Người Hoa hội nhập

Một phần của tài liệu Đặc trưng truyện ngắn Lý Lan (Trang 85 - 90)

H ồi xuân là câu chuyện khác về một người phụ nữ đã li dị Chị sắp bước vào tuổi già, từng trải bao thăng trầm cuộc sống Giờđây khi mộ t mình lang thang

2.3. Người Hoa hội nhập

Có một thuận lợi riêng là một người Việt gốc Hoa sinh trưởng tại Sài Gòn - Chợ Lớn, nơi người Hoa di dân đã sống tập trung từ lâu đời ở miền Nam nước ta, nhà văn Lý Lan đã thành công trong việc miêu tả về cộng đồng này. Trong tản văn, Lý Lan cung cấp cho người đọc những thông tin giá trị về văn hóa và đời sống của người Hoa cũng như chia sẻ những tình cảm nồng ấm và sâu sắc của bà đối với con người và mảnh đất này. Qua tản văn Lý Lan, người đọc có cơ hội khám phá từ cảnh trí, đường phố vùng Chợ Lớn cho đến các tập quán riêng trong gia đình, cộng đồng người Hoa như: chuyện múa lân, khai bút, đi chùa đầu xuân cho đến cung cách làm

ăn, buôn bán, giữ gìn nền văn hóa gốc rễ bền chặt như thế nào. Đặc biệt với truyện ngắn, Lý Lan đã khắc họa thành công chân dung người Hoa.

Đã từ lâu, người Hoa là một bộ phận trong cộng đồng 54 dân tộc anh em của Việt Nam. Nhưng ngay trong cộng đồng người Hoa cũng có nhiều tầng lớp người Hoa khác nhau như: người Hoa theo cách mạng, người Hoa tư sản, người Hoa lao

động buôn bán nhỏ…Trong truyện ngắn của mình, Lý Lan chú ý đến lớp người Hoa bình dân đã thực sự gắn bó tự nguyện với thành phố Sài Gòn - Hồ Chí Minh, với đất nước Việt Nam. Họ vừa cùng chia sẻ những thăng trầm của thành phố vừa vẫn cố

động nghèo ở Sài Gòn - Chợ Lớn đã đoàn kết tương trợ lẫn nhau để mưu cầu một cuộc sống ổn định và phát triển ở quê hương thứ hai mà họđã chọn.

Truyện Đất khách miêu tả chân thật và cảm động tinh thần đoàn kết của cộng đồng người Hoa ở Chợ Lớn. Sự tương trợ của họ dành cho nhau xuất phát từ

những sự việc nhỏ nhoi nhưng lắm ân tình. Ngay từ buổi đầu chân ướt chân ráo đến

đất lạ“Bốn mươi ba người đàn ông đàn bà và trẻ con từ xứ Triều Châu ra đi, dừng chân ở nhà họ Quách, một người đồng hương đã lập nghiệp ởđây nửa thế kỷ và trở

thành một trong những người giàu nhất. Ông Quách già, đi quanh những bàn ăn tròn bằng gỗ, không ngớt xá tay chào mời: "Ăn đi, ăn cơm đi rồi mới nói chuyện!" Bữa cơm đầu tiên nơi đất khách là một bữa tiệc thịnh soạn nấu đúng kiểu Triều Châu”. Không có gì là to tát, Lý Lan chỉ nói đến một bữa cơm đãi khách của ông chủ họ Quách đối với những người Hoa nghèo khổ vừa đặt chân đến đất Việt. Một bữa ăn có thể là thật ngon với nhiều món ăn truyền thống, nấu theo hương vị của vùng quê Triều Châu nơi họđã ra đi và cả cách mời thịnh tình của ông Quách đã là sự chia sẻ quý báu đối với họ. Như vậy, ngay từ lúc mới đến, Việt Nam đối với họ đã trở nên bớt chút xa lạ, vì họ có thể nói chuyện với người cùng tiếng nói, cùng nền văn hóa với họ. Ở đây, chưa cần là cho vay mượn vốn, dẫn đường đi buôn, đào tạo nghề nghiệp… họ đã có ông Quách là một tấm gương đồng hương thành đạt

“nhà xuất nhập cảng hàng đầu Đông Nam Á” để phấn đấu, để tin tưởng trụ lại nơi này lập nghiệp. Tình đồng hương là sợi dây vô hình giúp những người Hoa xa xứ

phần nào nhanh chóng tìm được sự tin tưởng từ một người đi trước: “Chút bỡ ngỡ

ban đầu tan nhanh, suốt phòng ăn dài rộng rộn lên tiếng nói vang to với cách phát âm lồng ngực, âm sắc trầm bổng, giọng mạnh mẽ dứt khoát của thổ âm Triều Châu”, ít ra là để mạnh dạn chia sẻ, nung nấu ước mơ nơi quê người.

Tình đoàn kết còn thể hiện bằng tình nghĩa của con người đối đãi với nhau. Việc hai ông già Tàu, ông Diệp Phương và người cha, kết nghĩa anh em và chăm lo cho phần mộ của người anh em đồng hương xấu số A San cũng là một biểu hiện của tình người sâu nặng. Nhân vật người cha đã “suốt bốn mươi năm, thanh minh nào cũng tảo mộ A San” đã là một minh chứng đẹp. Suốt chặng đường dài hơn nửa đời

người, năm nào tảo mộ, ông cũng chăm sóc mộ người bạn quá cố cẩn thận ngang bằng người vợ hiền của mình. Còn đối với người sống thì sao? Đó là sự bảo ban nhau làm ăn. Ngay những khi vừa thành đạt ở Mã Lai, ông Diệp đã trở về rủ bạn cùng đi làm ăn xa với mình. Vì xuất phát từ thực tế thời chiến, miền Nam là một bãi chiến trường, là nơi bất ổn nên ông Diệp nói: “Chứ cha con bồng bế nhau sống ra sao ở xứ sở triền miên thiên tai và chiến tranh này? Hàng trăm ngàn quân Mỹđang

đỗ bộ. Ðất nước này rồi đây không tan tành vì bom đạn Mỹ thì cũng tan tác vì đồng

đô la của lính Mỹ. Bỏ mà đi thôi”. Tuy không phải là làm ăn buôn bán tại Việt Nam nhưng chi tiết đó cũng nói với chúng ta nhiều điều. Ông Diệp sẵn sàng dẫn đường chỉ lối cho bạn kinh doanh để có thể kiếm sống và gửi về chăm lo cho gia đình ở lại. Nhưng ông Diệp là một người Hoa đã di dân đến nước thứ ba. Sâu sắc hơn khi nói về những người Hoa hòa nhập cùng đất nước, nhà văn Lý Lan chọn những người lao động bình dân. Cuộc mưu sinh khó nhọc của nhân vật người cha ở Chợ

Lớn từ lúc tóc xanh đầy hoài bão cho đến tuổi về già xế bóng mới là một chứng nhân sinh động. Ông là một người làm công bình thường ở lại Sài Gòn lập nghiệp và có vợ con. Vợ mất, thân gà trống nuôi con, ông vẫn gắn bó sâu nặng với vùng đất này. Cuộc đời ông đã gắn với những sự kiện, những biến đổi của vùng đất đô thị

này. Năm Mậu Thân, sau khi đi chùa về, “trở lại nền nhà cũ, ba tôi bới đống gách vụn ra, dựng lại bàn thờ Thổ Ðịa, thắp nhang, quì phục xuống đất, tạơn thổ thần...

đã che chở cho tôi”, cho đứa con bé bỏng mồ côi mẹ khỏi làn tên mũi đạn. Rồi chính ông phải chấp nhận nhìn căn nhà được xây dựng bằng “sự nghiệp gần hai mươi năm quần quật làm lụng và ky cóp” của mình cháy tan tành trong bom đạn để

trở lại “bắt đầu lại từ con số không”. Ông lương thiện làm ăn buôn bán phát đạt nhưng vào những năm đầu thập niên bảy mươi tình hình miền Nam đầy biến động. Qua lời kể của con gái ông là ông có “vốn lưu động rải rác ở hàng trăm đại lý. Buổi chiều đó các đại lý lũ lượt đến nộp tiền. Ba cũng biết các tin đồn đang lan truyền. Sắp hủy tiền. Sẽ phát tiền bình quân theo đầu người. Sẽ kiểm tra tiền mặt đểđánh tư

sản. Nhưng không thể không nhận tiền đại lý đến thanh toán. Lúc đầu ba còn đếm, ghi sổ. Sau, chỉ cầm từng cọc mà quăng vào bao bố. Suốt đêm ba thức giữa những

bao bố tiền, đến sáng thành ra mụ mẫm và hoảng hốt. Nhân viên bàn đổi tiền giúp ba kê khai tiền mặt đang có. Ba móc tiền trong túi áo đang mặc ra. Bảng kê khai nộp rồi, ba nhìn lại những bao bố tiền. Nó không được khai. Nó đã thành tiền phi pháp. Lại tin đồn. Ba đóng cửa, lấy ra cái thau vẫn thường để đốt giấy vàng bạc cúng cô hồn. Tự tay ba cầm từng cọc tiền của mình cho vào lửa. Ðốt gần một giờ đồng hồ, Khói đầy nhà”. Vậy mà ông vẫn ở lại, vẫn bám trụ với mảnh đất này để

nuôi con cái trưởng thành. Vì ông đã nhận ra ở quê hương thứ hai này ông có nợ có tình với biết bao con người gần gũi và thân thương. Sài Gòn - Chợ Lớn là nơi ít nhất có một người bạn thân và người bạn đời của ông nằm xuống, nơi con cái ông chào đời, nơi ông được nhận và được cho kỉ niệm “Ba nhớ vào Tết sau Tết Mậu Thân ba có đi xin lộc ở chùa bà, vay mấy trái quít và một phong bì lì xì để làm vốn. Nhân ngày rằm ba đem hai thúng quít và một mâm bao lì xì đến chùa để trả. Ba lại nhớ đã hứa cho con trai thím Năng đôi giày năm nó bắt đầu đi học. Nay nó đã lớn, mà con nó cũng đã lớn, vẫn còn ở lối xóm đó. Ba tự mình đi mua giầy cho cả cha lẫn con. Ba còn nhớ lần bệnh nặng sau vụ đổi tiền phải nằm nhà thương công, có chị y công lần nào phát cháo cũng hỏi ba có bớt đau không”.

Nhưng để thấy rõ hơn đặc điểm đoàn kết tương trợ của cộng đồng người người Hoa Chợ Lớn là truyện L Mai. Khi in, L Mai là một cuốn tiểu thuyết nhưng nội dung thực chất là một truyện ngắn, đúng như Lý Lan đã từng khẳng định với báo giới nhân dịp bộ phim Đất khách đang được thực hiện. Theo bà, trước khi là tiểu thuyết Lệ Mai, tác phẩm này được xây dựng với “ý tưởng ban đầu chỉ là một truyện ngắn dài hơi” và khi “có người gợi ý in thành sách nên tôi tiểu thuyết hóa hình thức để tiện cho người phát hành lẫn người đọc”[81, tr.6].Do đó, khi tìm hiểu về chân dung người Hoa trong sáng tác của Lý Lan, chúng tôi vẫn chọn tác phẩm này để khảo sát.

Truyện được xây dựng ở thời điểm Việt Nam vừa mở cửa sau một thời gian dài khép kín với nền kinh tế bao cấp. Chính thời điểm nhạy cảm và thử thách này, thông qua nhân vật chính Lệ Mai, nhà văn muốn nói đến những người Hoa hội nhập cùng với nhịp chuyển biến đầy sôi động của xã hội Việt Nam. Nhân vật chính Lệ

Mai là cô gái trẻ người Hoa sinh trưởng tại Chợ Lớn trong một gia đình tư sản. Những ngày biến động, cả gia đình cô đã di dân bỏ lại cô một mình. Nhưng cùng với những biến thiên của thời cuộc, cô đã lớn lên và trưởng thành cùng với thành phố trong những ngày sau hòa bình cũng gian khó không khác gì thời chiến tranh. Từđó, Lệ Mai nguyện gắn bó lâu dài đến mức có thể trở thành mãi mãi với thành phố này. Việc cô từ chối người yêu cũ, tiếp tục công việc của một cán bộ công đoàn nhiệt thành trong công tác đem lại sự tốt đẹp cho người lao động là một minh chứng xác thật cho tình yêu của cô đối với nơi cô đã chọn ở lại.

Sống trong tình trạng tha hương, không bám được cội rễ quê nhà, những người Hoa đã duy trì bản sắc cộng đồng của mình như thế nào để hội nhập cùng người dân bản địa? Trong Đất khách, Lý Lan đi vào khai thác câu chuyện của đám người Hoa di dân buổi đầu đến Chợ Lớn trong đó có cha bà. Hành trình của đám người Triều Châu với hơn bốn mươi người đàn ông, đàn bà và trẻ con đến Sài Gòn buổi đầu tiên đầy háo hức và không kém phần bi kịch “ngay sau bữa ăn đó, A San ngã ngữa ra sàn nhà, cái bụng no căng nẩy lên như muốn nấc cục, nhưng không nấc nổi, cơm trào ra miệng, A San trợn mắt, tắt thở vì bội thực”. Những người Hoa còn lại như nhân vật người cha, Diệp Phương, ông Quách đã sống gắn bó cùng đất nước Việt Nam qua bao thăng trầm biến đổi của xã hội. Trở thành nhà tư sản như

ông Quách, ông Diệp hay người Hoa lao động bình dân như nhân vật người cha thì họ vẫn đau đáu tấm lòng về cố quốc: “Hai ông già đứng đậy. Xa xăm trong mắt nhìn của ba có khóm trúc xanh mà cậu bé nào ngàn năm trước đã bẻ một nhành làm ngựa cởi quanh gường đùa với cô bạn gái của tuổi thơ. Lối mòn nào Lỗ Tấn đã

đi qua thành đường. Và vầng trăng nào Lý Bạch đã ngẩng đầu nhìn rồi cúi đầu nhớ

cố hương” (Đất khách).

Như vậy, nét độc đáo của truyện ngắn Lý Lan là nhà văn đã tạo nên chân dung những người Hoa hội nhập thật sinh động. Viết về họ, mong muốn của Lý Lan là mở một cánh cửa hẹp giới thiệu về diện mạo của cộng đồng người Hoa ở thành phố, cũng như chính mình tìm hiểu thêm về nền văn hóa của gia đình, bộc lộ niềm hoài cố hương của riêng Lý Lan.

Một phần của tài liệu Đặc trưng truyện ngắn Lý Lan (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)