TRUYỆN NGẮN LÝ LAN: NHỮNG ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT
3.2.3. Tâm lí nhân vật
Miêu tả tâm lý nhân vật là bước tiến trong quá trình phát triển tất yếu của văn học. Để tái hiện cuộc sống con người toàn vẹn, văn học hiện đại đã đánh dấu sự
phát triển của mình trong tiến trình văn học bằng việc thành công trong miêu tả thế
vật với nhiều cách thức khác nhau như bằng ngôn ngữ người kể chuyện hoặc ngôn ngữ nhân vật thông qua độc thoại nội tâm và đối thoại nội tâm, thủ pháp dòng ý thức…
Xuất phát từ cái nhìn con người ở chiều sâu tâm lý, Lý Lan đã khám phá thế
giới nội tâm phong phú, đa dạng của con người bằng khả năng miêu tả diễn biến tâm lý phức tạp của nhân vật gắn với tình huống truyện. Là một người nữ viết văn, Lý Lan có nhiều thuận lợi riêng trong việc đi sâu vào khám phá thế giới nội tâm của người phụ nữ nữ. Ngòi bút Lý Lan đã tập trung vào việc miêu tả tâm lý nhiều loại nhân vật phụ nữ khác nhau: tâm lý của những cô gái trẻ, những người phụ nữ độc thân, độc lập quyết định lấy chồng, người phụ nữ cô đơn, người phụ nữ đang yêu, người phụ nữ sau khi li hôn…
Khi khắc họa tâm lý nhân vật, Lý Lan đã khéo léo phối hợp nhiều biện pháp
để khắc họa rõ nét tâm lý của nhân vật. Đó là nhân vật tự phơi bày thế giới nội tâm của mình do nhà văn chọn cách kể chuyện từ điểm nhìn nội quan. Tâm lý nhân vật cũng được khắc họa qua việc miêu tả cảnh vật thiên nhiên, qua các tình huống tâm lý, đặc biệt là qua ngôn ngữđối thoại của nhân vật.
Cách khắc họa tâm lý nhân vật thường được Lý Lan sử dụng là để nhân vật tự nói lên. Hà, một cô gái trẻ trong Cỏ hát bộc bạch: “Tôi không có khiếu triết lý. Tôi hài lòng với hiện tại, tự thấy mình là con người bình thường, có một chỗ đứng vừa phải, đôi khi cũng được bầu lao động tiên tiến hay chức vụ phó này phó nọ. Cho nên nói chung, thì tôi chưa thực sự tha thiết sống và cũng hơi sợ chết. Đối với những hành động anh hùng, những việc phi thường, những vấn đề cao xa…thái
độ chung của tôi là “kính nhi viễn chi”.” Với lối sống đó, quan niệm đó, Hà đã sống môt cuộc đời bình lặng, an phận. Vậy mà, qua câu chuyện của người em họ về
cuộc sống ở bộ đội trên chiến trường Campuchia, Hà đã có những thay đổi trong suy nghĩ. Ban đầu là “cảm giác rùng mình, ớn lạnh chạy dọc xương sống” khi nghe về những tàn khốc do cuộc chiến đem lại, những sọ người vét dưới ao lên. Kếđó là sự cảm phục đối với đứa em họ: “Tôi dần khám phá ra qua câu chuyện của Hạnh một tâm hồn kỳ diệu… Sao mà Hạnh luôn bận rộn với những điều mà chẳng mấy
khi nào mà tôi quan tâm”. Cuối cùng là những thay đổi lớn lao trong tình cảm và nhận thức của nhân vật: “Đêm lồng lộng những cơn gió từ sông lớn thổi về. Tôi nhìn ra vườn, dưới ánh trăng lợt lạt, không thấy cỏ màu xanh. Sương đêm bắt đầu làm không khí ẩm lạnh. Lần đầu tiên tôi cảm thấy quả thật vạn vật không ngơi nghỉ
vềđêm. Hình như chung quanh tôi, cây cỏđang nẩy lộc đâm chồi. Có thể ở bãi cỏ
trước sân nhà ngoại tôi đây, đang mọc lên những ngọn cỏ mới, màu cỏ xanh non nhạt mà phơi phới sức sống. Sáng mai vô tình tôi sẽ dẫm qua mà không biết đau. Tự
nhiên tôi nghe tim mình đập nhanh như đang thổn thức”. Hà đã cảm nhận được những rung động, chuyển mình của thiên nhiên, vạn vật quanh mình. Đó chính là những biến đổi trong nhận thức, suy nghĩ của nhân vật khi nhận thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn.
Thúy (Hai mươi mốt năm sau) trải qua những chấn động tâm lý, có thể nói là dữ dội khi đối diện với một sự thật mà hơn hai mươi năm qua chị đã không tìm
được câu trả lời. Thúy “xây xẩm choáng váng” khi nghe cái tên Khâu Hạo Nhiên, khi nhìn thấy một khuôn mặt của người yêu trong hình hài một sinh viên hai mươi tuổi mà mình đang dạy. Chị nhận ra giọng nói của người yêu sau ngần ấy năm xa cách quen mà lạ. Thúy đau khổ muốn khóc “Làm sao khóc giữa những ngón tay lạnh ngắt của chính mình đang run rẩy tỳ trên hai đầu gối cũng đang run rẩy?” rồi lạ lùng nhận ra chính mình trong gương: “Thì tôi bảo tôi khóc cái gì hở tôi?”. Hai mươi mốt năm trước, chị yêu Khâu Địch San đến mức “Thúy biết rằng nếu mình có một ngàn kiếp để sống thì mình cũng chỉ yêu người đàn ông này”. Chị yêu đôi bàn tay của anh, tiếng đàn ghita, cảm phục những hành động ân tình của anh. Giờ đây
đến nhà của vợ chồng anh, chị chứng kiến cái nhìn bất ngờ của anh dành cho chị, cuộc sống hạnh phúc của anh và cả những thay đổi như anh nói: “Cuộc đời có những thay đổi không ngờ được” khiến Thúy xót xa cay đắng đối diện với lòng mình: “Thúy vào nhà, thay áo. Người đàn bà là lạ trong tấm gương trên cánh cửa tủ quần áo hỏi:
Sao? À, không sao. Tôi đã ôm vết thương chí mạng đó, đã đau đớn tới mức tưởng mình không thể nào chịu nổi. Đã băng bó thật kín và không dám đụng đến trong ngần ấy năm. Hai mươi mốt năm. Tôi đã sợ là đụng tới sẽ làm bùng dậy nỗi đau quá sức mình. (Dần dà tôi cũng biết thương tôi). Cho đến một lúc không thể đừng
được, tôi chạm vào nó, vết mày tróc ra, và tôi không có cảm giác gì cả. Như thể nỗi
đau ấy chưa từng có, vết thương ấy chưa từng có, tình yêu ấy, tình yêu vĩ đại đầu
đời của tôi, cũng chưa từng có. Hai mươi mốt năm sau khi bỏ tôi đi không một lời từ giã, anh gặp lại tôi và nói: “Cuộc đời có những thay đổi không thể ngờ được”. Thì vâng, và sự thay đổi bất ngờ nhứt mà bây giờ tôi bỗng nhận ra ở trong tôi là trái tim tôi đập rất bình thường”.
Một cách khác mà Lý Lan thường dùng là miêu tả tâm lý nhân vật qua quan sát của người khác là tác giả. Cũng giống như trường hợp của Thúy, Thoa
(Người đàn bà kể chuyện) cũng trải qua những diễn biến tâm lý phức tạp mới tìm
được sự bình ổn trong tâm hồn. Là nạn nhân của tệ nạn hiếp dâm năm mười một tuổi, Tho chỉ biết “đau đớn, sợ hãi và uất ức” không nguôi suốt thời thơ ấu. Một lần bị cưỡng hiếp, một lần bị ruồng rẫy đã khiến Tho xa lánh đàn ông và sống cuộc
đời mình. Nhưng câu chuyện của cha con Tòng, hoàn cảnh gà trống nuôi con nơi xứ
lạ của anh đã nhen nhóm lên trong lòng Tho niềm hy vọng mong manh về hạnh phúc: “Sáng sớm đứng trong phòng mình nhìn theo ba cha con chạy xe ngang qua quán, Tho mơ màng tưởng mình ngồi trên khỏang trống còn lại của cái yên xe, hai tay dang ra bao bọc con Thảo, vươn dài tới trước nắm giữ con Ly”. Giấc mơ ấy luôn đụng phải một trở lực về dư luận, về nỗi đau quá khứ: “Cái xe vừa quanh qua cua để vào cổng trường tiểu học thì bị xe ông Đạo tông một cái rầm, trong khi hai
đứa nhỏ văng khỏi tay Tho thì ông Đạo cười hả hả hả. Tho đã tưởng tượng mình bật dậy chồm lên xông tới vừa tát vừa đấm, vừa nhổ vô mặt hắn. Hai bàn tay Tho nắm lại cứng nhưđầu búa đấm thùm thụp xuống gối mà khớp ngón tay đỏ nhừ. Khi bình tĩnh lại, Tho nhìn gương mặt ràn rụa nước mắt của mình trong gương, hiểu là mình không thể nào đánh lại gã đàn ông đó. Hắn đang thời sung mãn, ruộng đất hắn đang có giá, hắn cất nhà lầu ba tầng mặt tiền tám thước, dư tiền mua danh,
nào hội trưởng, chủ tịch, cố vấn, ủy viên đủ thứ”. Sự tổn thương trong tâm hồn và khát vọng hạnh phúc cháy bỏng đã khiến Tho có hành động trả thù ông Đạo một cách liều lĩnh. Thân cô thế yếu, Tho thất bại, phải đóng cửa quán ăn, đồng thời với việc gác lại giấc mơ về một gia đình yên ấm. Sau khi bình tĩnh lại, Tho đối diện với chính lòng mình: “Tho thay quần áo, xõa tóc ra chải bới lại, nhìn mình trong gương. Không, con mắt này u uẩn quá, khóe mắt còn rưng rưng, mi mắt còn sụp xuống tủi hổ, cái nhìn còn đau đáu van xin. Không, cái miệng he hé cái môi run run này nhu nhược quá, chỉ chực bệu bạo khóc. Không, gương mặt này Tho không chấp nhận nữa. Mím môi lại, mở to mắt nhìn đăm đăm chính mình, Tho ngồi trước gương rất lâu, cho đến khi ánh mắt quắc sáng một niềm tin, gương mặt an định một ý chí”. Người đọc dõi theo câu chuyện có thể hiểu được tâm trạng của người phụ nữ bất hạnh này và hiểu được vì sao Tho đủ sức mạnh để kể chuyện đời mình như một nạn nhân và một nhân chứng đi đòi công lý cho người đàn bà.
Quá trình biến đổi tâm lý của con người còn là thái độ rà soát lại bản thân. Sau những xung đột ngấm ngầm giữa mẹ và con xoay quanh những sự việc nhỏ
nhặt trong cuộc sống hằng ngày, Quyên (Mẹ và con) đã quyết định “lật hết những con bài trong mối quan hệ hai mẹ con”. Chị là một phụ nữ thành đạt trong nghề
nghiệp nhưng chị chỉ có một người mẹ yêu thương chị tận tụy và một căn nhà phố. Tình yêu và lối sống cũ của mẹ đụng độ với cách sống mới của chị khiến cho giữa họ xảy ra bi kịch của thế hệ. Chị đau đớn nhìn nhận: “Khi bước qua tuổi ba mươi, có lúc Quyên nghĩ mẹ có cần thiếtt phải hy sinh như vậy không? Người ta cần trung thực sống cuộc đời mình, hay cứ huyễn hoặc mình bằng cuộc sống cho người khác? Quyên đã nhận ra rằng khi một người biến người khác thành lẽ sống của mình là đã chất một gánh nặng tồi tệ nhất lên vai người đó. Không gì nặng nề bằng gánh cái trách nhiệm là lẽ sống của người khác. Quyên càng ngày càng mệt mỏi với cái gánh nặng đó”. Đồng thời, chị không phủ nhận sự hy sinh của mẹ dành cho chị và tình yêu, lòng biết ơn của chị dành cho mẹ “Quyên nghĩ là mình có một tình yêu duy nhất đối với mẹ, chứ không lẽ đời mình không hề yêu ai, cũng như mẹ chỉ có một tình yêu duy nhất dành cho mình. Vậy thì tại sao hai mẹ con cứ làm khổ nhau?”.
Chính vì vậy, chị quyết định phải thay đổi cách sống để cải thiện mối quan hệ giữa mẹ và con: “Chị vừa chạy xe vừa nghĩ. Phải khác đi. Không có lý nào hai con người số phận gắn bó với nhau, lại biến cuộc sống chung với nhau thành địa ngục. Phải khác đi. Trước nhất là mình, mình phải cư xử khác đi”. Qua sự rà soát lại bản thân, Quyên đã có dịp quay về với con người của mình. Chị có thể sẽ gác bớt công việc, quan tâm đến mẹ hơn, và thu dần khoảng cách thế hệ trong gia đình.
Lý Lan không chỉ thành công trong việc miêu tả tâm lý của người con, nhà văn còn đi vào miêu tả trạng thái tâm tưởng của người mẹ già. Người mẹ của Quyên cũng là một khối cô đơn: “Bà biết nó sẽ không nói với bà chuyện gì đâu, xưa nay vẫn vậy, nó là đứa con gái cô độc lạnh lùng từ nhỏ đến lớn. Bà thường cố gắng tự
suy diễn và nghĩ ra cái gì đó bà có thể làm để san sẻ hay để vui lòng con gái. Luôn luôn bà nhủ rằng nó là con gái của mình. Nó biết mình đã cực khổ như thế nào để
nuôi dạy nó được như ngày nay, nó biết mình đặt bao hy vọng hoài bão nới đứa con duy nhất này. Nó biết rằng nó là tất cả cuộc đời mình. Chỉ có điều nó cô độc lạnh lùng quá trong cái sống hiện đại của nó. Nhưng bà nhủ là mình sẽ chịu đựng được, mình ráng chịu đựng đi, nó là con gái của mình”.Ở bà là sự dồn nén tâm lý. Bà cố
gắng thu xếp mọi việc chu đáo cho con vui, cố gắng chịu đựng sự khác biệt của hai thế hệ.
Bên cạnh sự dồn nén tâm lý, nhà văn cũng đi vào miêu tả nỗi cô đơn của con người. Với Duyên Mỹ (Diễn viên hạng ba), chị cảm thấy mình cô đơn trong một nỗi buồn lặng lẽ bên cạnh chồng con: “Chỉ còn một mình chị với ông cụ trong phòng, nên chị úp mặt vào hai bàn tay mà khóc. Chị khóc cha chị, tuổi già con cái nghèo hèn nên cô độc, chị khóc ông cụ nằm đây, tuổi già con cái giàu có vinh hiển vẫn cô độc. Chị khóc cả cho mình, trót nửa đời người, chồng đó con đó mà vẫn cô
đơn”.
Cũng như Duyên Mỹ, Cẩm (Tai nạn) cũng mang tâm trạng cô đơn. Sau khi quyết định làm người mẹđộc thân nuôi con một mình, Cẩm dường nhưđã biết sắp xếp cuộc đời mình cho ổn thỏa. Nhưng Thanh đã đến bàn chuyện hôn nhân với chị. Anh không trốn chạy trách nhiệm với đứa con, anh cảm thấy bị xúc phạm trước lời
từ chối của chị. Tiếng thét “Cô đừng biến tôi thành một thằng đểu” đã làm khuấy
động nỗi buồn của Cẩm: “Tiếng hét thúc một nỗi đau rất cụ thể lan toả và thẩm thấu làm buốt dần trái tim Cẩm. Cuối cùng trái tim tê liệt cảm xúc, chỉ tồn tại như
một bộ phận của cơ quan tuần hoàn. Nó vẫn đập, khi chậm khi nhanh tùy điều kiện khách quan. Nhịp đập của nó chứng thực là Cẩm đang sống về mặt sinh học. Nó không đo được kích thước nỗi buồn lẻ loi kinh khủng này”. Nỗi buồn của cô gái độc thân mồ côi cha mẹ, không họ hàng thân thích giữa đô thị phồn hoa, những tưởng sẽ
tìm được người bạn đời để chia sẻ buồn vui nhưng Thanh không hiểu chị.
Ngoài cách miêu tả tâm lý nhân vật thông qua ngôn ngữ người kể chuyện như trên, Lý Lan còn sử dụng biện pháp độc thoại nội tâm để diễn tả thế giới nội tâm nhân vật.
Cô gái (Con ma) luôn bị ám ảnh bởi chiến tranh. Những đối thoại trong tâm hồn chị vang lên: “Con ma của tôi là ai? Từ hôm đó tới nay tôi luôn điểm lại những con người tôi từng quen biết để coi ai có thể chết rồi thành ma theo đuổi tôi. Hóa ra có những người mà mười mấy năm nay tôi không biết họ chết hay sống ra sao? Có mấy người bạn thân hồi còn đi học, từ dạo ra trường bặt tin tức luôn. Những ngươì láng giềng ở xóm cũ cũng không còn gặp nữa. Vô số những con ngươì tôi đã từng quen biết rồi trở nên xa lạ và quên béng đi. Gã ăn mày tên Hoàng ấy có từng quen biết tôi chăng? Không sao nói chắc được. Con ma “oan nghiệt” ấy là con ma lùm, ma bụi, ma xó, ma hè, tình cờ theo tôi; hay là linh hồn của một người thân nào tôi từng yêu thương mà giờđây tôi đã quên lãng ? Không lẽ nào tôi bạc bẽo tới vậy?”. Là một người phụ nữ cá tính, sống trong một gia đình đã trải qua chiến tranh, nhân vật “tôi” không nguôi day dứt khi nghĩ về cái bóng nặng nề của chiến tranh đè nặng xuống cuộc đời mình, xuống gia đình mình và mọi người xung quanh. Cuộc đối thoại nội tâm diễn ra với hàng loạt câu hỏi chất vấn và phán xét mình của nhân vật cũng chính là cuộc đối thoại của con người trong thời bình với quá khứđau thương của dân tộc. Con người không thể xem chiến tranh như một trò chơi điện tử trên truyền hình được. Cũng trong tư thếđối thoại ấy, nhân vật “tôi” – một cô giáo cũng
tôi chẳng hề nghĩ đến nó như một người có tính cách. Nó láu cá hay đần độn? Nó