Quá trình phát triển của truyện ngắn Lý Lan

Một phần của tài liệu Đặc trưng truyện ngắn Lý Lan (Trang 53 - 58)

Với hơn ba mươi lao động nghệ thuật, Lý Lan đã không ngừng sáng tạo trong truyện ngắn. Chúng tôi tạm chia truyện ngắn của bà thành ba chặng đường chính như sau:

Chng đường tiếp xúc vi văn chương

Năm 1978 là mốc thời gian đánh dấu Lý Lan sáng tác truyện ngắn đầu tay

Chàng ngh sĩ, được đoạt giải thưởng văn học. Sau thành công ban đầu này, nhà văn viết nhiều truyện ngắn đăng báo. Có thể kểđến các truyện ngắn: Mt năm, Sau bui hp, Cha, con, thy và trò, Đêm sao, Trích s ch nhim, Nng bui sáng, Cái tr mình đêm v sáng, đặc biệt là hai tập truyện: Chút lãng mn trong mưa

(1987) gồm 10 truyện ngắn, và tập C hát (in chung với Trần Thùy Mai, 1984) có 5 truyện. Giai đoạn mới bắt đầu cầm bút, Lý Lan là một trong những thành viên trẻ

của câu lạc bộ sáng tác thơ văn Thành đoàn thành phố. Viết văn đồng thời với việc dạy học, hơn ai hết, nhà văn hiểu được tâm tư, tình cảm cũng như những khát vọng của tuổi trẻ, nhất là của những thầy cô giáo trẻ trong buổi đầu xây dựng chếđộ mới.

Nội dung các truyện ngắn được sáng tác trong chặng đầu tiên này, Lý Lan viết nhiều về đề tài giáo dục, về tuổi trẻ miền Nam dấn thân vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội sau ngày đất nước thống nhất, về hậu quả của cuộc chiến

tranh chống Mỹ ở miền Nam để lại những tàn dư trong lòng thành phố. Như phần lớn các cây bút trẻ khác, “cảm hứng chủ đạo bao trùm toàn bộ truyện ngắn của Lý Lan là từ chỗđứng hôm nay, tìm hiểu về cuộc chiến đấu vĩđại đã qua của nhân dân với lòng biết ơn sâu sắc” [114, tr.197-198]. Các truyện ngắn này đều được viết với giọng điệu tươi trẻ, hồn nhiên và giàu cảm xúc. Lý Lan đã xây dựng được những nhân vật nữ sinh động. Họ là bóng dáng của chính tác giả và bạn bè trong những ngày tuổi trẻ sôi nổi bước vào đời. Phần lớn có cốt truyện đơn giản, xoay quanh những nhận thức của nhân vật để “trở mình” cùng với nhịp sống của xã hội. Với lời văn giản dị, ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ trong đối thoại và hành văn, Lý Lan đã

được dư luận chú ý sớm từ những ngày đầu mới xuất hiện trên văn đàn thành phố. Trong các truyện ngắn Chút lãng mn trong mưa, Đêm cui mùa hè, Nơi đó ch

mt mình, Hc viên đặc bit…người đọc nhận thấy một vài dấu vết tự truyện của nhà văn qua cách kể chuyện và cảm xúc sôi nổi của một cô giáo trẻ thành phố vừa ra nghề. Có những độc giả trẻ cùng thời đã yêu mến nhắc đến những trang văn ban

đầu của Lý Lan như những người bạn thân thiết, vì nhà văn đã nói được tiếng nói của thế hệ mình, những suy nghĩ của thanh niên thành phố sau ngày đất nước thống nhất. Ngày nay, đọc lại những truyện ngắn mang nhiều tính chất báo chí này, chúng ta cũng vẫn tìm thấy những giá trị nhất định. C hát, Vườn c tích, Nguyt quý là

những truyện ngắn hay vẫn đọng lại với thời gian. Qua các truyện ngắn đầy chất thơ

và lắng đọng cảm xúc này, nhà văn muốn gửi đến những thông điệp đầy sức gợi mà tuổi trẻ thời nào cũng cần phải có: lòng biết ơn quá khứ, sự sôi nổi vào đời, những va chạm cuộc sống và ước muốn hướng về tương lai. Tuy nhiên, do còn trong giai

đoạn “tự ngắm mình”, Lý Lan vẫn còn nhiều nhược điểm cần khắc phục. Những truyện ngắn viết về sự chuyển biến của con người cũ trên con đường đi đến cuộc sống mới như Người m, Chiếc lá me bay, Đêm không chiến tranh… đều có vẻ

chưa nói tới hết những điều tác giả muốn thể hiện qua việc khắc họa tâm lý nhân vật còn mờ nhạt, chưa đi vào chiều sâu tâm lý nhân vật để làm bật lên những dằn vặt, vướng mắc trong tâm hồn nhân vật; cốt truyện chưa chặt chẽ trong việc xây dựng những xung đột căng thẳng, rõ nét; ngòi bút tác giả chưa đủ tinh tế và sắc sảo để

đưa ra cách giải quyết vấn đề có chiều sâu và có sức thuyết phục cao. Nhìn chung, ở

chặng đường ban đầu mới vừa làm quen với văn chương, truyện ngắn Lý Lan mang đậm chất trữ tình từ nội dung cảm hứng cho đến bút pháp nghệ thuật. Cho đến nay, nhìn lại toàn bộ sáng tác truyện ngắn của nhà văn, chúng tôi nhận thấy

đó là khoảng thời gian mà Lý Lan không ngừng trau dồi, luyện tập ngòi viết của mình để về sau ngày càng phát triển hơn.

Chng đường khng định ngòi bút

Qua giai đoạn “tự ngắm mình”, Lý Lan tiếp tục xông xáo đi vào con đường văn chương. Trên dưới mười năm (1984 - 1994) là khoảng thời gian có ít nhiều thay

đổi trong cuộc sống nhà văn. Lý Lan chuyển công tác từ miền tây về thành phố.

Đồng thời với dạy học, viết văn, bà còn tham gia viết báo. Giai đoạn này, bà viết say và đều. Tuy là các tập sách mỏng gáy nhưng với hơn 10 tập sách ra liên tục, chiếm một ví trí đáng kểở nhà sách trong giai đoạn đất nước mở cửa, có thể xem đó là một thành công của Lý Lan. Bên cạnh hàng loạt các tập truyện thiếu nhi, tản văn, Lý Lan khẳng định mình bằng các truyện ngắn xuất hiện đều đặn trên mặt báo và in thành sách, gồm các tập: Truyn Lý Lan, Nguyn Hi Chí và Nguyn Th Minh Ngc(in chung), Đất khách và Chiêm bao thy núi. Truyện ngắn của bà ngày càng

được độc giả yêu mến và tin cậy.

Từ những truyện ngắn giàu chất trữ tình trong giai đoạn đầu mới chập chững vào nghề đến chặng thứ hai này, truyện ngắn Lý Lan ngày càng đậm chất hiện thực. Cái nhìn của nhà văn đã mở rộng biên độ. Bà đưa vào trang văn của mình những chuyển biến của đời sống xã hội đang từng ngày thay đổi từ sau giải phóng cho đến thời kỳđổi mới. Bà đặc biệt quan tâm đến số phận của những người nghèo đô thị, những đứa trẻ mồ côi, những người già neo đơn, sự ám ảnh của chiến tranh, quá trình đô thị hóa đối với những người nghèo, đặc biệt là người phụ nữ. Trong các mối quan hệ gia đình và xã hội, truyện ngắn Lý Lan nổi lên sựưu ái đối với trẻ em (Mt thng nh, Sui Sim, Thng bé cu li, Cho đến sang năm, Vườn hoàng t nh,…), người già (Vua T, Ông già đồ chơi, H lô bà bà…), người phụ

nữ (Din viên hng ba, Phượng…). Truyện còn đề cập đến những ám ảnh của chiến tranh (Ch y ly chng chưa, Con ma), những câu chuyện về tình đời

(Người điên, Chim nhn, Tình thơ), về quá trình đô thị hóa (Trăm con hc trng, Nga ô, Mùa lá chín) Dù cuộc sống có thay đổi như thế nào thì con người trong truyện ngắn Lý Lan vẫn bình tĩnh đón nhận với niềm tin yêu, gắn bó thiết tha với cuộc đời này.

Chúng tôi nhận thấy nhân vật chính chiếm tỉ trọng lớn trong truyện ngắn của nhà văn là các nhân vật nữ. Dấu ấn tự truyện cũng đậm nét hơn trong truyện ngắn Lý Lan. Xuất phát từ sự quan sát, cảm nhận của một cây bút nữ với ý thức về

giới sâu sắc, nhà văn đã thể hiện mối quan tâm giới nữở nhiều mặt trong đời sống xã hội, gia đình và cả bản thân. Những tác phẩm giai đoạn này không những biến chuyển về mặt nội dung mà còn khẳng định mạnh mẽ hơn phong cách nghệ thuật văn xuôi Lý Lan. Kết cấu truyện ngắn ngắn gọn nhưng hiện đại, nhà văn dốc sức kể để trao đến người đọc những băn khoăn của mình về những điều tưởng như là nhỏ

nhặt trong cuộc sống đời thường.

Qua những trang truyện ngắn trong các tập Đất khách, Truyn Lý Lan, Nguyn Hi Chí và Nguyn Th Minh NgcChiêm bao thy núi, độc giả sẽ

nhận thấy niềm khao khát của nhà văn về sự thay đổi, khát vọng khẳng định nền văn hóa giàu bản sắc trong quá trình hội nhập của đất nước. Nếu như Lê Minh Khuê, Dương Thu Hương thiên về cảm hứng phê phán và phân tích cái xấu như một trở lực trong sự phát triển xã hội với các nhân vật bị tha hóa về tính cách thì Lý Lan với các truyện ngắn gọn nhẹ lại thiên về cảm hứng văn hóa và cảm hứng thế sựđời tư. Nhà văn đi vào miêu tả những bức tranh sinh hoạt đời thường và chân dung những người phụ nữ trẻ nông thôn, đô thị trên phông nền xã hội những năm cuối thập niên tám mươi trước đổi mới. Bàng bạc khắp các tập truyện này là những nhân vật bình dị sống trong nỗi sầu muộn và nuối tiếc quá khứ giàu truyền thống của dân tộc với cái nhìn tha thiết được đổi thay, được làm một điều gì đó có ý nghĩa với toàn xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở giai đoạn sáng tác này, Lý Lan đã khẳng định được ngòi bút sáng tạo của mình và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Khi khảo sát đặc trưng truyện ngắn của bà, chúng tôi chủ yếu sử dụng truyện ngắn của giai đoạn này và giai đoạn sau.

Chng đường đổi mi bút pháp

Có thể chọn cột mốc đổi mới kỹ thuật viết của nhà văn là sau khi Lý Lan tham gia chương trình viết văn quốc tế tại đại học Iowa trở về. Bà đã có bước chuyển mình trong sáng tác với tập thơ Là mình (2006), tập tản văn Miên man tùy

bút (2007), Tiu thuyết đàn bà (2008). Đặc biệt về truyện ngắn, các tập truyện như:

D mng (1999) gồm 10 truyện ngắn, là một sự “làm mới” mình trong sáng tác rất

đáng ghi nhận. Từđó, nhà văn liên tiếp ra mắt bạn đọc thêm các tập truyện như Quá

chén (2000), Người đàn bà k chuyn (2005), Hi xuân (2009) đã đánh dấu bước tiến đáng kể của nhà văn về việc đổi mới kỹ thuật viết. Việc tiếp xúc với nền văn học đương đại trên thế giới, những chuyến đi xa và ngay cả sự thay đổi của bản thân cả vềđời sống riêng, nghề nghiệp, tuổi tác và nơi cư trú khiến cho Lý Lan có những chuyển biến rõ rệt trong sáng tác. Cái nhìn của nhà văn về cuộc sống và văn học đã thay đổi khiến cho nội dung, cảm hứng sáng tác cũng như nghệ thuật biểu hiện cũng biến đổi. Trong truyện ngắn giai đoạn này, nhà văn xoay quanh các đề tài: người phụ nữ và ý thức nữ quyền sâu sắc trong Người đàn bà k chuyn, M và con, Rng mai, Cô con gái, Tai nn, Tháng chp, D mng…, nỗi cô đơn của con người hiện đại trong Con mèo tưởng đã đi xa, Quá chén, Núi không, Bin trong mưa…, sự tiếp biến văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa đối với mỗi con người trong Lp ghép hnh phúc, Ba người đàn bà, Cô con gáiĐặc biệt trong tập truyện Hồi Xuân, Lý Lan viết nhiều truyện ngắn về đề tài tâm lý con người: Mơ ước hoang đường, Cm Sơn, Cm giác, Truyn ma…

Lý Lan tỏ ra bản lĩnh trong việc làm chủ ngòi bút bằng những câu văn giản dị, sự chọn lọc chi tiết đúng mức, cách kết thúc truyện ngắn để lại nhiều dư âm

đồng vọng trong lòng bạn đọc. Đặc biệt, đọc truyện ngắn Lý Lan giai đoạn này dễ

khác nhau, có lãng mạn siêu thực trong Vườn hoàng t nh, Bay qua bu tri thành ph đêm giao tha, châm biếm duyên dáng trong Bin như tôi nh, xót xa thương cảm trong Quán dc đường, sử dụng bút pháp hậu hiện đại trong Kết thúc có hu, Tình chđẹp…, Phương pháp hin thc…

Về mặt phong cách, tác giả vẫn giữ văn phong Nam Bộ giản dị nhưng giọng văn đã khác xưa. Văn xuôi Lý Lan hôm nay trầm tĩnh, nhiều chiêm nghiệm và giàu triết lý. Truyện ngắn Lý Lan hiện đại hơn do tác giả sử dụng mạnh về đối thoại, thiên về kỹ thuật dòng ý thức, giàu độc thoại nội tâm như: Chơi H

Long, Bin trong mưa, D mng, Công t vườn, Đường dài hnh phúc... Kết cấu truyện ngắn thay đổi theo hướng xa dần kết cấu hành động sự kiện, thiên dần về kết cấu tâm lý với đậm đặc hoài niệm, hồi tưởng. Thế mạnh của Lý Lan giai đoạn này là việc xây dựng đối thoại thành công trong việc thể hiện tính cách nhân vật và bộc lộ chủđề truyện.

Nhìn lại cả ba chặng đường sáng tác, truyện ngắn của Lý Lan có sự phát triển không ngừng, đi từ chất trữ tình sang chất hiện thực và tiến đến giàu chất trí tuệ. Truyện ngắn Lý Lan mỗi thời kỳ có một vẻđẹp riêng như vẻđẹp của người phụ

nữở nhiều lứa tuổi khác nhau. Truyện ngắn của bà đều để lại dấu ấn khó quên trong lòng độc giả. Lý Lan rất kiệm lời, văn chương của bà cũng âm thầm đến với người

đọc và chờ đợi sự thẩm định của thời gian một cách đúng đắn hơn. Bà đã viết “đều

đều, viết nhanh và viết khỏe, có thể tin là trước mắt chúng ta, một mạch văn đã khơi nguồn và đang chảy xiết” [89, tr.12], chứ không ghé qua như một lữ hành ghé tạm trên con đường văn chương thiên lý.

Một phần của tài liệu Đặc trưng truyện ngắn Lý Lan (Trang 53 - 58)