TRUYỆN NGẮN LÝ LAN: NHỮNG ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT
3.4.1 Ngôn ngữ sinh động
Ngôn ngữ truyện ngắn Lý Lan rất sinh động. Đó là thứ ngôn ngữ thứ ngôn ngữ của đời sống tự nhiên với nhiều dạng vẻ khác nhau, phù hợp với bối cảnh câu chuyện, nội dung tư tưởng và tính cách nhân vật. Ngôn ngữ truyện ngắn Lý Lan còn có khả năng gợi ra những hình ảnh phù hợp với hiện thực đời sống.
Bằng ngôn ngữ, nhà văn đã miêu tả những bức tranh thiên nhiên sinh động luôn luôn chuyển động không ngừng để thể hiện nội tâm nhân vật cũng như sự
chuyển biến của phông cảnh trong Cỏ hát, Qua đèo, Tóc tiên, Vườn cổ tích…Lý
người trong các truyện ngắn Cần Giuộc, Suối Sim, Pha lê, Thả diều, Chị ấy lấy chồng chưa…Truyện ngắn Lý Lan cũng rất giỏi trong việc tạo ra không khí truyện phù hợp: không khí ngột ngạt, tù đọng (Tóc tiên, Chiêm bao thấy núi, Thời gian không mất đi, Ngựa ô, Mẹ và con), không khí thoáng chút kinh dị, liêu trai
(Chuyện kinh dị, Truyện ma), không khí căng thẳng, mệt mỏi (Phượng, Tình thơ, Dị mộng, Đường lên Đại Vực)…
Do hoàn cảnh sống, thời đại và tuổi tác, ngôn ngữ truyện ngắn Lý Lan cũng rất hiện đại, thể hiện bằng nỗ lực đáng kể trong việc đổi mới ngôn ngữ văn xuôi. Từ
ngôn ngữ người kể chuyện cho đến ngôn ngữ nhân vật đều mang nhãn quan hiện thực đời thường, diễn ra với nhịp điệu nhanh. Nhà văn sử dụng nhiều lời ăn tiếng nói hằng ngày, gia tăng khẩu ngữ, ngôn ngữ tăng cường tính tốc độ, thông tin ở việc dung nạp những thành phần ngôn ngữ mới và ngôn ngữđan xen tính triết luận sâu sắc.
Khi những câu chuyện lấy bối cảnh nước ngoài, Lý Lan bằng ngôn ngữ đã diễn tả đúng người đúng cảnh, khiến cho câu chuyện sinh động, chân thật: Ba
người đàn bà, Cô con gái, Tại sao anh làm điều đó, Phi trường Đài Bắc…Đây là ngôn ngữ của nhân vật Nhi (Cô con gái):
“ - Đó là tranh của các em đường phố vẽ. Tôi giúp các em học tiếng Anh buổi tối, và tôi tìm hiểu các em , nhưởđâu ngủ, làm sao ăn , tại sao không ở nhà, ai là ba má… Tôi cho các em giấy và màu, cho các em vẽ, tôi tin là bà giáo sư của tôi sẽ thích những tranh này lắm. Tôi có một thắc mắc, tại sao các em vẻ “quê nhà” nhiều như vậy?”. Nhi nói tiếng Việt theo kiểu Mỹ, biểu thị cô đúng là một cô gái Việt Nam sinh trưởng ở nước ngoài. Cách đặt câu hỏi của cô hoàn toàn như cấu trúc tiếng Anh, không giống cách nói năng của người Việt.
Còn đây là ngôn ngữ của người già miền Nam đã di cư nhưng vẫn giữđược chất giọng quê nhà:
“- Cô Hồng biết không, ông trời có mắt, người ta làm gì rồi cũng không qua
biên, ổng vét sạch tư trang mà đi. Ổng dắt theo năm đứa lớn, để thằng út cho tui,
đặng rủi có chuyện gì thì ổng không đến nỗi tuyệt tự . Ổng đi rồi, tui ăn chay nằm
đất mấy tháng trời, đến khi biết chắc ổng tới đảo rồi, tui phát nguyện ăn chay nằm
đất thêm ba năm nữa. Vậy mà cô biết không, ổng thiệt là bất nhơn. Hóa ra ổng biểu tui ở lại để ổng dắt con vợ nhỏđi. Qua tới trại tị nạn ổng khai con đó là vợ, con của con đó là con, còn năm đứa con của tui thành không cha không mẹ, bịđem cho Mỹ
làm con nuôi”.
Trong những truyện ngắn Tai nạn, Nhân vật tiểu thuyết, Tại sao anh làm
điều đó, Huyền thoại văn chương, Biển trong mưa, Truyện ma…câu chuyện được kể với nhịp điệu nhanh, đối thoại dồn dập. Người đọc được dẫn dắt liên tục theo câu chuyện để tìm hiểu những trạng thái tâm tưởng của nhân vật. Dường như nhà văn không để lại một khoảng trống nào để dẫn dắt người đọc. Câu chuyện cứ tuôn trào, liền mạch và người đọc có cơ hội tham gia vào câu chuyện để đưa ra những nhận xét, cách đọc của riêng mình.
Trong ngôn ngữ người kể chuyện, đan xen giữa phần kể chuyện là những
đoạn triết lý mang ý nghĩa khái quát cao: “Vì thiên nhiên đẹp thì buồn nhưng xã hội
đẹp thì vui” (Qua đèo).
Có khi lời kể của tác giả là sự tổng kết đánh giá cả cuộc đời của một con người: “Bỏ cha mẹ, bỏ anh em, bỏ làng xóm họ hàng vượt mấy ngàn cây số biển khơi, tới đây chỉ ăn một bữa cơm rồi chết. Làm người không lẽ chỉ đem thân đi gửi nơi đất khách cho dòi bọđục sao!” (Đất khách).
“Ngày còn ở giữa xóm làng mình, giữa thân bằng quyến thuộc, có khi cũng thiếu mặc thiếu ăn, nhưng không ai thật sự nghèo bao giờ ! Chỉ khi dấn thân tha phương cầu thực, đói khác nơi quê người mới thấm thía sự rẻ rúng của người dưng” (Đất khách).
Lời kể chuyện còn là lời nhận xét, đúc kết đầy chiêm nghiệm về chiến tranh: “Nếu chiến tranh chỉ là đánh nhau thì tôi không biết gì. Nhưng nếu chiến tranh là nỗi bơ vơ, khổ đau, nỗi bất hạnh của người phụ nữ, thì điều đó đã thấm
nhuần trong máu huyết truyền qua nhau vào khắp cùng thân thể tôi từ thuở còn là bào thai trong bụng mẹ” (Con ma).
Lý Lan còn tỏ ra sở trường trong ý thức sử dụng ngôn ngữ: “Từ lâu lắm rồi, Tho không bao giờ để cho bất cứ người đàn ông nào đụng đến thân thể của mình. Cũng không để bất cứ một lời tán tỉnh nào của đàn ông lọt vào tai mình. Đi tới đi lui trong quán, để trông coi mấy đứa nhỏ bưng dọn, để thu tiền, để giải quyết những sự cố xảy ra hàng ngày, Tho nhìn những người đàn ông ăn, uống, nói năng, cãi vã, chúc tụng, khoác lác, miệt thị, tâng bốc, lừa lọc, ép nài, ói mửa, xiểng liểng, bò lê, chửi bới, đánh đấm, trốn chạy, quay lại, ăn, uống, bá cổ, kề vai, tung hô, chửi bới…” (Người đàn bà kể chuyện). Hàng loạt các từ ngữ được liệt kê để diễn tả
chính xác cảnh ăn nhậu của những người đàn ông qua cảm nhận của nhân vật.
Khi cần diễn tả cảm xúc của nhân vật, ngôn ngữ Lý Lan vừa chân thật vừa biểu cảm sâu sắc: “Tôi nằm nghiêng bên này, vuốt ve từ lườn đến mông rồi đến đùi. Lại nằm nghiêng bên kia, xoa nắn từ đùi lên mông đến lườn. Khi nhắm mắt nằm ngửa ra, tôi mơ màng cảm giác được ôm ấp, như thể mình đã lặn, đã thấm, đã nhập cùng nước. Đôi bàn tay đang vuốt ve thật dịu dàng, trìu mến từng nơi tròn khuyết, âu yếm từng chỗ mỏng dày” (Hồi xuân). Đó còn là thứ ngôn ngữ bộc lộ nội tâm thầm kín của người phụ nữ rất thành thật mà không hề gây cảm giác khó chịu cho người đọc tò mò về giới tính: “Trong đời, ân ái với những người đàn ông khác nhau khi tôi đã là người đàn bà hai mươi, ba mươi, bốn mươi tuổi, tôi đạt được
điều mà người ta gọi là cực khoái. Cảm giác hiến dâng tuyệt đối, tựđánh mất mình hoàn toàn, như tan biến, như không tồn tại nữa xác thân, không hiện hữu cả ý thức. Tôi ôm siết tấm thân người đàn ông, ngất ngây cảm giác hòa nhập, là một, thành kẻ
khác, được ôm, nuốt, bao bọc trong hình hài kẻ khác. Cảm giác bùng tỏa, tôi chết
đi, để nhận kẻ khác sống trong mình. Giây lát đó, dù là những mỹ từ dâng hiến, thụ
nhận, troa trọn, gắn bó, thủy chung hay bất cứ động từ nào khác cũng không đủ ý nghĩa diễn đạt. Trong giây lát đó, người đàn ông trong vòng tay tôi là tất cả ý nghĩa, là toàn bộ vũ trụ. Là tình yêu. Là ước mơ lẫn hiện thực. Khát vọng lẫn thỏa thuê. Rồi tôi nới lỏng vòng tay, buông rời một thân xác nhớp nháp mồ hôi. Và rồi
nhẹ nhàng, dù không len lén nữa, nỗi vắng lạ lùng ấy chợt hiện ra, chiếm hết khoảng trống người đàn ông ấy để lại bên trong tôi” (Tình chỉđẹp…)
Ngôn ngữ truyện ngắn Lý Lan có sự vận động theo thời gian. Trong tác phẩm đầu tay Chàng nghệ sĩ, các tập truyện ngắn Chút lãng mạn trong mưa, Cỏ
hát, ngôn ngữ truyện ngắn Lý Lan trong sáng, trữ tình và thi vị. Cùng với thời gian và tuổi tác, ngôn ngữ truyện ngắn Lý Lan trong các tập Đất khách, Quá chén, Dị
mộng, Hồi xuân…ngày càng trở nên sâu sắc, thâm trầm, giàu chiêm nghiệm về lẽ đời, về thân phận con người. Có thể nói, ngôn ngữ truyện ngắn Lý Lan đã trở nên linh hoạt, biến ảo, giàu kỹ thuật. Chẳng hạn, ngôn ngữ của truyện ngắn Cỏ hát,
Đêm cuối mùa hè, Nguyệt quý… đầy chất thơ của cảm xúc, suy tư thì đến Dị
mộng, Biển như tôi nhớ, Những viên sỏi cầm chơi…đó là thứ ngôn ngữ tự sự “đứt nối, lộn xộn và bột phát”, còn với tập truyện ngắn Hồi xuân, ngôn ngữ Lý Lan
đã trở nên nhuần nhị, thấm đẫm sự trải nghiệm cuộc sống của nhà văn: “Đêm chuồi mình trong chăn êm nệm ấm, buông thả cho xương và cơ đã bị vận động quá nhiều
được tự do nghỉ ngơi. Chiêm bao lộn xộn, nhưng được cái thức dậy là quên hết. Có lần giựt mình thức giấc lúc nửa đêm. Mồ hôi toát đầm đìa dù máy lạnh vẫn hoạt
động tốt. Tôi nhận thức được mình đang ở đâu, hoàn cảnh mình như thế nào. Trấn tĩnh, tôi nhủ mình không sao cả. Dù chỉ còn một mình tôi trong cõi bao la này, cũng không sao” (Hồi xuân).
Như vậy, nhà văn đã thể hiện trong truyện ngắn của mình một phong cách ngôn ngữ sinh động bằng cách sử dụng ngôn ngữ hiện đại trên tinh thần tiếp thu truyền thống.