Hành động và ngôn ngữ của nhân vật

Một phần của tài liệu Đặc trưng truyện ngắn Lý Lan (Trang 128 - 133)

TRUYỆN NGẮN LÝ LAN: NHỮNG ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT

3.2.2. Hành động và ngôn ngữ của nhân vật

Hành động của nhân vật là những việc làm cụ thể của nhân vật trong quan hệ ứng xử với các nhân vật khác và trong những tình huống khác nhau của cuộc sống. Hành động của nhân vật là yếu tố cần thiết để bộc lộ tính cách nhân vật và thúc đẩy sự diễn biến của cốt truyện trong tác phẩm.

Tuy không xem trọng việc miêu tả ngoại hình nhân vật nhưng Lý Lan rất chú ý đến việc khắc họa tính cách nhân vật qua lời nói, hành động. Hầu hết các nhân vật trong truyện ngắn Lý Lan đều là người con người sinh động, cụ thể. Đúng như nhà văn Sơn Nam đã từng nhận xét: “Cảm tưởng của tôi khi đọc văn Lý Lan là cảm tưởng khi ngắm xem những bức tranh thủy mặc và những bức sơn mài mới lạ. Chập chờn nhưng rõ nét, đơn giản nhưng phức tạp, làm nét đơn sơ nhưng không bừa bãi” [85, tr.4]. Để có được điều đó, Lý Lan đã thể hiện qua truyện ngắn của mình khả năng quan sát tinh, khéo, kết hợp với tài năng sáng tạo độc đáo.

Hành động của nhân vật trong truyện ngắn Lý Lan khá đa dạng. Có nhân vật

hành động cao thượng như người thầy giáo làng (Nguyt quý), Hạnh (C hát),

Triệu (Nga ô), Thu (Tóc tiên), Quyên (Phi trường Đài Bc), Duyên M(Din viên hng ba), Người cha (Đất khách), Mọi, Hạnh (Ch y ly chng chưa), Tuân (Tuân), Cẩm (Tai nn), Cô gái (Cô con gái), Vân (Chim hót), Lộc (Rng mai)

Có nhân vật hành động thấp hèn như Tuấn (Hnh phúc chơn kinh), Người chồng

(Din viên hng ba), Thanh (Tai nn), Cung (Cui tun)…

Với những nhân vật trẻ tuổi, Lý Lan thường thiên về miêu tả hành động cao

đẹp. Đó là những người trẻ với tinh thần xung kích “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Hiên (Tìm trong tro) đã băng đồng, lội sình, không ngại công lao đi tới đi lui truy tầm, “tìm hiểu lai lịch một thanh đao, giờ đã rỉ sét, trông như mẩu sắt

cùn” để làm sáng tỏ một di vật lịch sử của một cuộc khởi nghĩa chống Pháp không thành công. Thầy Sinh (Nơi đó ch mt mình) đã tình nguyện đến nơi gọi là “rùa

Đồng Tháp Mười”. Một mình anh đã bám trụở phân hiệu Hòa An C để dạy học trên cái trường “mái lá, đặt trên sáu cái cọc giữa mênh mông chi thủy”, đã đấu tranh không khoan nhượng với bản thân, với những cám dỗ của đời sống thành thịđể làm tốt công việc dạy học cho những trẻ em nghèo khao khát chữ. Nhân vật cô giáo trẻ

(Nguyt quý) đã rời thành phố về một vùng quê dạy học. Trong lời tâm sự với thầy giáo cũ của cô: “Thầy coi, đi tỉnh, con cũng đi, đi huyện con cũng đi, ở một cái nơi không đèn đóm nước non, không thân thích bà con, cũng ở. Hai ba năm trời, con kí công dạy dỗ, xây dựng từng chút, từ đồ dùng dạy học nhỏ nhất đến vuwòn trường, từ quan hệ với từng đứa học trò đến đồng nghiệp, nhân dân”, người đọc đã thấy

được tình yêu nghề, tinh thần tận tụy lao động của lớp trẻ trên những nẻo đường xây dựng đất nước.

Người thầy giáo làng trong Nguyt quý có cả cuộc đời lao động thầm lặng, bền bỉ trong công việc “trồng người”. Bản thân thầy từng nói với cô trò nhỏ: “Nghề

giáo không thể mang lại nhiều tiền bạc” “nghề giáo cũng không có danh vọng gì”. Nhưng “Điều quan trọng là thắp được trong lòng mỗi người một ngọn lửa của niềm tin cuộc sống và bản thân mình. Đểđược vậy, ở trong chính lòng ta phải luôn thấy ngọn lửa ấy”.Qua những lời tâm sự của thầy, chúng ta đã cảm nhận được tấm lòng của một người thầy giáo chân chính, yêu nghề và tận tụy với công việc của mình. Nhưng tính cách của nhân vật còn được khắc họa qua hành động. Sau khi về

hưu, thầy đã mở trường dạy học, đã âm thầm dạy dỗ bao nhiêu thế hệ học trò. Quả

thật “Thầy là một người thầy đến phút cuối cùng”. Chính những lời dạy bảo của thầy đã giúp cô giáo trẻ vững tâm thực hiện được ước mơ dạy học của mình dù cuộc

đời còn nhiều trở ngại, khó khăn. Thầy cũng giúp người giám đốc sở giáo dục tránh

được sai lầm và khắc phục được khuyết điểm trong công tác. Chứng kiến những việc làm của vị thầy giáo này, người đọc càng cảm phục biết bao tấm lòng cao quý của thầy đối với sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ.

Bằng tấm lòng nhân ái, nghĩa tình, Hạnh (Chy ly chng chưa)vẫn cương quyết yêu cầu người chồng sắp cưới của mình cho hai đứa trẻ mồ côi được dự đám cưới chị đàng hoàng, tử tế như những người khách khác: “Mình sẽ mời chị Phương, chú Tín…thằng Bèo, Thằng Mọi…” “Nếu đám cưới em chỉ có hai người khách dự thôi, thì em chỉ cần hai đứa nhỏ đó”. Chị đã sống hết lòng với ước mơ giản dị

của mình nhưng đám cưới của chị đã không xảy ra, vì người yêu của chị còn nặng nề những định kiến xã hội. Cũng như chị, thằng Mọi đã trở về Việt Nam sau những năm tháng trôi nổi ở Mỹ. Tìm về xóm chợ chiều, Mọi tìm lại người bạn móc rác khi xưa. Nó “tiêu đến đồng đô la cuối cùng” để đám dân ngã tư được một lần “đàng hoàng, đĩnh đạc” bước vào nhà hàng, khách sạn ăn một bữa ngon lành.

Nhân vật những người phụ nữđi tìm bản thể, đi tìm hạnh phúc trong truyện ngắn Lý Lan được miêu tả bằng những hành động vượt thoát mạnh mẽ, quyết liệt. Vân (Chim hót) đã yêu thích tiếng chim hót ban đêm thánh thót, tham gia thú nuôi chim và cũng sẵn lòng xách lồng chim ra công viên cho chim hót để tìm thấy niềm vui cho bản thân mà . Lộc (Rng mai) tự do hú hét trong rừng cao su để tìm

được cảm giác vui thú mà cuộc sống thường nhật không thể nào có được. Phượng

(Phượng) đã gửi lại sợi dây chuyền vàng và đôi bông cho chồng, đi Đồng Tháp Mười coi hạc múa, thật ra là cách tìm lại sự cân bằng trong cuộc sống sau cuộc hôn nhân tan vỡ. Cô gái Mỹ gốc Việt (Cô con gái) lặn lội tìm về nước, tìm ở những trại tị nạn tông tích người đàn ông tên Nguyễn Văn Ba đẻ tìm hiểu bản thân mình….

Tính cách của nhân vật Hạnh trong C hát cũng được miêu tả bằng lời nói và hành động. Hạnh xung phong đi bộ đội và trải qua ba năm công tác ở chiến trường Campuchia khốc liệt vì nạn diệt chủng của Khơme đỏ. Vậy mà qua lời nói của Hạnh “một lúc nào đó, thí dụ em không còn sức khỏe để phục vụ trong quân đội hay chiến tranh chấm dứt chẳng hạn, thì em sẽ xin làm người trồng cỏ”, qua những câu chuyện tâm tình của Hạnh đối với chị Hà, người đọc nhận ra “một tâm hồn kì diệu”, một tuổi trẻ nhiệt thành và khát khao cống hiến cho đất nước, cho hòa bình.

Ở truyện Người đàn bà k chuyn, Tho vốn là một người phụ nữ hiền lành, cam chịu. Là một nạn nhân của tệ nạn hiếp dâm từ năm mười một tuổi, Tho mang

nỗi ám ảnh, khiếp sợ và uất ức trong lòng. Từ khi gặp người đàn ông thợ hồ, Tho bắt đầu nhen nhóm ước mơ về hạnh phúc. Tho tính đến việc trả thù ông Đạo, người

đã gây ra nỗi đau khổ cho cuộc đời cô. Khi kêu được ông Đạo đến quán, Tho đã

“phóng ra từ cái ghế lao vào người ông Đạo, hai nắm tay đấm túi bụi vào mặt vào cổ hắn, Tho théc lạc cả giọng: “Đồ đạo đức giả! Đồ chó dái! Mày còn tồi bại hơn súc vật! Mày giày vò tan nát cuộc đời người ta mà còn vênh váo cao ngạo hả? Mày khốn nạn…”. Hành động của Tho dù mang tính chất tự phát, nôn nóng nhưng nó thể

hiện được tâm lý căm thù của chị và cả khát vọng hạnh phúc của chị. Sau vụ trả thù thất bại, Tho đã bình tĩnh lại và nhận ra mình phải sống cuộc đời mình như thế nào.

“Tho mở cửa bước ra đường, đi tới phòng tiếp bạn đọc của các báo, hội phụ

nữ…bất cứ nơi nào Tho mở được cánh cửa, để mở một cánh cửa, đẻ kể chuyện như

một nhân chứng và nạn nhân rằng gã đàn ông tên Đạo đó đã cưỡng hiếp một bé gái mười một tuổi”.

Nhân vật Triệu (Nga ô) được khắc họa tính cách qua lời nói e dè, thường không có chủ ngữ khi xưng hô. Triệu sống khép kín, âm thầm trong cách sống của mình. Mừng rỡ khi gặp người em họ, cũng là bạn, Triệu nói: “Hai mới về”, “tối qua chơi nghen!”, “Trông hai về hết sức”. Nói về con ngựa ô đã gắn bó lâu dài với mình, Triệu cũng chỉ nói: “Ngựa ô có nghĩa lắm…”. Ngay cảước mơ cả đời Triệu cũng bộc lộ trong một câu nói: “Thì nó (con ngựa ô) sẽ chết giữa cao nguyên cỏ

ngàn xanh bao la mà nó từng mơ ước”.

Bằng một hành động nhỏ của nhân vật “Thanh rất bực mình vì giầy bị lấm bùn và người chung quanh hôi quá, anh liên tục dùng khăn giấy lau mặt mũi cổ và tay” (Tai nn), nhà văn đã làm bật lên tính cách nhân vật là người rất trọng hình thức. Anh và người bạn gái tên Cẩm đi chơi núi về thì gặp trời mưa, phải trú mưa tại một quán nước ven đường, chứng kiến cảnh vợ chồng chủ quán đánh nhau. Khi người đàn ông chụp con dao định đâm vợ thì “Thanh chau mày đứng né ra thêm chút nữa, tay cầm khăn giấy lau mặt mũi cổ và tay”. Người đàn ông lao theo để

hành hung vợ, “Thanh nép sát vào hiên. Người đàn ông đứng sau Thanh phải nhảy vọt ra chụp cánh tay người chồng”. Qua thái độ và hành động của Thanh, người

đọc nhận ra anh hèn nhát, sợ liên lụy và có phần ích kỷ. Trong khi đó, Cẩm lại mạnh mẽ hơn. Chị quan sát Thanh và thất vọng về người bạn trai mà mình muốn tìm hiểu.

Sau khi đến nhà xác nhìn mặt lần cuối Du Thảo, Hoa đã tìm kiếm những người bạn, kêu gọi họ nhưng dường như mọi người đều vô tâm. Trên đường trở về, mặc dù “Mưa ào ào nhưđã chuẩn bị nước cả trăm năm cho trận mưa này. Hoa vẫn cho xe chạy trong mưa, không tăng không giảm tốc độ” (Chiêm bao thy núi). Khi

miêu tả nỗi xúc động của Hoa trước cái chết của một người bạn gái, nhà văn miêu tả

qua cái nhìn của nhân vật khác: “Nó nằm dài trên sàn, hai tay buông xuôi, mái tóc còn ướt đẫm nước mưa, dính bết từng lọn cong cong. Nó ngửa mặt khó, mắt nhắm nghiền, miệng há hốc, ngực rung lên từng chập”. Rõ ràng, trước cái chết bất ngờ

của bạn, Hoa đã không kiềm chếđược cảm xúc và cô càng đau lòng hơn khi chứng kiến sự vô tâm của mọi người.

Trong truyện ngắn Hnh phúc chơn kinh, nhân vật Tuấn là người đàn ông trăng hoa. Anh ngoại tình ngay với người đàn bà hàng xóm. Chân dung nhân vật

được tập trung miêu tả qua hành động ngoại tình: “Nửa đêm Tuấn thức giấc, nhẹ

nhàng ra khỏi giường. Nhàn vẫn nằm im nhắm mắt có vẻ ngủ say. Để tránh sự cố đêm hôm trước lập lại, Tuấn se sẽđưa đến gần mũi Nhàn để cho chị hít thở vài hơi, rồi yên chí đi ra khỏi phòng ngủ. Anh đi xuống lầu, vô buồng vệ sinh, bật đèn, đóng cửa, gài chốt cẩn thận. Anh bấm điện thoại cầm tay, lắng nghe chuông reo sáu hồi thì máy bên kia ngắt. Anh cất điện thoại vô túi áo pi-gia-ma, quì xuống mở cánh cửa của cái tủ gỗ gắn tường dưới gầm cầu thang, gạt qua một bên các thứ linh tinh không mầy khi dùng tới. Anh quì gối, lom khom chui xuống gầm tủ, đẩy tám gỗ vốn là vách lưng cái tủ. Một cái lỗ vuông vức khoảng sáu tấc mỗi cạnh lộ ra. Tuấn chui qua lỗ dễ dàng.

Mặc cho người đàn bà rối rít suýt phủi những hạt bụi hay mạng nhện vô hình trên áo anh, Tuấn vẫn cẩn thận kéo tấm gỗ vách tủ lại, đẩy cái ô tường cho khớp vô cái lỗ trên bức tường ngăn hai nhà, rồi đẩy cái kệ gỗ che khuất cái ô tường. Bấy giờ

hôn chùn chụt mặt Tuấn:

- Trời ơi, hôm qua em sợ quá trời!

Tuấn không mất thì giờ nói năng, chỉ nở một nụ cười đắc ý, cầm tay người

đàn bà đang áp trên cổ anh, kéo xuống đưa vào giữa háng”. Đoạn văn trên do người kể chuyện trần thuật lại một cách khách quan. Nhà văn sử dụng hàng loạt các

động từ miêu tả việc làm đồi bại của nhân vật Tuấn. Anh ta đã âm mưu dàn cảnh để

lừa dối vợ. Bản chất xấu xa của nhân vật bộc lộ qua việc thử xem vợ ngủ say chưa, tiến hành việc đi sang nhà hàng xóm ngoại tình một cách chu đáo, cẩn thận trong từng động tác chi li. Người đọc như được xem một đoạn phim quay cận cảnh rõ ràng. Qua việc tái hiện những động tác, cả chỉ của nhân vật, nhà văn đã xây dựng nên tính cách nhân vật thật sắc nét.

Điểm nổi bật trong nghệ thuật miêu tả hành động của nhân vật trong truyện ngắn Lý Lan là nhà văn khắc họa sinh động cách nói năng, đi lại và sinh hoạt của nhân vật. Đọc truyện ngắn của Lý Lan, người đọc có cảm giác được tiếp xúc, được nhìn tận mắt những hoạt động của các nhân vật rất sắc và rõ. Chẳng hạn, cách thả

diều trên những mái tôn của thằng Viễn (Th diu), hành động đột ngột đọc thơ và

đột ngột xuống xe của ông già (Cn Giuc), dáng ngồi bất động hoặc căng thẳng của người mẹ và Quyên (M và con), dáng điệu lếch thếch nhờ vả người khác xách dùm giỏ lên máy bay của bà già (Ba người đàn bà)…Bằng những đối thoại dửng dưng, không có chủ ngữ của Triệu (Ngưạ ô), người đọc nhận ra ở cô một người phụ

nữ có đời sống nội tâm buồn bã và cuộc đời cũng thầm lặng không kém. Lời nói của ông Hảo (Tương ng) rất kịch, giả dối, mong muốn được tán tỉnh cô gái. Còn lời nói của Quyên (M và con) lại chứng tỏ chị luôn trong trạng thái căng thẳng, không có lối thoát trong tình cảnh của chính mình.

Một phần của tài liệu Đặc trưng truyện ngắn Lý Lan (Trang 128 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)