Lý La n Con người và hoạt động văn chương

Một phần của tài liệu Đặc trưng truyện ngắn Lý Lan (Trang 31 - 37)

1.2.1. Con người

Nhà văn Lý Lan sinh ngày 16 tháng 7 năm 1957 tại quê mẹ, làng Bình Nhâm, huyện Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Hiện nay, bà đang sinh sống cùng người bạn đời của mình, Mart Steward, một giáo sư sử học người Mỹ, tại vùng Bellingham, tiểu bang Washington, Hoa Kỳ.

Tám năm đầu đời, Lý Lan sống cùng gia đình tại làng Bình Nhâm. Vùng

đất Lái Thiêu quê mẹ với những vườn cây ăn trái xum xuê, những làng nghề truyền thống lâu đời của vùng Đông Nam Bộđã để lại những ấn tượng sâu đậm trong lòng nhà văn: “Quê mẹ và tuổi thơ ở quê là mạch nước ngầm của đời tôi. Khi nào khát tình cảm, khát đề tài, khát cảm hứng, thì tôi lại tìm về cái mội nước ấy...”[64, tr.10]. Mảnh đất xứ vườn này đã góp phần nuôi dưỡng con người, tâm hồn nhà văn và trở

thành nguồn cảm hứng xuyên suốt trong các sáng tác của bà.

Quê cha ở Triều Dương, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Đối với quê nội xa xôi, Lý Lan nói đến không phải là một vùng đất cụ thể, một kỉ niệm rõ ràng mà là nỗi nhớ, là ý thức về nền văn hóa Trung Hoa luân chảy trong tiềm thức do ảnh hưởng sâu sắc từ cha mình: “Xa xăm trong mắt nhìn của ba có khóm trúc xanh mà cậu bé nào ngàn năm trước đã bẻ một nhành làm ngựa cỡi quanh giường đùa với cô bạn gái của tuổi thơ. Lối mòn nào Lỗ Tấn đã đi qua thành đường. Và vầng trăng nào Lý Bạch đã ngẩng đầu nhìn rồi cúi đầu nhớ cố hương” [56, tr.102]. Cha của nhà văn di cưđến Việt Nam từ nửa đầu thế kỉ hai mươi. Người khách trú này đã gặp gỡ cô gái xứ vườn và kết thành duyên phận. Lý Lan là kết quả tình yêu của một cuộc hôn nhân Hoa Việt không biên giới, tự nguyện gắn bó sâu nặng và vượt qua những dị biệt về văn hóa. Thoảng đâu đó trong tùy bút, chúng ta thấy nhà văn nhắc

đến người cha thầm lặng của mình “người đàn ông di dân mù chữ với đôi chân trần lặn lội khắp nẻo đường thành phố bán hàng rong, cần cù tặn tiện nuôi ba người con

ăn học” [64, tr.101]. Một lần khác, khi đề cập đến những nguyên nhân thúc đẩy mình đến với văn chương, Lý Lan cho rằng nếu cuốn sách “Tâm hồn cao thượng”

đã gợi mở lòng yêu thích học hành và niềm say mê văn học cho bà thì chính người cha “không thông thạo ngôn ngữ và văn hóa của miền đất dung nạp mình, cũng không có căn cơđể có một vị trí nào đó trong xã hội mình đang sống” mới là người nuôi dưỡng tài năng của nhà văn. Vì ông thật sự “thương con và quý trọng việc học hành”, sẵn sàng “chấp nhận hy sinh đời mình cho con cái, đặt kỳ vọng vào chúng, mong sao chúng là cái hạt gieo ở đất này sẽ lớn lên đơm hoa kết trái ở đất này” [64, tr.38].

Thuở nhỏ, Lý Lan học ở trường làng tại Bình Dương khoảng một năm. Sau khi mẹ qua đời, nhà văn theo cha về sống ở Sài Gòn - Chợ Lớn. Từ đó cho đến hết bậc đại học, bà đều học tại thành phố: nửa năm tại trường trường tư thục Trung Chánh của người Hoa, sau đó bắt đầu đi học trường công của người Việt. Những mái trường đã ghi dấu tuổi học trò của nhà văn là trường tiểu học cộng đồng Chợ

Quán, trường trung học Gia Long và trường Đại học Sư phạm thành phố niên khóa 1976-1980. Lý Lan đã trưởng thành và gắn bó cuộc đời sâu sắc với thành phố năng

động này. Bà nhận thấy thành phố Sài Gòn - Hồ Chí Minh là “một thành phố hào phóng và bình dân, năm bảy triệu con người của thành phố đã quyến rũ tôi bằng những bí ẩn của sức sống và sự hồi sinh kỳ lạ” [112].Nhà văn cũng cho rằngkhông nơi nào thực sự níu giữ tâm hồn mình bằng vùng đất Sài Gòn - Chợ Lớn: “Kỳ lạ, quê cha ở Quảng Đông, quê mẹở Bình Dương, mà nỗi niềm hoài cố hương ấy trong tôi mang toàn màu sắc âm thanh hương vị Chợ Lớn” [64, tr.242]. Bà đã đặt tựa cho một tập tùy bút của mình là Sài Gòn Chợ Lớn rong chơi. Sài Gòn-Chợ Lớn là nguồn đề tài độc đáo giúp nhà văn viết rất hay về về chân dung người Hoa, vềđời sống, sinh hoạt đặc thù của cộng đồng này, về con người đô thị Sài Gòn và rất nhiều dựđịnh còn ấp ủ “Tôi còn cả tỷ chuyện về Sài Gòn - Chợ Lớn mà tôi tin là đủ để

viết suốt đời”[112].

Lý Lan đến với văn chương không phải là một lựa chọn bất ngờ, ngẫu nhiên. Vốn yêu thích văn chương từ khi còn là một nữ sinh trung học, bà đã chọn theo học ban xã hội. Nhưng như một “bước ngoặt”, khi thi đỗ vào trường Sư phạm, bà không

vậy, cô sinh viên khoa ngoại ngữ vẫn “chưa đành từ bỏ mộng văn chương, có lúc nào rảnh là vào thư viện mượn sách văn học và giáo trình khoa văn mà đọc” [64, tr.42]. Bài thơ đầu tiên nhận được nhuận bút của báo Văn nghệ chính là viên gạch nhỏ nối con đường lớn đưa Lý Lan đến với văn chương. Nhưng ý thức trở thành một nhà văn lại được hình thành khi cô sinh viên trẻ Lý Lan tham gia lao động thực tếở Tây Ninh: “Khi đất nước thanh bình, tôi vừa mười tám tuổi, đang cắp sách đến trường, chưa từng ra khỏi thành phố, chỉ nhìn thấy chiến tranh trên màn ảnh nhỏ. Ba năm sau ngày hòa bình tôi mới lần đầu tiên trong đời biết một cái hố bom” [64, tr.73]. Xúc động trước hình ảnh quê hương bị kẻ thù tàn phá, Lý Lan đã chọn con

đường cầm bút viết văn như một nhà phê bình đã từng viết về bà: “đứng lặng người bàng hoàng trước mảnh đất dày đặc hố bom, lòng rưng rưng muốn khóc. Từấy, quê hương đối với chị không còn là khái niệm chung chung. Từấy, chị không còn nhìn sự vật bằng đôi mắt hững hờ lướt trên bề mặt. Từ ấy, chị bắt đầu con đường cầm bút”[115, tr.195].

Suốt từ năm 1980 cho đến năm 1997, Lý Lan là giáo viên dạy tiếng Anh tại trường trung học Cần Giuộc (Long An), trường Hùng Vương, trường chuyên Lê Hồng Phong và sau cùng là Đại học Văn Lang tại thành phố. Bà cho rằng cô giáo viết văn có những thuận lợi riêng: “Bằng việc dạy học, tôi thiết lập quan hệ hai chiều với những người trẻ tuổi có đầu óc khoáng đạt, mới và dám. Qua họ, tôi giữ được nhịp tim mình đập tương đối cùng nhịp với phần sôi động nhất của cuộc sống hiện nay. Điều này rất cần thiết để luôn làm mới sáng tác văn chương” [59, tr.76]. Những quan sát, trải nghiệm từ những năm tháng dạy học đã giúp Lý Lan viết các bài tản văn, các truyện ngắn hay vềđề tài nhà giáo, về tuổi trẻ miền Nam xây dựng

đất nước sau hòa bình, về những đổi thay của xã hội, của thời đại tác động đến thanh niên…

Từ năm 1997, Lý Lan chuyển từ vai trò một giáo viên sang một người làm báo và dành toàn bộ thời gian cho công việc viết lách của một nhà văn chuyên nghiệp. Đây cũng là khoảng thời gian nhà văn cật lực viết báo và làm nhiều công việc để mưu sinh. Bà từng là phóng viên ban quốc tế của báo Người Lao Động, là

cộng tác viên của nhiều tờ báo khác như báo Văn Nghệ thành phố, Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Phụ Nữ, Sài Gòn tiếp thị, Sài Gòn Giải phóng, Thể thao văn hóa…

Từ tháng 8 đến tháng 11 năm 1997, Lý Lan tham gia Chương trình viết văn quốc tế tổ chức tại đại học Iowa (Hoa Kỳ). Nói về chuyến đi Mỹđầu tiên này, nhà văn khẳng định “Đối với tôi, chuyến tham gia chương trình viết văn tại đại học Iowa chính là lúc tôi được trao chìa khóa để tiếp tục đi tìm hiểu và khám phá ra bản đồ bí ẩn của văn chương” [99]. Vì vào thời điểm đó, được tham gia một chương trình viết văn quốc tế là một cơ hội tốt đối với một nhà văn Việt Nam. Bà

được gặp gỡ, quen biết nhiều cây bút tên tuổi đến từ các châu lục, được tiếp cận với những kiến thức văn học hiện đại mới mẻ, đa dạng và phong phú, nhất là việc đọc với số lượng lớn các tác phẩm văn học đương đại thế giới. Chuyến đi này tác động mạnh mẽ đến những quan niệm của nhà văn. Bà tâm sự: “Chương trình này làm cho tôi vỡ ra nhiều ngộ nhận về kiến thức, ngôn ngữ, văn hóa và văn học”. Vì vậy, sau khi trở về nước, nhà văn quyết định tham gia khóa học Cao học văn chương (M.A.) tại Mỹ dù đã bước qua tuổi bốn mươi.

Từ năm 2000 đến năm 2003, Lý Lan học tập và nghiên cứu văn chương tại

đại học Wake Forest (Hoa kỳ) theo diện học bổng do quỹ Fulbright tài trợ. Từ đó

đến nay, bà chuyên tâm theo đuổi nghiệp văn và không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ và kiến thức.

Trong đời sống hằng ngày, Lý Lan là một người phụ nữ giản dị, dễ mến. Tuy đã trải qua nhiều chuyến đi xa từđông sang tây và hiện nay sinh sống ở nước ngoài nhưng khi tiếp xúc với bà, chúng ta không thấy dấu ấn của một người xa lạ, của sự biến đổi hay ảnh hưởng của nền văn hóa phương Tây nào. Lý Lan trong đời thường vẫn là một người Việt gốc Hoa với cách nói năng rặt Nam Bộ, khá khôi hài và rất tự nhiên. Người đàn bà sáng tạo này sống và làm việc cần mẫn với một phong cách sống hiện đại. Bà dám khẳng khái từ chối những chỗ hạn hẹp, dám “là mình” trong mọi hoàn cảnh. Tuy muộn màng trong duyên phận nhưng bà nhất quyết đi tìm hạnh phúc thật sự đúng với những rung động của lòng mình. Từng chọn nghề giáo

là một lý tưởng để theo đuổi trong suốt mười bảy năm, nhưng một khi nhận thức về

cơ chế làm việc không phù hợp thì dứt khoát thay đổi: “Bản thân tôi đặt quá nhiều kì vọng vào thiên chức nhà giáo, một khi điều đó không còn là lý tưởng của mình, chỉ đeo đuổi để kiếm tiền thì tôi nghỉ dạy” [99].

Đối với Lý Lan, văn học là một phần của cuộc đời bà và viết văn là hành trình sáng tạo không ngừng với khát vọng được chia sẻ những suy nghĩ và trải nghiệm của bản thân trong quá trình sống với xã hội. Viết văn còn là cơ hội tốt nhất

để nhà văn bộc lộ những khám phá vô tận về con người và cuộc đời bằng ngôn ngữ

nghệ thuật. Bà luôn cảm ơn văn chương đã cho mình một bến neo yên ổn trong tâm hồn: “Cuộc đời này không phải là sự rong chơi. Cuộc đời của tôi là cuộc đời phấn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đấu từng ngày để vượt qua đói nghèo, cô đơn, kì thị…Chính văn chương đem lại cho tôi những gì tôi có hôm nay” [78]. Do đó, nhẫn nại làm nhiều công việc để mưu sinh, nhẫn nại viết bền bỉ, chuyên cần trong hoàn cảnh sống chan hòa với những người bình dân đã giúp Lý Lan có được những trang truyện ngắn thấm đẫm lòng yêu thương con người. Bà viết vềđời sống người dân nghèo thành thị, những người mà nhà văn tự nhận xét mình đứng về phía họ hoàn toàn: “Tôi xuất thân từ giai cấp bình dân, tôi sống và lớn lên giữa những người bình dân cho nên tôi hiểu tâm tình và cuộc sống của họ. Họ là động cơ để tôi viết văn. Hơn nữa họ không có diễn đàn và phương tiện để nói tiếng nói của họ”[78].

Là một trong những cây bút trưởng thành sau ngày đất nước hòa bình, Lý Lan thuộc “thế hệđệm giữa thế hệ trưởng thành trong kháng chiến và những người viết trẻ sau giải phóng” [28, tr.16]. Cầm bút viết văn với ý thức sâu sắc về nghề

nghiệp, bà cho rằng: “Viết văn là nghề nghiệp nên cũng có những chức năng riêng. Người viết cần có ý thức rằng công việc của họ có ảnh hưởng như thế nào đối với xã hội, với độc giả của họ, có thể không chỉ hôm nay mà cả ngày mai”. Từ nhận thức đó, nhà văn tâm niệm với chính mình: “Viết một cách có trách nhiệm với những độc giả tin cậy mình…có trách nhiệm với đất nước, với dân tộc của mình, một đất nước đang phát triển”[28, tr.16]. Trong sáng tác của Lý Lan, người đọc luôn thấy nỗi đau đáu về con người và cuộc đời của nhà văn. Bà xem văn chương

không phải là trò chơi chữ nghĩa mà là trách nhiệm xã hội của người cầm bút chân chính. Các sáng tác của nhà văn luôn phản ánh trung thực tiếng nói của con người thời đại. Cũng chính vì sinh ra và lớn lên trong chiến tranh, bản thân nhà văn có nhiều trăn trở về cuộc chiến, những truyện ngắn như Con ma, Đêm không chiến tranh, Đêm tho nguyên, đặc biệt Tiu thuyết đàn bàlà những trăn trở và suy tư

của nhà văn về nỗi ám ảnh của chiến tranh đối với thân phận con người. Lý Lan cũng là một nhà văn rất có ý thức vềđộc giả. Bà luôn cố gắng viết đáp ứng yêu cầu của người đọc, nhất là bạn đọc trẻ “Tôi cố gắng viết cái họ phải đọc”. Do đó, bên cạnh việc không ngừng học hỏi, suy nghĩ, tiếp cận đời sống, dù sống ở nước ngoài nhưng nhà văn vẫn thường xuyên về Việt Nam. Bà luôn tin tưởng chính mảnh đất quê hương mới là nơi sản sinh và nuôi dưỡng ngòi bút mình, nếu xa nó mà viết về

nó thiếu hơi thở của đời sống thường nhật thì tác phẩm của mình sẽ thiếu sinh khí, lẽ tất nhiên là sẽ nhạt. Lý Lan thừa khả năng viết nhưng bà vẫn âm thầm chọn lối viết phù hợp sở trường bản thân vừa chú ý đến người đọc bình dân. Theo Lý Lan, trước hết tác phẩm của mình phải được độc giả đọc, không kể họ thuộc tầng lớp nào. Bà chọn cách viết giản dị, giàu kỹ thuật như một người bạn tâm tình với bạn

đọc về những điều mình quan sát trong cuộc sống bằng cách kể chuyện bình dân, không quá câu nệ về hình thức và ngôn ngữ giàu âm sắc Nam Bộ. Phần đông độc giả yêu thích và tìm đọc sáng tác của Lý Lan cũng chính từ những điều họ đã biết trong cuộc sống và tiếp tục muốn biết cho tường tận, vì sự tin cậy những bài viết của một người cầm bút có lòng.

Không chỉ sáng tác, Lý Lan đang âm thầm thực hiện tủ sách văn học với hy vọng “mở một cánh cửa để thông mạch với văn chương thế giới” bằng cách hợp tác với các nhà văn trong và ngoài nước để dịch thuật và phổ biến tác phẩm văn học Việt Nam ra nước ngoài. Trước tiên là các truyện ngắn, thơ của Lý Lan do chính tác giả dịch, xuất bản song ngữ Việt - Anh, Việt - Pháp; là các tập truyện ngắn nữ Việt Nam, sau đó còn nhiều dựđịnh hợp tác với các nhà văn người Hoa dịch và xuất bản văn học Việt Nam bằng tiếng Hoa…Tất cả những gì Lý Lan đã và đang làm trong văn chương đều xuất phát từ những suy nghĩ rất tâm huyết đưa “dòng sông văn học

Việt Nam có thể hòa vào biển lớn” [11, tr.12] của văn học khu vực và thế giới. Hiện nay, Lý Lan vẫn luôn đến với độc giả bằng những tác phẩm hay và bằng cả công việc của một dịch giả văn học uy tín. Trước mắt chúng ta là một cây bút đã dày dặn và thành công trong văn chương, vốn là một lĩnh vực đầy say mê sáng tạo nhưng không phải dễ dàng gì đối với một người cầm bút nữ.

Một phần của tài liệu Đặc trưng truyện ngắn Lý Lan (Trang 31 - 37)