0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (179 trang)

Người già và trẻ em

Một phần của tài liệu ĐẶC TRƯNG TRUYỆN NGẮN LÝ LAN (Trang 90 -100 )

H ồi xuân là câu chuyện khác về một người phụ nữ đã li dị Chị sắp bước vào tuổi già, từng trải bao thăng trầm cuộc sống Giờđây khi mộ t mình lang thang

2.4. Người già và trẻ em

Trở đi trở lại nhiều trong văn xuôi Lý Lan, nhất là trong truyện ngắn là hình

ảnh những người già tốt bụng và những em nhỏ dễ thương. Dường như, đó là những nhân vật đã được nhà văn chăm chút khá kỹ lưỡng.

Những người già trong truyện ngắn Lý Lan là những người thầy như: ông thầy họa sĩ vẽ quảng cáo (Trăm con hc trng), thầy giáo làng (Nguyt quý), ông già người Tàu tên Q (H lô bà bà), ông già “điên” ngày ngày xuống xe trong chuyến xe khách Cn Gi…Những người già đó có thể là vị tướng như ông Tố

(Vua T), bình thường không tên tuổi như người cha của ông Việt Kiều (Din viên hng ba) hay ông già bán đồ chơi (Ông già đồ chơi)Mỗi người một vẻ, nhà văn muốn gửi đến độc giả thưởng thức tác phẩm của mình những tình cảm yêu mến, trân trọng đối với những người già trong xã hội. Đối tượng mà Lý Lan chọn miêu tả

là những người già bình dân sống cuộc đời bình thường, dường như không theo kịp những biến đổi không ngừng trong nhịp sống hiện đại hôm nay. Sở dĩ viết nhiều về

những nhân vật người cao tuổi này, vì theo Lý Lan, họ là lớp người sắp trở thành quá vãng, còn hiện tại họ là những người có kinh nghiệm, có khả năng lưu giữ và truyền lại văn hóa cho thế hệ trẻ. Họ thân quen, trở lại nhiều trong truyện ngắn Lý Lan, vì đó có thể là bóng dáng người cha già của tác giả trong cuộc đời thường hay những người sống xung quanh tác giả.

Khi miêu tả chân dung những người già, Lý Lan ngoài việc thể hiện tình cảnh đáng thương của họ còn ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn. Những nhân vật người già trong truyện ngắn Lý Lan dù là nhân vật phụ vẫn có những nét đáng nhớ. Trước hết, tác giả muốn phản ánh tình cảnh đáng thương của họ. Truyện ngắn Cn Giuc có

một ông già mà những người trên xe đò về Cần Giuộc cho là điên thực chất là một trí thức có “tâm hồn tinh tế và nhạy cảm”, có thể “đọc Sếch-xpia diễn cảm như

giọng nghệ sĩ lừng danh người Anh”, bằng tiếng Pháp rồi “đột ngột chuyển sang tiếng Anh” một cách say sưa và xuất thần như một diễn viên trong những phút “thăng hoa” nhất trong nghệ thuật. Ông cụ lạc lõng bên cạnh những con người tội nghiệp đang chịu áp lực của đời sống khó khăn hàng ngày. Có lẽ ông là một thầy

giáo dạy sinh ngữ hay văn chương, đang từng ngày tìm về quá khứ tươi đẹp trong những trang văn hay của đại văn hào Anh và những chuyến xe về địa danh lịch sử

Cần Giờ nổi tiếng trong văn học Việt Nam. Nhưng vấp phải thực tế của đời sống xã hội còn nhiều cái nhếch nhác, bon chen khiến ông cụ trở nên có dáng vẻ và cách cư

xử khác mọi người trên chuyến xe đò đó, vì vậy mà họ xem cụ là người có thần kinh không bình thường.

Chân dung một người già khác cũng khiến ta cảm động không kém là người cha của ông Việt kiều trong truyện Din viên hng ba. Tình cảnh ông cụ này lại tiêu biểu cho rất nhiều số phận người già Việt Nam ở hải ngoại. Ông có ba người con thành đạt ở nước ngoài mà ông đã tận tụy suốt đời chăm lo cho chúng nhưng những ngày cuối đời ông vẫn cô đơn. Ở độ tuổi gần tám mươi, người cha được các con đưa về nước với ước vọng “được nhắm mắt nơi quê nhà”. Con ông đã thực hiện điều ông mong ước bằng cách đưa ông về quê nhà, lo tiền nong và cả người chăm sóc đầy đủ nhưng nhắm mắt xuôi tay, ông già vẫn một mình cô đơn, không một người thân bên cạnh. Âu đó cũng là bi kịch do đời sống hiện đại gây nên. Đáng trách, đáng buồn hay đáng sợ, Lý Lan không tỏ bày một thái độ gì mà sao qua truyện ngắn của bà, người đọc thấy xót xa cho thân phận con người, nhất là những người già neo đơn, ngay cả người già giàu có cũng chưa phải là hạnh phúc. Qua số

phận của ông già Việt kiều bất hạnh đó, nhà văn nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm của con cái trong gia đình đối với ông bà, cha mẹ. Người Việt vốn sống nặng về

tình cảm, người già cảđược xem là có phúc nếu có con đàn cháu đống. Vậy mà xã hội càng phát triển, giới trẻ ngày càng chạy theo lối sống cá nhân, nếu không duy trì tốt nền tảng đạo đức thì chẳng mấy chốc người ta sẽ bao biện bằng mọi lý lẽđể giả

thích vì sao những người già phải cô đơn, lạnh lùng trong những viện dưỡng lão nhưở các nước phát triển đã làm.

Mỗi con người một số phận, một hoàn cảnh riêng, hạnh phúc không thể chia

đều cho mọi người thì bất hạnh cũng thế. Những người già giàu có mà vẫn bất hạnh thì những người già nghèo khổ thật đáng thương hơn biết chừng nào. Truyện ngắn

vẫn hàm chứa những điều sâu sắc khiến người lớn phải suy ngẫm. Ông cụ trong truyện là dân vỉa hè “một ông già đen thui, ốm nhom, dơ hầy và chịu …chơi” với tiếng sáo buồn tha thiết và một giấc mơ đổi đời bằng những tấm vé số. Vậy mà, khi giấc mơấy trên con đường trở thành hiện thực lại tan tành vì hai chiếc vé trúng độc

đắc của ông là vé số giả. Thêm nữa, vì đất lên giá, người chủ nhà từng cho ông ở

nhờ mười mấy năm nay đã lấy lại “chái nhà” che mưa nắng cuối cùng của ông. Ngay cả những món hàng đồ chơi cũng không còn vì ông đã tặng cho bọn trẻ khi vừa biết tin trúng sốđộc đắc. Biết bao thất vọng, sầu muộn, ông già ấy đã thất vọng não nề“ngồi im lìm mặc mưa gió tạt vào, tiếng sáo èo uột đứt hơi tan loãng trong mưa”. Truyện này kết thúc như truyện cổ tích vì ở đó có những đứa trẻ con nhà nghèo đã yêu thương và nâng đỡ ông như người ruột thịt. Chúng rủ nhau gom góp các món quà ông đã cho để giúp ông trở lại nghề bán đồ chơi trước cổng trường và nhường cho ông một chút trước cái sân nhà nghèo của chúng để ông có “cái chòi”

để ở. Sự ân cần của bọn trẻ là cần thiết, là điều nhà văn tha thiết muốn gửi đến xã hội: chúng ta phải thay đổi không sớm thì muộn để có một đất nước chăm nom tốt,

đảm bảo được các chính sách an sinh xã hội cho người già, hoặc chí ít là có một mái nhà chung, một bữa cơm từ thiện cho những người già cả neo đơn không may mắn có thể nương nhờ.

Đằng sau những tình cảnh đáng thương của người già, nhà văn còn muốn ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của họ. Truyện ngắn Nguyt quý khắc họa chân dung người thầy giáo làng tận tụy với học trò là một hình ảnh đẹp có ý nghĩa tôn vinh nghề

giáo. Vị giáo già mới Năm mươi lăm tuổi được cho về hưu”“một con người quen âm thầm khiêm tốn, nhưng không biết đầu hàng thời gian” đã không chịu

được cảm giác trống trải khi không có lũ học trò bên cạnh. Ông đã “đi thăm từng nhà trong xóm để nói rằng sẽ mở một lớp học tại nhà” mà mục đích không phải là kiếm tiền bởi xung quanh ông còn biết bao đứa trẻ chưa biết chữ. Cho đến lúc không trực tiếp cầm tay từng đứa học trò để rèn từng con chữ i, t như lúc còn khỏe thì “bàn tay đã yếu lắm, cầm viết run run, nét chữ không còn đẹp như xưa” vẫn tiếp tục công việc dạy dỗ những đứa học trò đã trưởng thành của mình những bài học

đáng quý trong công tác cho người giám đốc Sở Giáo dục và nữ giáo viên mới ra trường. Ông truyền đạt niềm tin cho cô giáo trẻ bằng kinh nghiệm của một người thầy mấy chục năm đứng lớp: “Điều quan trọng nhất là thắp được trong lòng mỗi người một ngọn lửa của niềm tin cuộc sống và bản thân mình. Đểđược vậy, ở trong chính lòng ta phải luôn thấy ngọn lửa ấy”. Ông cũng trao cả những tâm tình của một người thầy giáo chân chính để làm hành trang dạy học cho cô: “Hạnh phúc của người thầy là khi thấy kẻ mình dạy dỗđược nên người.Trong bao nhiêu lớp học trò thầy đã dạy, bao nhiêu tính khí, bao nhiêu cuộc đời, bây giờ thầy nhớ lại đủ hết. Mới biết không đứa học trò nào, dù hư hỏng mấy thầy có thể ghét bỏ được. Dù gì nữa vẫn là trách nhiệm của thầy. Đối với thầy giáo trách nhiệm là tình thương”. Như vậy, bằng tình thương yêu vô vị lợi, bằng cả cuộc đời tận tụy, khiêm tốn đối với bao lớp học trò, với nghề giáo mà ông đã theo đuổi, người thầy giáo làng ở tuổi xế bóng đã để lại trong lòng những đứa học trò nhỏ của mình một bài học lớn về

nhân cách, về tình yêu đối với nghề giáo, một nghề mà bản thân thầy đã thẳng thắn nhận xét “không có danh vọng gì”.

Đối với Lý Lan, dù là thầy dạy chữ hay dạy nghề, những người thầy vẫn là những người khai sáng tâm hồn cho học trò, do vậy mà đều đáng được ghi nhớ và kính trọng. Tùng, nhân vật chính trong Trăm con hc trng, là một họa sĩ đang chuẩn bị cho một cuộc triển lãm cá nhân. Khi được ký giảđặt câu hỏi về việc anh là học trò của một họa sĩ nổi tiếng thì anh đã thẳng thắn trả lời “người thầy tôi nói đây là người đầu tiên khai bút khai tâm cho tôi. Ông ấy nghèo và vô danh”. Vì đó là một người thầy không tên tuổi, mưu sinh bằng nghề vẽ quảng cáo. Người thầy thầm lặng ấy đã nhận ra năng khiếu hội họa trong đứa trẻ yêu tranh, biết phân biệt được vượn đực, vượn cái trên bức tranh của ông, để ông quyết định truyền nghề và cả

tình yêu nghệ thuật của mình cho đứa trẻấy.

Giản dị hơn, trong một số truyện ngắn khác, Lý Lan nhiệt thành và yêu mến khi miêu tả chân dung những người già tốt bụng. Đó là môt ông Q, một ông già Tàu hiền lành, đã gắn với kỉ niệm thơ ấu của người kể chuyện trong truyện H lô bà bà.

người thầy dạy những chữ Hán đầu tiên cho cô bé trong truyện. Người già ấy sống bình thường, lặng lẽ cho đến khi về nơi yên nghỉ cuối cùng nhưng bài học về ý nghĩa của một vài chữ Hán, về sức mạnh của con người mà ông truyền dạy cho cô bé thì có giá trị lâu dài. Vì ông đã “khoan thai và trân trọng” khi “mài mực và cầm bút vuốt mực”để dạy cho cô bé cách viết chữthái, chữnữ bằng chữ Hán và hiểu ý nghĩa thế nào là người đàn ông và người phụ nữ trong trời đất “người đàn ông có thể lớn lao nhưng chính phụ nữ mới đem cho cuộc đời cái tốt đẹp”. Chính những người già yêu trẻ, biết lắng nghe và giải thích những thắc mắc của trẻ thơ tận tình như thế là những người thầy đầu đời mà đứa trẻ nào may mắn mới có được. Ông yêu mến từng chữ Hán và cặn kẽ, ân cần giải thích với đứa trẻđang muốn tìm hiểu về thế giới rộng lớn quanh mình. Ông là một ông già người Hoa cụ thể mà cũng là những người già quanh ta đang sống thầm lặng và góp phần giữ gìn những giá trị

văn hóa bền lâu của dân tộc từng ngày từ những câu hát ru, một bài thơ nhỏ, vài tấm quà quê cho đến những giá trị sâu sắc của đạo lý làm người.

Bên cạnh những người già, dường như trở thành một hình tượng khá dễ nhớ

trong trang văn Lý Lan là bóng dáng những em bé con nhà nghèo. Chân dung các em nhỏ này không đơn thuần là đối tượng phản ánh mà nhà văn dường như dành một sự ưu ái riêng. Hình ảnh các em nhỏ nghèo khổ hiện lên trong truyện ngắn của cây bút nữ này thật sinh động bằng những chi tiết gợi hình và đối thoại đặc biệt của trẻ nhỏ, qua đó, nhà văn thể hiện tấm lòng nhân hậu, yêu thương của mình đối với trẻ em.

Cầm bút viết văn khi đất nước đã ngừng tiếng súng nhưng phải đối mặt với

đói nghèo, khó khăn và thiếu thốn mọi bề, do đó mà những đứa trẻ con nhà nghèo

đã trở thành một trong các đối tượng được quan tâm của truyện ngắn Lý Lan. Nổi bật là hình ảnh những đứa bé có gia cảnh đáng thương hoặc là con nhà lao động nghèo hoặc mồ côi cha mẹ, cuộc sống khó khăn nên sớm phải lăn lộn vào đời để

kiếm miếng cơm manh áo, do đó mà đa số sớm lớn khôn già dặn, có cá tính sâu sắc. Chúng có những cái tên cụ thể như bé An, bé Chi, thằng Chúc, thằng Viễn hoặc không tên như thằng bé cu li, thằng nhỏ ăn xin, thằng nhỏ hát rong… Mỗi em một

cuộc đời riêng, đều bất hạnh, đáng thương nhưng tâm hồn thật ngây thơ, đáng yêu với những ước mơ giản dị mà thực tế.

Th diu là một truyện ngắn viết về xóm lao động nghèo ở thành phố. Mẹ

Viễn đi phụ hồ lam lũ, quà cho con là một bộ đồ thun rẻ tiền sau bao ngày dành dụm khó khăn. Viễn là một bé trai “nhỏ con, đen thui và khô đét” ngày ngày chỉ có một trò chơi yêu thích là thả diều, vì ở trên nóc nhà em có thể nhìn trời xanh bao la, thả những ước mơđáng yêu của mình mà không sợđiều gì cản trở. Viễn tâm sự với con diều của mình và chứng kiến cuộc sống của mọi người xung quanh dưới mái tôn ộp ẹp. Không bàn luận, không phân tích gì nhiều về cuộc sống, đứa trẻ này chỉ

biết yêu thương mẹ sâu sắc và biết ươm mình cho khát vọng thả diều.

Trong truyện Sui Sim, thằng nhỏ sở hữu một giọng ca cải lương trời phú là

đứa trẻ không gia đình “không có đờn, không bị bòng gì làm hành trang. Trơ trọi một cái quần xà lỏn và cái sơ mi đứt nút”. Em chỉ mới mười tuổi đầu mà phải long

đong một mình kiếm sống qua ngày bằng câu ca tiếng hát giữa chợ đời. Nhưng điều Lý Lan muốn khắc họa là tâm hồn của đứa trẻ này. Em có tư chất thông minh, là người sửa chữ trên cái bảng ở quán cháo bên đường từ “cháo lòng bò” sang “cháo lông bò” rồi thành “cháo lỏng bô”. Em có một ước mơ âm thầm, lặng lẽ và bền chặt về quê nhà. Bài hát nào của em ứng khẩu để ca cũng bắt đầu bằng câu “Bà con cô bác ơi, tôi ở Suối Sim…” và ánh mắt nhìn chất chứa “Nỗi căm giận lặng lẽ của một kẻ biết mình bất lực không thể hành động bảo vệ được chân lý nhưng vẫn không chịu khuất phục. Ánh mắt lặng lẽ sáng rực niềm tin không cần san sẻ, không cần đồng minh, không cần chứng minh”, chứng tỏđứa trẻ này có tâm hồn nhạy cảm

ẩn sau cái bề ngoài gan góc. Cũng như thế, truyện ngắn Mt thng nh cũng ca ngợi một đứa trẻ mồ côi. Thằng nhỏ đi ăn xin, ngủ vỉa hè nhưng luôn có ý thức về

nhân phẩm, dù cho bị người ta vu khống đánh chảy máu mũi vẫn kiêu hãnh, tự tôn bảo vệ mình trong sạch, không ăn cắp của ai một thứ gì dù nhỏ để phải xấu hổ. Chính cuộc sống đôi khi quá khó nhọc khiến những đứa trẻ ấy lâm vào tình cảnh phải trôi dạt giữa dòng đời.

Truyện ngắn Thng bé cu li là một chân dung khác vềđứa trẻ sớm phải vào

đời. Nghỉ hè là thời gian tuyệt vời để vui chơi đối với những trẻ em có đời sống gia

đình đầy đủ, còn với những đứa trẻ có hoàn cảnh gia đình khó khăn thì đây là khoảng thời gian phải lao động giúp cha mẹ. Thằng bé mới học lớp năm đang chuẩn bị lên lớp sáu phải tranh thủ nghỉ hè bán trà đá, làm phụ hồ khó nhọc để kiếm tiền

Một phần của tài liệu ĐẶC TRƯNG TRUYỆN NGẮN LÝ LAN (Trang 90 -100 )

×