TRUYỆN NGẮN LÝ LAN: NHỮNG ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT
3.4.2 Ngôn ngữ giàu cá tính (có cả chất nữ tính)
Mỗi nhà văn có một phong cách, một tiếng nói riêng. Với các nhà văn nữ họ
rất có ý thức cá tính hóa về mặt ngôn ngữ. Ngôn ngữ truyện ngắn Lý Lan có nét độc
đáo riêng là rất có duyên, rất có cá tính. Điều này có thể lý giải được do điều kiện sống và văn hóa của gia đình. Là một người Việt gốc Hoa, sinh trưởng và gắn bó phần lớn cuộc đời ở miền Nam nên nhà văn đã chọn được một cách nói trong văn
chương bằng giọng hơi ngang tàng, hơi mộc, không làm dáng, nhưng không khô cứng, không lên gân mà vẫn rất biểu cảm.
Cái duyên dáng và cá tính mà văn chương Lý Lan đem đến cho người đọc nằm trong cách kể chuyện. Người kể chuyện trong truyện ngắn Lý Lan thường xưng tôi, kể chuyện ở ngôi thứ nhất. Khi đó, câu chuyện thường được kể từ một cái tôi phụ nữ bằng một giọng kể tự nhiên và thường đưa người đọc đến những liên tưởng bất ngờ. Có khi là một cô giáo đi coi thi kể chuyện về đứa nhỏ ăn xin
(Suối Sim), là cô giáo kể chuyện về anh sinh viên thực tập (Chuyện kinh dị), kể về đưá trẻ ăn xin (Một thằng nhỏ)… hoặc đó là người phụ nữ kể chuyện mình (Con
ma, Đêm thảo nguyên, Hồi xuân, Đường dài hạnh phúc, Biển trong mưa, Dị
mộng, Những viên sỏi cầm chơi…). Chẳng hạn trong Chuyện kinh dị, sau khi kể
về chàng sinh viên tên Đăng đã khao khát được xin việc ở thành phố, đã đắm say trong tình yêu với hồn ma và câu chuyện về lối sống và cái chết của người bạn tên Du Thảo, người kể chuyện xưng tôi kể: “Tôi thắp nén nhang cho bạn mình, Hương trầm thoảng đưa, khói nhang phảng phất trong đôi mắt thăm thẳm trùng trùng sóng
đại dương. Tôi quay lại không thấy Ðăng đâu nửa. Tôi cũng chẳng quan tâm đến anh ta làm chi. Chỉ ngậm ngùi thương bạn mình. Chắc thế giới kia cũng chẳng có gì vui lắm, nên mày quay lại cõi này ghẹo thằng nhỏđỡ buồn. Nhè thằng nhỏ dở quá, mới thấy ma đã té đái trong quần” (Chuyện kinh dị). Người đọc vừa cảm thấy ngậm ngùi thương cảm nhân vật vừa cảm thấy vui vui vì được nghe một câu chuyện hư cấu như thật.
Nhà văn có cách kể chuyện rất hóm hỉnh về tình yêu và hạnh phúc của hai người bạn nữ. Sau đây là đoạn đối thoại trong Đường dài hạnh phúc:
“ - A lô?
- Tui nè. Đang ở New York, kỳ này qua đây đi học, cực quá mà cũng học được nhiều cái hay quá. Bà sao?
- Tui học xong rồi. Hai vợ chồng vừa lái xe từ bờ Đông băng qua lục địa bắc Mỹ
về nhà ở bên bờ Tây. Nhà tụi này có một khu vườn nhỏ, một năm trời không người chăm sóc nên đủ thứ cây cỏ mọc tùm lum. Bây giờ tui đang nhổ cỏ trồng bông đây.
- Trời! Sao bà sướng vậy!
Tôi không cãi lại. Ng hỏi tôi thấy cuộc sống vợ chồng ra sao? Thiệt là một câu hỏi hay. Từ lúc mẹ tôi mất cho đến khi tôi lập gia đình là khoảng thời gian 37 năm tôi sống tự do phóng khoáng, muốn gì làm nấy, suy nghĩ độc lập, trong nhà chuyện cơm nước áo quần có em gái lo, ra đường chỗ nào vui, bạn bè rủ, thì tới. Chơi chán thì đi. Bây giờ thỉnh thoảng nửa đêm trở mình, đụng phải thân thể một người đàn ông, giật mình thức giấc, định thần mới nhớ ra đó là chồng mình!”. Ngôn ngữđối thoại chân thật, không thi vị hóa, không sống sượng. Có được điều này, nhà văn Lý Lan đã chọn lựa và nhào nặn ngôn ngữđời thường thành ngôn ngữ văn chương khá
điêu luyện.
Trong cách dẫn chuyện, Lý Lan thường cố tách mình ra khỏi lời kể. Sự
khách quan đó thể hiện trong việc nhà văn hay sử dụng cách nói: “Nhưng cứ nghe phong thanh tin đồn, lời xì xầm, từ nhiều luồng nhiều phía, có thể tóm tắt ba luồng như sau: (Chim nhạn); Một trong câu chuyện họ nói qua nói lại có thể tóm tắt như
vầy: (Người đàn bà kể chuyện); Sự thật như vầy: (Phương pháp hiện thực); Cuộc sống của Yên bây giờ như thế này: (Tháng chạp)…Rõ ràng, nhà văn muốn rút ngắn một đoạn đời nhân vật nhưng bằng một giọng kể tưng tửng, ngang ngang của một người kể chuyện khách quan để câu chuyện tự nói hơn là đưa ra những lời nhận xét, bình phẩm về nhân vật.
Điều đặc biệt so với các giọng nữ trong văn chương hiện đại Việt Nam là văn chương Lý Lan luôn gợi ra cảm giác trẻ trung, chắc chắn, chững chạc, không lên gân, không làm điệu, làm ồn. Chẳng hạn, đọc truyện ngắn Con ma, người đọc sẽ
cảm nhận được tâm hồn đằm thắm của một người phụ nữ thấu hiểu và giàu chiêm nghiệm về cuộc sống:
"Tôi đi tới chỗ thằng em. Mặt nó đã đỏ nhừ. Cả bàn đang om sòm tranh cãi. Ai bắt cá Irak thắng? Vấn đề là cầm cựđược bao lâu? Israel nhảy vô là Mỹ thua. Cá hai ăn một Israel đứng ngoài . Chiến tranh hiện đại, ba ngày là xong. Cá ba ăn một vùng Vịnh còn đánh dài dài, ít ra một trăm ngày mới cúng cơm. Những bình luận gia, những nhà chiến lược, những con bạc hay một lũ say?”
Hoặc khi bày tỏ tình yêu với cuộc sống, ngôn ngữ Lý Lan vẫn chân thật và giản dị vô cùng trong truyện ngắn Thả diều: “Và cũng bằng sự nhạy bén kỳ lạ, Viễn truyền cho cánh diều những mệnh lệnh không thành lời: Hãy chao sang trái, lượn sang phải. Hãy bay lên, cao hơn nữa. Rồi hãy thở, hãy hít. Hãy hít thở dùm tao thật sâu, thật đã luồng không khí mát lành trên cao. Rồi hãy nhìn, hãy ngó, hãy thu hết vào tầm mắt những gì phía dưới cánh mày: những mái tôn cũ kỹ chen với những mái lá nhấp nhô, con sông chỗđen ngòm màu nước, chỗ xanh biếc sắc rau, những con đường hãnh diện nhô cao hai hàng cây dầu cổ thụ, những dòng người ngược xuôi với xe cộ nườm nượp nối nhau…hãy múa niềm vui được bay lên, hãy ca tình yêu của tao đối với tất cả những gì của và không của tao trong thành phố này”.
Không những giàu cá tính, ngôn ngữ truyện ngắn Lý Lan còn bộc lộ chất nữ
tính riêng qua những trang văn đằm thắm, dạt dào cảm xúc, thể hiện những kinh nghiệm, chiêm nghiệm của nhà văn, một người phụ nữ thích quan sát đời sống, đi nhiều và có sự pha trộn nhiều nền văn hóa trong người.
Khi kể chuyện, ngôn ngữ người kể chuyện có những đoạn văn gợi cảm đem lại cảm xúc cho người đọc: “Bây giờ đang mùa mưa, lối mòn biến thành con suối một nửa. Ba với bác Diệp mang đồ lên nghĩa địa trên đỉnh đồi cúng A San. Ba hay bác Diệp là người đã chọn nơi này cho A San yên nghỉ ? Khi quăng nắm đất lên nắp quan tài gỗ tạp - của bố thí - ba nhìn cây cỏ chung quanh vỗ về : " A San nắm
đây, cảnh cũng giống như quê nhà ". Bác Diệp ngẩng đầu nhìn trời, thở ra một tiếng to " ayda ". Bỏ cha mẹ, bỏ anh em, bỏ làng xóm họ hàng vượt mấy ngàn cây số biển khơi, tới đây chỉăn một bữa cơm rồi chết. Làm người không lẽ chỉđem thân
đi gởi nơi đất khách cho dòi bọđục sao!” (Đất khách).
Ngôn ngữ truyện ngắn đôi khi rất cô đúc, giàu chất thơ của đời sống thường nhật: “Tại sao ba không ra đi ? Ông không nói về điều này. Thông thường một mảnh đất giửđược một người khi nơi đó ta đã chôn cất người bạn thân, hay nơi đó
đang sống người đàn bà mình yêu thương. Có thể cả hai đều đúng với ba tôi. Ba ít nói về mẹ. Hai người đã yêu nhau, cưới nhau, sanh ra tôi, rồi mẹ qua đời. Ba không nói khi người đàn ông mất đi trong đời người đàn bà mình yêu thương thì cuộc sống
còn mang ý nghĩa gì ? Nhưng tôi lớn dần theo năm tháng, nỗi bất hạnh ngấm từ từ
vào xương thịt, đến một lúc đủ cho tôi hiểu mất mẹ là một mất mát lớn lao đến nổi về sau nhưng mất mát tiền bạc, bạn bè, tình yêu... chẳng qua là những mất mát lặt vặt.
Hai ông già đứng đậy. Xa xăm trong mắt nhìn của ba có khóm trúc xanh mà cậu bé nào ngàn năm trước đã bẻ một nhành làm ngựa cởi quanh gường đùa với cô bạn gái của tuổ thơ. Lối mòn nào Lỗ Tấn đã đi qua thành đường. Và vầng trăng nào Lý Bạch đã ngẩng đầu nhìn rồi cúi đầu nhớ cố hương” (Đất khách)..
Sở trường của Lý Lan là kể chuyện. Tiếp thu cái chất tự nhiên, mộc mạc, nói và viết như mình nghĩ của bút pháp kể chuyện trong văn mạch Nam Bộ từng được khởi phát đi từ Hồ Biểu Chánh, Sơn Nam, Trang Thế Hy, Đoàn Giỏi, Nguyễn Quang Sáng…cho đến tận ngày nay, Lý Lan đã đem lại sắc thái mới, giọng điệu mới cho truyện ngắn của mình. Đó là lối kể chuyện tự do, giọng kể mộc mạc, không mang tiếng trau chuốt, đẽo gọt công phu. Lý Lan thường mạnh về kể hơn là tả. Nhà văn kể về những sự kiện và cảm xúc nhiều hơn là tả hình ảnh. Với cách kể lững thửng, khúc chiết, hóm hỉnh, mà lại pha chút chua cay, nhà văn khiến cho câu chuyện đọng lại trong lòng người đọc những dư vị khó quên. Nhà văn thích quan sát tỉ mỉ những sinh hoạt đời sống và thổi vào cảnh vật, con người hơi thở riêng của chính mình. Lý Lan kể chuyện Thả diều của một thằng bé trên những nóc nhà ọp ẹp của một xóm lao động nghèo, chuyện kiếm việc làm thêm của một thằng bé (Thằng nhỏ cu-ly), chuyện một gia đình người bạn lo lắng khi phải bán mảnh vườn cao su mình đã gầy dựng bao công sức (Mùa lá chín), chuyện một chuyến xe về Cần Giuộc, chuyện đám dân nghèo nghĩa tình (Nghĩa người dưng, Chị ấy lấy chồng chưa), Chuyện một cô gái tan vỡ giấc mộng làm nhà thơ (Tình thơ), chuyện một cô gái khác ân hận vì chuyện không giúp đỡ được những người bạn nghèo trong một
đêm khốn khó (Tiếng gõ cửa đêm)…Toàn là những câu chuyện vặt vãnh ngày thường, nhưng Lý Lan dốc sức vào kể chuyện hơn là mô tả sự kiện, hành động cốt
để trao cho người đọc những băn khoăn, những mối quan tâm xã hội. Từ đó, nhà văn muốn đánh động con người xã hội của độc giả.
Truyện ngắn Lý Lan dù được kể bằng giọng tác giả hay giọng nhân vật đều mang đậm những suy tư, chiêm nghiệm những một người phụ nữ từng trải, hiểu đời, có cái nhìn cảm thông và tin tưởng.