H ồi xuân là câu chuyện khác về một người phụ nữ đã li dị Chị sắp bước vào tuổi già, từng trải bao thăng trầm cuộc sống Giờđây khi mộ t mình lang thang
2.2.2. Người phụ nữ đi tìm bản thể
Cùng với chân dung những người phụ nữđi tìm hạnh phúc, truyện ngắn Lý Lan còn xây dựng thành công hình ảnh những người phụ nữ đi tìm chính mình:
Rừng mai, Chim hót, Tình chỉ đẹp…, Cô con gái, Tháng chạp, Biển như tôi nhớ...
Người phụ nữ cũng là con người. Nhưng trong xã hội, họ luôn bị xếp ở hàng thứ yếu. Cùng với ý thức về giới, người phụ nữđã đấu tranh cho mình những quyền lợi riêng. Trong truyện ngắn Lý Lan, người phụ nữđi tìm bản thể giới tính là người phụ nữ tự ý thức về bản thân mình, về số phận, cuộc đời mình, sự tồn tại của mình. Họ đòi hỏi được bộc lộ tự do cá nhân, được quyền tự khám phá mình như một chủ
thểđích thực với ý thức, nhu cầu biểu hiện cá nhân con người nữ.
Nhân vật cô gái (Cô con gái) trong hành trình tìm kiếm bản thân bắt đầu từ
hành trình tìm kiếm cội nguồn. Sinh trưởng ở Mỹ, lớn lên trở thành “Mỹ Việt”, cô luôn trăn trở muốn biết văn hóa gốc của mình. Cô đã quyết tâm học tiếng Việt năm 20 tuổi, rồi xin học bổng mùa hè đi Việt Nam. Cô gái đã âm thầm đến đảo Bijoux ở
Thái Bình Dương, về quê mẹ truy tìm hồ sơ của ông Nguyễn Văn Ba, người mà một lần mẹ cô đã nói đó là cha cô. Trở về Mỹ, cô đã chất vấn mẹ buộc mẹ cô phải nói
đúng sự thật về cha, vì cô không cam chịu mình là “một người Mỹ không căn cước”. Cuối cùng, cô đã tìm được cái tên Trần Văn Nam do mẹ cung cấp. Cô sẽ
tiếp tục cuộc hành trình về nước để tìm kiếm cha, không phải để đòi hỏi trách nhiệm làm cha mà để được biết mình là con.
Bà già “Việt kiều” (Ba người đàn bà) đã đi “vòng vòng nước Mỹ” trong suốt hai năm để gom đủ sáu đứa con do mình đứt ruột đẻ ra về một chỗ trước mặt người chồng bội bạc, chỉ mong người chồng đó xác nhận đó là con của họđể chúng
đừng “mất nguồn vong cội”. Bà thực hiện chức năng của một người mẹ Việt thuần hậu, thương con, đòi hỏi quyền lợi của một người vợ đã hy sinh tất cả cho chồng mà không nhận được sựđền bù thỏa đáng.
Tho (Người đàn bà kể chuyện) là chân dung người phụ nữ đi tìm công lý cho cuộc đời mình để gióng lên hồi chuông cảnh báo về tệ nạn xã hội đối với người phụ nữ. Là một nạn nhân của tệ nạn hiếp dâm khi 11 tuổi, Tho phải mang “nỗi khiếp sợ, uất ức đến đờ đẫn” suốt đời. Sau khi bị một thầy giáo huyện lẻ “ruồng rẫy” trong tình yêu, Tho cầm nhưđã “ớn đàn ông đến suốt đời”. Nhưng cuộc sống
đã thay đổi, huyện lẻ trở thành khu đô thị mới và Tho trở thành bà chủ quán cơm. Những tưởng Tho sẽ không còn mơ tưởng về một người đàn ông trong đời nhưng hình ảnh hai đứa trẻ mồ côi mẹ ôm ghịt lấy lưng người cha mỗi sáng đi qua quán của mình đã khiến Tho nghĩ về hạnh phúc “mơ màng tưởng mình ngồi trên khoảng trống còn lại của cái yên xe, hai tay dang ra bao bọc con Thảo, vươn dài tới trước nắm giữ con Ly”. Với sự nôn nóng quá trẻ con, Tho đã nghĩ ra việc trả thù người
đàn ông đã hại đời mình trước mặt mọi người, hay ít ra người cha của hai đứa trẻ
kia cũng nghe được. Sự việc thất bại vì Tho yếu thế hơn và vì nóng vội khiến cửa hàng phải đóng cửa. Tho đã nhận thức được kẻ hủy hoại cuộc đời mình, khát vọng hạnh phúc của mình không thể một mình mình đơn độc trả thù. Tho “đã mở cửa bước ra đường, đi tới phòng tiếp bạn đọc các báo… để kể chuyện đời mình như một nhân chứng và nạn nhân…”. Tho gác lại chuyện tình yêu đầu đời, cơn đau nhói lòng khi nghĩ đến hạnh phúc muộn màng với người thợ hồ, vì “Bây giờ Tho không trông mong chắt mót hạnh phúc với một người đàn ông nữa. Tho chỉ đòi công lý
cho một người đàn bà”. Hành động đi tìm công lý của Tho chứng tỏ chị đã tìm ra câu trả lời cho bi kịch của cuộc đời mình. Tho không đòi bình đẳng cho mình mà
đòi xã hội phải có trách nhiệm đối với người phụ nữ, bảo vệ họđể họđược sống tốt. Người phụ nữ tự nhận thức về mình, tự ý thức về bản thân không phải là phái yếu mà là con người. Họ băn khoăn với câu hỏi mình đang sống cuộc đời mình như
thế nào? Câu hỏi đó thôi thúc Lý Lan xây dựng những truyện ngắn mà nhân vật nữ
là những người phụ nữ có tính cách mạnh mẽ, độc lập, luôn có ý thức về bản thân mình như một chủ thể có bản sắc riêng.
Lộc trong truyện ngắn Rừng mai đã tìm ra hạnh phúc của bản thân bằng việc khám phá ra vẻđẹp của thiên nhiên và niềm vui của chính mình. Cô đã đi vẽ
tranh với họa sĩ Ninh ở rừng cao su. Ninh là người đang cùng cô tìm hiểu để kết bạn trăm năm. Nhưng sau chuyến đi chơi về, Lộc đã ngộ ra khi đối diện với Ninh là họ
chẳng hề hiểu biết nhau. Sự thay đổi của Lộc không phải là sự thất vọng về một người đàn ông, mà là cô đã tìm ra những niềm vui riêng trong tâm hồn “vẻđẹp của rừng mai, của hồ nước giữa rừng cây và cảm giác sảng khoái được la hét”. Thoát khỏi khung cảnh gia đình giàu có nhưng tan vỡ trong hôn nhân của cha mẹ, cũng chính là thoát khỏi khung cảnh xã hội, Lộc thấy sung sướng tự do bộc lộ bản thân. Cô đã ngộ ra được niềm vui của chính mình, niềm hạnh phúc giản dị mà cuộc sống
đầy đủ, sung túc của gia đình cô đã từ lâu không có được “Lộc trở nên một người khác. Trong đôi mắt Lộc mấy ngày đầu mới về long lanh như có men say, gương mặt mơ màng như tâm trí còn phiêu diêu ởđâu”.
Vân (Chim hót) trong một đêm mất ngủ đã được nghe tiếng chim hót qua
điện thoại. Từđó, cô nhận nuôi một con chim và đặt tên là Dạ Ca. Ngoài áp lực về
công việc mỗi ngày, giờ đây vào chủ nhật, cô xách lồng chim đến công viên để
cùng chơi chim với những người yêu thích nghe chim hót. Đó là những giây phút cô nhận ra “lòng bình an thanh thản làm sao! Không biết niềm hạnh phúc êm dịu này từ không gian tràn ngập tiếng chim và ánh nắng đã chan đầy tim Vân, hay chính từ
tim Vân lan tỏa khắp châu thân rồi tràn dâng ra ngoài”. Hạnh phúc của người phụ
vốn chỉ dành cho nam giới.
Triệu (Ngựa ô) luôn mong muốn thực hiện ước mơ dắt con ngựa ô đi Đà Lạt
để“Nó chết giữa cỏ ngàn xanh bao la như nó từng mơ ước”. Trong khi bản thân cô chấp nhận nỗi buồn sâu thẳm “đời tui không lấy được người mình thương, thì dẫu lấy ai cũng vậy, kén với chọn làm gì”. Triệu không chịu nổi một cuộc sống mòn mỏi, khó khăn. Triệu không nói về những ước mơ to tát. Chị chỉ khao khát về sự
thay đổi của bản thân, của cuộc sống quanh mình trong khi quanh chị có những người bạn mà từ lâu họ được xem là thành đạt mà không thực sự hiểu ước mơ của
đời mình.
Hạnh (Cỏ hát) là một cô gái có một “tâm hồn kì diệu”. Hạnh xung phong đi bộ đội ở Campuchia, nhưng ước mơ không phải là ngày về với huy chương, ít ra một công việc ổn định mà chỉ âm thầm nuôi dưỡng một mơ ước mãnh liệt trong lòng “Làm người đi trồng cỏ” để hàn gắn những vết thương đau khổ của con người do chiến tranh gây ra. Khát vọng của Hạnh là khát vọng của người phụ nữđã kinh qua chiến trường đau thương và lửa đạn.
Nhân vật cô gái (Cô con gái) tâm sự với mẹ: “Con ủng hộ ý kiến là nhiều
đàn bà có quyền sướng như nhiều đàn ông. Và nhiều đàn bà nên hiểu mình yêu thân thể mình, tôn trọng thân thể mình, giữ thân thể mình khỏe mạnh, là cho chính mình, chứ không phải cho một người đàn ông”. Điều đó cho thấy cô gái đã có nhận thức tiến bộ trong suy nghĩ về bản thân người phụ nữ. Mẹ cô lo lắng không biết sự
trưởng thành của cô như thế nào nhưng riêng cô, cô đã có ý thức sâu sắc về bản thân. Trước hết là đi tìm nguồn cội của người cha, sau nữa là cách sống của bản thân chủđộng, có trách nhiệm.
Những người phụ nữ đi tìm bản thể trong truyện ngắn Lý Lan hầu hết là những nhân vật tính cách. Họ có cá tính mạnh mẽ, tự chủ, dám quyết định cuộc đời mình hay ít ra cũng tìm cho mình một con đường để vươn lên, để giải thoát khỏi những vụn vặt của đời sống. Viết về người phụ nữđi tìm bản thể, ngòi bút của Lý Lan thường hóa thân vào câu chuyện. Nhà văn thể hiện sự trân trọng, tin yêu và khát vọng muốn bày tỏ để người đọc hiểu thêm về giới nữ, về thế giới của những
con người làm nên nhân loại nhưng luôn bị đứng ở hàng thứ yếu trong trật tự xã hội. Qua chân dung những người phụ nữ đi tìm bản thể, đi tìm hạnh phúc, chúng tôi nhận thấy truyện ngắn Lý Lan bộc lộ tư tưởng nữ quyền sâu sắc. Trước hết là nhà văn rất có ý thức về giới. Lý Lan chọn nhân vật nữ làm nhân vật chính trong hầu hết các truyện ngắn của mình. Ngay cả người kể chuyện cũng là người phụ nữ, nhân vật nam hiện lên trong truyện ngắn của bà khá mờ nhạt. Những nhân vật phụ
nữ trong truyện ngắn Lý Lan đều là những người phụ nữ mạnh mẽ, có cá tính. Họ ý thức mình là một chủ thể, một con người. Họ không chấp nhận một cuộc sống lệ
thuộc vào người đàn ông, đánh đổi tình dục cho một cuộc đời sung túc mà họ dám sống cuộc đời mình, làm tốt và vươn lên làm một con người đúng nghĩa chứ không phải để “đè bẹp đàn ông xuống”.