý Lan đã ở lại Việt Nam trong sáu tháng. Một buổi sáng tháng ba đẹp trời, tôi đã có dịp trò chuyện cùng nhà văn. Trước đó, tôi đã gửi trước câu hỏi cho chị, thật bất ngờ chị hẹn tôi 8 giờ sáng nhưng ngay từ 7 giờ chị đã trả
lời sẵn một số câu hỏi của tôi trên máy tính. Tiếp tôi tại căn hộ trên lầu ba của chung cư 295 Nguyễn Tri Phương, Lý Lan vui lòng trả lời hơn 40 câu hỏi của tôi
đến tận 10 giờ sáng. Ngoài ra, chị còn tặng tôi cuốn sách mới “Tiểu thuyết đàn bà” của chị vừa được in để chuẩn bị ra mắt độc giả trong hội sách thành phố ngày 10/03/2008. Trong buổi gặp gỡ thân mật này, chúng tôi đã trao đổi thẳng thắn một số vấn đề chính như sau:
NTHLV: Điều gì thôi thúc Chị đi vào con đường văn chương?
NV Lý Lan: Chẳng gì cả, hoàn toàn ngẫu nhiên.
NTHLV: Xin chị cho biết tác phẩm đầu tay của chị? Tác phẩm được in báo đầu tiên?
NV Lý Lan: “Chàng Nghệ sĩ” trên báo Tuổi Trẻ năm 1978.
NTHLV: Thời gian thử bút của Chị là bao lâu? Và có thử viết nhiều thể loại khác nhau?
NV Lý Lan: Không rõ, hình như không có thử bút, viết ra cái đầu tiên là được xuất bản. Khi bắt đầu viết, tôi không bận tâm thể loại. Bây giờ nhìn lại, tôi thấy mình đã viết thơ, truyện ngắn, tùy bút, ký sự, kịch bản phim, truyện vừa, truyện dài, tiểu thuyết, nghiên cứu, phê bình.
NTHLV: Chịđã đến với tản văn như thế nào? Chị có chọn cho mình một phong cách viết tản văn không?
NV Lý Lan: Tôi không “đến” với tản văn. Tôi viết, và người ta gọi cái đó là “tản văn”, “tạp văn”, “tùy bút” … gọi sao cũng được. Tôi chỉ “tùy bút” mà viết ra quan sát, cảm xúc, suy nghĩ. Ai có thể chọn được phong cách? Phong cách tự hình thành thôi.
NTHLV: Rất nhiều người đọc yêu thích giọng điệu văn xuôi Lý Lan ở tản văn, hơncả truyện ngắn, chị thấy thế nào?
NV Lý Lan: Tôi cám ơn những bạn đọc đó.
NTHLV: Phải chăng với tản văn, chị thể hiện ung dung hơn thế mạnh của mình: vốn văn hóa, khả năng ghi nhận đời sống, giọng điệu riêng và các suy tưởng bất ngờ?
NV Lý Lan: Cám ơn Phụng về nhận xét này.
NTHLV: Trong hoạt động văn chương của mình, chị có làm thơ và thơ của chị
có lẽbộc lộ một Lý Lan rõ nét hơn trong truyện ngắn. Chịđến với thơ
như thế nào?
NV Lý Lan: Tôi cũng không đến với thơ. Tôi làm thơ khi điều muốn thể hiện bật ra thành thơ.
NTHLV: Vì sao chị khởi nghiệp bằng truyện ngắn? Chị quan niệm gì về truyện ngắn?
NV Lý Lan: Khi viết “Chàng Nghệ Sĩ” tôi chỉ định kể lại câu chuyện mình đi lao
động ở biên giới, trong quá trình viết câu chuyện được dặm thêm những chi tiết hư cấu và biến thành một truyện ngắn. Tôi cho là viết truyện ngắn cũng như mặc một cái áo đẹp đi dạ hội. Truyện ngắn phải thực sự mới lạ, khác với những gì mình đã viết trước đó cả trong đề
tài và cách thể hiện.
NTHLV: Kiến thức từ nhà trường hay sách vở về văn học nói chung và truyện ngắnnói riêng có ý nghĩa như thế nào với Chị?
NV Lý Lan: Quan trọng. Đó là nền tảng cho cách viết và sử dụng ngôn ngữ.
NV Lý Lan: Đọc sách là hoạt động thường xuyên, là một nhu cầu hàng ngày, từ
khi tôi biết đọc đến bây giờ, và có lẽđến khi chết. Việc dạy học trước
đây là một hoạt động mưu sinh và một lý tưởng “truyền bá tri thức” mà tôi đeo đuổi thời trẻ. Về sau , buồn về nền giáo dục nước nhà tôi nghỉ dạy, nhưng có lẽ sắp tới tôi sẽ trở lại công việc mà tôi cho là rất quan trọng trong xã hội.
NTHLV: Chị nghĩ là mình chịu ảnh hưởng ai / cái gì nhiều nhất?
NV Lý Lan: Tôi không rõ lắm, chắc là tất cả những ai tôi từng gặp từng đọc đều có
ảnh hưởng ở mức độ nào đó, tích cực hoặc tiêu cực.
NTHLV: Thường chị viết một truyện ngắn như thế nào?
NV Lý Lan: Nghĩ thấu đáo rồi viết ra một mạch, nếu đọc lại hài lòng thì coi như
xong, nếu không thì bỏ.
NTHLV: Khi viết truyện ngắn, chị thường dồn sức (hoặc có thiên hướng đầu tư) vào phương diện nào (cốt truyện, tình huống, ngôn ngữ, hay chất văn…)? Tại sao?
NV Lý Lan: Bắt đầu phải có được giọng văn phù hợp với ý đồ kể chuyện. Vì cái hồn của chuyện bịảnh hưởng rất nhiều bởi giọng kể chuyện
NTHLV: Chị thường viết hồn nhiên hay viết kỹ thuật?
NV Lý Lan: Kỹ thuật cao mới đạt được giọng kể hồn nhiên.
NTHLV: Một truyện ngắn hay, theo chị?
NV Lý Lan: Giống một cái áo dạ hội đẹp, gây được ấn tượng và nổi bật trong đám
đông.
NTHLV: Trong số tác phẩm của mình, Chị hài lòng truyện ngắn nào nhất? Tại sao?
NV Lý Lan: Con Ma. Vì tôi tự thấy nó hay.
NTHLV: Sức mạnh của truyện ngắn, theo Chị, là ở đâu?
NTHLV: Truyện ngắn của chị có sự phát triển theo thời gian và càng ngày càng hiện đại hơn, sắc sảo hơn và mất dần chất trữ tình so với những sáng tác ban đầu, chị có thấy thế không?
NV Lý Lan: Tôi không để ý. Có thể, vì tôi mỗi ngày một già hơn?
NTHLV: Có thể nói là truyện ngắn của Chị đã đi từ chất trữ tình sang chất hiện thựcvà chất trí tuệđược chăng?
NV Lý Lan: Rất có thể.
NTHLV: Trong sáng tác của chị, những nhân vật đàn ông dường như thường không nổi bật? Tại sao? Chị có dựđịnh tiếp tục với những nhân vật nữ trẻ tuổi của đời sống đương đại hôm nay không?
NV Lý Lan: Tôi không dụng ý kể chuyện đàn ông. Nhân vật nữ là đối tượng nghiên cứu và chủ thể sáng tạo của tôi.
NTHLV: Chị có thể nói thêm về đề tài người Hoa rất độc đáo trong các sáng tác của chị không, kể cả về người Việt sống ở nước ngoài và cả những dựđịnh sắp đến?
NV Lý Lan: Tôi đang có tham vọng viết một bộ sách về hành trình người Hoa trên
đất Việt – đây là một kế hoạch lâu dài, tôi đã bắt đầu 18 năm trước và sẽ kéo dài đến hết đời tôi.
NTHLV: Khi viết, chị có chú ý đến phong cách vùng miền?
NV Lý Lan: Có. Tôi không cố tình tạo phong cách hay cố ý dùng phương ngữ, nhưng khi tôi viết về vùng đất nông thôn hay đô thị miền Nam, thì phong cách tự hình thành từ những nét đặc sắc của miền Nam.
NTHLV: Nếu có nhận xét: qua truyện ngắn của chị có thể đoán chị là một người phụ nữđộc lập, tự chủ, kiệm lời nhưng sâu sắc, có đúng không? Chị nghĩ sao vềđiều này?
NV Lý Lan: Đó là hình ảnh Lý Lan qua các sáng tác văn học. Con người văn chương chỉ là một phần của con người thực.
NTHLV: Nhìn chung trong truyện ngắn của chị, chị đã bộc lộ xu hướng văn học nữ quyền trong cả bút pháp lẫn nội dung, chị có chủ ý vềđiều này không?
NV Lý Lan: Tôi có ý thức về nữ quyền khi sáng tác, nhứt là trong khoảng 10 năm sau này.
NTHLV: Chị nghĩ gì về xu hướng sex trong văn học nữ?
Sex là một khái niệm được hiểu khác nhau trong những xã hội khác nhau, và “xu hướng sex” trong văn học ở Việt Nam vẫn chưa rõ nét. Tôi nghĩ đề tài dục tính trong văn học nữở Việt Nam chưa được khai thác đúng đắn. Một phần do quan niệm xã hội, còn việc dịch tác phẩm có đề cập đến dục tính là do nhà xuất bản kinh doanh. Và tôi nghĩ nên nhìn nhận vấn đề này đơn giản, người đàn ông có thể kể về việc rượu chè, thậm chí ăn chơi, chửi thề… thì người phụ nữ cũng có quyền nói về dục tính bình thường như thế. Không có gì là quan trọng.
NTHLV: Có lẽ chị không chú ý lắm điều này trong truyện ngắn của mình?
Tôi không quan tâm đến sex bằng những vấn đề khác trong cuộc sống.
NTHLV: Một vài truyện ngắn của chị có bóng hình và kỉ niệm liên quan đến cuộcđời chị nhưng vẫn nhận ra một cá tính sáng tạo độc đáo? Chị có xử lý thế nào mối tươg quan giữa nguyên mẫu và hư cấu trong những tác phẩm đó?
NV Lý Lan: Người viết luôn luôn thể hiện bản thân mình trong sáng tác, dù có ý thức hay một cách vô thức, nhưng đó là một cái-tôi-tác-giả. Mối liên quan giữa nguyên mẫu và hư cấu là vấn đề kỹ thuật.
NTHLV: Ngay trong sáng tác của mình, chị luôn có một thái độ bình thản trước mọi sự đổi thay và luôn giữ được bản sắc riêng, có bao giờ chị
nghĩ mình cần thay đổi, “làm mới mình” hơn trong tác phẩm không?
NV Lý Lan: Tôi không chủ trương tự làm mới hay có nhu cầu tìm tòi thay đổi trong viết lác. Bản thân tôi sống đến ngần này tuổi tôi thấy mình có thay đổi trong cách nhìn, cách nghĩ, cách sống, nhưng bản chất, tính
cách con người mình vẫn vậy. Nếu trong những gì tôi viết ra có thay
đổi theo thời gian thì có lẽ điều đó phản ánh sự thay đổi trong cách sống cách nghĩ cách nhìn, và tôi hy vọng “bản chất” của tôi vẫn còn trong trang viết của tôi.
NTHLV: Đa số nhiều nhà văn viết truyện ngắn nhưng truyện ngắn không phải là đích họ muốn tới. Ý kiến của chị thế nào? Trong tương lai, chị sẽ
phát triển truyện ngắn hay chú tâm hơn tiểu thuyết?
NV Lý Lan: Như tôi đã nói ở trên, điều tôi muốn viết tự chọn hình thức thể hiện, cái gì bật ra là thơ thì là thơ, cái gì ngắn gọn thì thành truyện ngắn, cái gì cần dài hơi thì thành truyện dài hay tiểu thuyết.
NTHLV: Chị là một nhà văn chuyên nghiệp, có phong cách riêng độc đáo, nhưng tác phẩm của Chị không tạo nên sự kiện, (như sách Chị dịch) và chưa được các nhà phê bình viết nhiều như lẽ ra phải có, chị nghĩ
gì vềđiều này ?
NV Lý Lan: Không sao cả.
NTHLV: Theo chị đâu là những thuận lợi và khó khăn nào của một nhà văn Việt Nam sống ở nước ngoài?
NV Lý Lan: Thuận lợi hay khó khăn tùy thuộc vào hoàn cảnh của từng người - đối với tôi ởđâu tôi cũng làm việc được.
NTHLV: Thời gian học tại đại học Iowa đã ảnh hưởng đến Chị ra sao?
NV Lý Lan: Đối với tôi, chuyến tham gia chương trình viết văn tại đại học Iowa chính là lúc tôi được trao chìa khóa để tiếp tục đi tìm hiểu và khám phá ra bản đồ bí ẩn của văn chương.
NTHLV: Vấn đề chị quan tâm nhất hiện nay trong văn học nói chung và truyện ngắn nói riêng?
NV Lý Lan: Tạo được giá trị lâu dài cho tác phẩm văn học trong một thị trường tiêu thụ “nhanh”
NTHLV: Cho đến hôm nay là hơn ba mươi năm cầm bút, chị suy nghĩ gì về
NV Lý Lan: Đó là một nghề bình thường, có người làm tốt, có người không, nên có sản phẩm tốt có sản phẩm không.
NTHLV: Là một người viết văn tự do, không thuộc hội nhà văn nào, chị thấy có những thuận lợi và khó khăn gì không?
NV Lý Lan: Nhà văn cần có độc lập về tư tưởng và tài chánh để sáng tác, có thể
cần hổ trợ của đồng nghiệp. Nếu hội nhà văn đáp ứng được các yêu cầu đó thì sẽ là một thuận lợi, nếu không thì sẽ trở thành trở ngại cho nhà văn.
NTHLV: Từ những trải nghiệm của riêng mình, Chị có thể chia sẻ chút ít về
những thuận lợi/ khó khăn trong môi trường hiện tại, của người viết văn, của người cầm bút là phụ nữ, của nhà văn là người Việt Nam?
NV Lý Lan: Trở ngại của người viết là phụ nữ trong xã hội VN là ý thức nữ quyền chưa rõ, chưa rộng. Nhà văn là người Việt Nam hiện nay có trở ngại là sáng tác trong sự “quản lý văn hoá văn nghệ”.
NTHLV: Chị nghĩ gì về truyện ngắn hiện đại và hậu hiện đại?
Tôi cho rằng ở Việt Nam không có hiện đại và hậu hiện đại trong văn học, mà phải dùng khái niệm đương đại. Ở VN, chúng ta từng có văn học thực dân và văn hậu thực dân, xét cho cùng thì Thơ Mới, Tụ Lực Văn Đoàn, ngay cả phê bình của Hoài Thanh chẳng hạn đều chịu ảnh hưởng của Pháp nặng nề một cách ý thức và vô thức, sau này tại miền Nam, có văn học hậu thực dân tức là các nhà văn ý thức về văn hóa dân tộc, cố gắng viết để chống lại ảnh hưởng của văn học Pháp. Ở
nước ta, do ảnh hưởng của chính trị, hai miền Nam Bắc có một khoảng thời gian dài văn học khác trào lưu nhưng về sau thì thống nhất. Chúng ta chỉ có văn học dân tộc, văn học đương đại thôi, không nên ngộ nhận về điều này. Còn thì hiện nay trên thế giới khái niệm văn học hiện đại (modern) chính là nền văn học đế quốc tư bản, chẳng hạn nền văn học hiện đại này nặng về nam tính, đề cao người
thế giới này đều to lớn… Còn văn học hậu hiện đại tức là ra đời sau, là tương lai so với văn học hiện đại, chẳng hạn sáng tác của Lessing, thế giới được nhìn từ những điều bé nhỏ, từ góc nhìn của người đàn bà da đen, từ người đàn ông da vàng, từđứa bé con lai… Do đó, tôi nghĩ điều này chưa được các nhà văn ý thức nhiều trong sáng tác.
NTHLV: Tham gia chương trình viết văn ở Mỹ, Chị có thu nhận được điều gì mới mẻ cho mình không?
NV Lý Lan: Chương trình này làm cho tôi vỡ ra nhiều ngộ nhận về kiến thức, ngôn ngữ, văn hóa và văn học.
NTHLV: Vì sao chị quyết định nghỉ dạy học?
NV Lý Lan: Bản thân tôi đặt quá nhiều kì vọng vào thiên chức nhà giáo, một khi
điều đó không còn là lý tưởng của mình, chỉ đeo đuổi để kiếm tiền thì tôi nghỉ dạy.
NTHLV: Chị có thể nói thêm về công việc dịch thuật và phổ biến văn chương Việt Nam mà chị đã, đang và sẽ làm không?
NV Lý Lan: Tôi sẽ tiếp tục dịch.
NTHLV: Nếu một người muốn đi vào con đường viết văn cần xin lời khuyên củaChị, chị sẽ khuyên gì?
NV Lý Lan: Cứ viết, nhưng đừng kỳ vọng gì ở văn chương cả.
NTHLV: Chị dựđoán gì về tương lai văn chương Việt Nam?
NV Lý Lan: Không dám. Điều này thật to tát.
NTHLV: Hiện nay thời gian phân bố cho việc viết lách của Chị ra sao?
NV Lý Lan: Tôi dành toàn thời gian cho đọc và viết.
Xin cám ơn chị về buổi trò chuyện thú vị này.
PHỤ LỤC