Lý Lan trong không gian truyện ngắn nữ Nam Bộ

Một phần của tài liệu Đặc trưng truyện ngắn Lý Lan (Trang 58 - 63)

Bước vào văn chương, Lý Lan bắt đầu từ mảnh đất truyện ngắn. Kể từ C

hát (1983) cho đến nay, nhà văn đã xuất bản tám tập truyện ngắn trong hơn ba mươi năm cầm bút. Với truyện ngắn, Lý Lan xem đó là “chiếc áo dạ hội” đi dự tiệc, do

đó nhà văn luôn luôn thay đổi bút pháp linh hoạt để phù hợp với nội dung muốn chuyển tải. Trong đề tài khảo sát đặc trưng truyện ngắn Lý Lan, chúng tôi nhận thấy

giữa nguồn chung là văn học nữ Nam Bộ trước và sau 1975, truyện ngắn Lý Lan là một dòng riêng hòa mình cuộn chảy trong văn mạch đó.

Với các cây bút nữ miền Nam trước 1975

Tìm hiểu truyện ngắn Lý Lan, chúng tôi có dịp đọc một số truyện ngắn của các cây bút nữ miền Nam trước 1975 như Túy Hồng, Nhã Ca, Thụy Vũ, Vân Trang, Minh Quân…

Do hoàn cảnh xã hội thay đổi, thời đại thay đổi nhưng truyện ngắn của Lý Lan trong mối tương quan với truyện ngắn của các cây bút nữ Nam Bộ trước năm 1975 vẫn có những nét tương đồng. Trước hết là ở văn phong. Lý Lan có lối viêt dung dị, không cầu kì chữ nghĩa, không dụng công trau chuốt. Cách viết sử dụng ngôn ngữ đời thường có ý thức trong việc kể chuyện và xây dựng tính cách nhân vật. Truyện nặng về kể hơn là tả. Sự gặp gỡ trong truyện ngắn Lý Lan so với các nhà văn lớp trước còn là sựđồng điệu trong đề tài sáng tác. Sự gắn bó với đời sống thường nhật khiến họ quan tâm nhiều đến những đổi thay trong cuộc sống hằng ngày. Lý Lan quan tâm thể hiện đến những điều bình dị trong cuộc sống đời thường. Nếu Vân Trang viết về một Màn kch cui năm của người đàn bà bất hạnh, của đứa trẻ mồ côi thì Lý Lan viết về số phận những trẻ em cơ nhỡ, người già neo đơn như

Sui Sim, Mt thng nh, Thng bé cu li, Ông già đồ chơi…Truyện ngắn Lý Lan bám rễ vào hiện thực đời sống miền Nam, đời sống đô thị ở những chỗ bình thường ít người quan tâm như các khu phố nghèo, cuộc đời người bình dân, những thay đổi thầm lặng trong cuộc sống hằng ngày của con người đô thị…Đặc biệt, Lý Lan viết nhiều về người phụ nữ. Truyện ngắn Lý Lan mang cảm giác của thời đại nhà văn

đang sống. Nhà văn đặc biệt ca ngợi những con người miền Nam bình thường, nghị

lực, không bao giờ “đánh mất văn hóa và bản sắc”.

Với các cây bút nữ miền Nam sau 1975

Sau 1975, chúng tôi chọn một số gương mặt nữ viết truyện ngắn thành công

ở miền Nam như Ngô Thị Kim Cúc, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Dạ Ngân, Lưu Thị

Nguyễn Thị Minh Ngọc với lối viết kết hợp nhiều chất hiện thực và chất huyễn mơ,

đi sâu vào khám phá những cõi miền của cuộc sống và tâm hồn con người. Nguyễn Thị Minh Ngọc viết thật mộc, nặng về tự truyện thì Lý Lan trong truyện ngắn chỉ

mang dấu ấn tự truyện. Ngô Thị Kim Cúc dấn sâu vào tìm hiểu tâm linh con người, chân dung người phụ nữ hiện đại khao khát được khẳng định mình nhưng vẫn chưa vượt thoát được số phận. Lý Lan có điểm gặp gỡ với lối viết của Ngô Thị Kim Cúc trong việc xây dựng đối thoại nhưng không mạnh về văn phong miêu tả. Lý Lan có vẻ gần nhất với cách viết Lưu Thị Lương nhưng giàu kỹ thuật hơn và phạm vi đề tài rộng rãi hơn. Tuy chưa đạt được sự nổi bật như Dạ Ngân, Lý Lan vẫn gặp gỡ cây búy này sự quan tâm nhiều đến đề tài gia đình. Nếu như Dạ Ngân viết nhiều về giới nữ và những câu chuyện dưới mái nhà của người phụ nữ thì mối quan tâm của Lý Lan cũng vậy. Nhưng Lý Lan viết với ý thức nữ quyền sâu sắc hơn. Nhân vật nữ

của Lý Lan không cam chịu số phận, mà thích thay đổi, chịu sự tiến triển của thời

đại và luôn tìm cách thích ứng. Hiện thực cuộc sống tuôn trào với biết bao tính cách và số phận con người. Mối quan tâm của Dạ Ngân là người phụ nữ kinh qua chiến tranh thì Lý Lan lại chú ý đến người phụ nữ trẻ thích ứng cùng thời đại, những người sống cuộc đời âm thầm lặng lẽ và lương thiện. Nhìn chung, Lý Lan vẫn có những đặc điểm khác biệt so với các nhà văn nữ Nam Bộ cùng thời. Lý Lan rất có ý thức về công việc sáng tác. Lý Lan quan tâm đến độc giả đọc văn mình và có nhiều thử nghiệm mới mẻ trong cách viết truyện ngắn.

Dù viết thể tài nào, hình thức nào, Lý Lan vẫn để lại những dấu ấn khó phai trong lòng người đọc. Bà là một cây bút nữ Nam Bộ có lối viết giản dị, tinh tế, giàu hơi thở đời thường. Bà cần mẫn và thầm lặng rong ruổi trên con đường văn chương bằng số lượng tác phẩm dồi dào, tình yêu văn chương nồng nhiệt, khả năng thể hiện tinh tế, hơn hết là lối viết thận trọng, quan tâm đến sự kỳ vọng của độc giả đối với những tác phẩm văn học đích thực được nhà văn viết bằng lương tâm chân chính của một người cầm bút.

Thiên về khai thác vẻ đẹp trong cuộc sống đời thường làm nên đặc trưng nổi bật trong truyện ngắn Lý Lan, nhất là chặng đường thứ hai. Vẻ đẹp được biểu

hiện ở tình yêu quê quê hương đất nước, ở những con người bình thường biết sống trọn tình trọn nghĩa, biết nhẫn nại, cam chịu để giữ lấy niềm tin cho mình.

Lý Lan đã xoáy sâu vào bi kịch đời thường, bi kịch không hoàn bị của con người. Nhiều truyện ngắn được viết trong tập Quá chén là những “tâm cảnh” (Thanh Nguyên) [96, tr.5]. Nhà văn tập trung khai thác hiện thực của ngày hôm nay, hiện thực đời sống trong cơ chế thị trường khi mà con người chạy đua với thời gian và đồng tiền, hệ quả của nó hội chứng đô thị hóa ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình và xã hội như là lối hành xử của con người với nhau: nỗi cô đơn của khoảng cách thế hệ, tình thế sống mòn của thanh niên, sự hụt hẫng của con trẻ, sự trưởng thành của đứa trẻ mồ côi…

Gần đây, theo thời gian, nhân vật của Lý Lan có sự thay đổi. Họ không còn là những cô gái trẻ hồn nhiên mà họ trở nên trầm tĩnh, kín đáo hơn. Những người phụ nữ trong trang truyện ngắn Lý Lan hôm nay có cá tính độc lập hơn, phù hợp với sự đổi thay của thời đại hơn. Nhà văn quan tâm nhiều hơn đến sự cân bằng và bình

đẳng giới. Người đàn bà k chuyn, M và con, Rng mai, Cô con gái, D

mng… đánh dấu những đổi mới kỹ thuật viết truyện ngắn Lý Lan. Dù viết về

những bi kịch nhỏ của con người trong cuộc sống tuy không dữ dội nhưng đủ khiến người ta chạnh lòng nhưng truyện ngắn Lý Lan vẫn đem đến cho người đọc cái nhìn không bi quan vào hiện thực, nhà văn vẫn thể hiện niềm tin vào tương lai của đất nước, của xã hội như Vườn hoàng t nh, Bay qua bu tri thành ph đêm giao tha, Quán dc đường…Nét nổi bật của Lý Lan chính là cách kể chuyện, nhà văn diễn đạt những băn khoăn của chính mình và những người xung quanh về những

điều đã biết một cách tự nhiên, mạnh mẽ và quả quyết như nhà văn Sơn Nam đã từng nói: “Ở Lý Lan, chẳng có gì là vụ án, cạm bẫy thậm chí giết người nhưng toàn là những đề tài bình dị, không rắc rối nhưng đáng suy ngẫm… như khi ngắm xem những bức tranh thủy mặc và những bức sơn mài mới lạ. Chập chờn nhưng rõ nét,

đơn giản nhưng phức tạp, làm nét đơn sơ nhưng không bừa bãi.” Vì tác giả có tầm nhìn xa “Nằm trong thời đại suy nghĩ trong hiện tại nhưng hướng về tương lai”

Kí ức và kỉ niệm quá khứ là một mảng rất quan trọng trong truyện ngắn Lý Lan. Nhà văn muốn kí thác những tâm tình của mình vào trang văn: hãy trân trọng quá khứ, vì quá khứ bền chặt chính là tài sản quý báu cho con người hướng về

tương lai và vững chân trong hiện tại như ngạn ngữ phương tây đã nói “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ nã vào anh bằng đại bác”.

Mỗi nhà văn đều lớn lên từ một vùng quê, vùng văn hóa riêng biệt nên trên trang văn của họ những sắc thái văn hóa của vùng đất quê hương ít nhiều đều được thể hiện. Với Lý Lan, sinh ra và trưởng thành ở Nam Bộ, vùng đất này với những (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đặc trưng văn hóa độc đáo đã trở thành một phần quan trọng trong ý thức sáng tạo của nhà văn. Thiên nhiên, con người Nam Bộ vừa là không gian, nền cảnh của câu chuyện vừa là những thông điệp mà nhà văn gửi gắm. Đọc truyện ngắn Lý Lan, người đọc thấy những nét văn hóa cổ truyền của dân tộc ở phương Nam đồng thời nhà văn còn muốn truyền tải văn hóa ở chiều sâu tâm thức. Lý Lan muốn đánh động

đến việc bảo tồn những giá trị văn hóa dân tộc trước những biến đông của đời sống xã hội hiện đại.

Trong bức tranh chung của truyện ngắn Việt Nam đương đại, chỉ riêng truyện ngắn nữđã đa dạng và phong phú vô kể. Truyện ngắn Lý Lan đã đến và lắng

đọng trong tâm hồn người đọc, theo chúng tôi chính lối văn giàu suy nghiệm vềđời sống, chất giọng đằm thắm, hiện đại, không ngừng đổi mới trong cách viết, những giá trị văn hóa kết đọng đầy ý thức của nhà văn chính là quặng quý đọng lại với thời gian.

Chương 2

Một phần của tài liệu Đặc trưng truyện ngắn Lý Lan (Trang 58 - 63)