Chi tiết chọn lọc, hấp dẫn: Một trong những yếu tố kỹ thuật viết truyện ngắn Lý Lan để lại dấu ấn trong lòng người đọc chính là nghệ thuậ t xây d ự ng

Một phần của tài liệu Đặc trưng truyện ngắn Lý Lan (Trang 102 - 119)

TRUYỆN NGẮN LÝ LAN: NHỮNG ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT

3.1.1.2. Chi tiết chọn lọc, hấp dẫn: Một trong những yếu tố kỹ thuật viết truyện ngắn Lý Lan để lại dấu ấn trong lòng người đọc chính là nghệ thuậ t xây d ự ng

chi tiết. Có những truyện ngắn của Lý Lan rất khó kể vì không có cốt truyện rõ ràng. Nhưng người đọc vẫn bị lôi cuốn bởi những chi tiết nghệ thuật đặc sắc.

Do dung lượng hạn chế, nên truyện ngắn rất cần những chi tiết nghệ thuật cụ

thể, sinh động. Nhà văn Nguyên Ngọc từng nhấn mạnh đến vai trò của chi tiết:

“Truyện ngắn có thể có cốt truyện, thậm chí cốt truyện ly kỳ, gây cấn, kể được. Truyện ngắn cũng có thể chẳng có cốt truyện gì cả, không kể được. Nhưng truyện ngắn không thể nghèo chi tiết. Nó sẽ như nước lã” [109, tr.370]. Đọc truyện ngắn Lý Lan, chúng tôi nhận thấy nhà văn đã làm chủ ngòi bút của mình một cách bản lĩnh và gặt hái được nhiều thành công trong việc lựa chọn, sáng tạo những chi tiết

độc đáo vừa chân thật, rất đỗi đời thường, vừa có giá trị nghệ thuật làm rõ mọi sự

việc, cuộc sống hay nhân vật.

Trong những truyện ngắn trữ tình, các chi tiết miêu tả thiên nhiên đem lại cho truyện ngắn Lý Lan chất thơ dịu ngọt. Đó là một khu vườn quê miền Nam đậm

đà hương sầu riêng, măng cụt, nhãn lồng, chôm chôm…Nơi đó, trong từng gốc cây, ngọn cỏ dạt dào những sự tích về văn hóa cội nguồn, về lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân trong Vườn c tích. Chi tiết một bờ sông cuộn mình chảy trong chiều ráng đỏ của con sông mang trong mình hơi thở nồng nàn sự sống là lời thúc dục con người sống có trách nhiệm hơn trong C hát.

Lý Lan còn xây dựng trong truyện ngắn của mình những chi tiết mang tính biểu tượng. Hoa nguyệt quý “trắng tinh và thơm ngát” (Nguyt quý) là một biểu

tượng cho tấm lòng người thầy giáo suốt đời âm thầm cống hiến cho công việc trồng người thiêng liêng. Nga ô là một truyện ngắn hay ở việc chọn hình ảnh con ngựa ô có “Chùm đuôi dài đen nhánh như tóc người con gái trẻ. Thân hình cao lớn nhưng trông vẫn thon thả. Đầu nó cuối xuống mà bờm có vẻ dựng đứng lên. Con ngựa ô thật đẹp. Chỉ riêng cái màu lông đen tuyền cũng là một màu đen đẹp”. Cho nên “khi con ngựa ô ra đời, nó đã nổi tiếng ngay. Người quanh vùng, dù xa năm mươi cây số cũng cưỡi Honda đến xem tận mắt”. Chính sức khỏe, vẻđẹp tự nhiên, giản dị mà phi thường của nó khi thanh tân là một biểu tượng cho sức sống, cho văn hóa làng quê, văn hóa dân tộc bền sâu và mạnh mẽ. Còn con ngựa ô già yếu, đã có khả năng té ngã là những dự báo đầy ám ảnh cho sự suy yếu của nền văn hóa nông thôn, rộng hơn là văn hóa dân tộc trước sự tấn công không khoan nhượng của sựđổi mới và hiện đại nếu không có sự bảo vệ của con người.

Trong một số truyện ngắn, các chi tiết mang màu sắc huyền ảo, hoang đường cũng được nhà văn chọn lựa nhằm thể hiện tư tưởng tác phẩm: Chuyn kinh d, Bay qua bu tri thành phđêm giao tha, Vườn hoàng t nh, Truyn ma…

Trong truyện ngắn Bay qua bu tri thành ph đêm giao tha, hình ảnh chàng trai bán bong bóng và cô bạn đồng hương bán vé số cùng chiếc xe bong bóng bay trên bầu trời thành phố đêm giao thừa, thể hiện niềm khao khát mãnh liệt của nhà văn về một cuộc sống yên lành, con người yêu thương nhau. Chi tiết hồn ma cô gái “mặc chiếc áo nhung xanh màu đại dương, có đôi mắt thăm thẳm như đại dương” (Chuyn kinh d) có sức gợi lớn lao. Nó chính là sự khao khát của những người trẻ muốn nhập vào đời để sống bằng khát vọng thiết tha được nhập cuộc,

được hưởng thụ cuộc đời. Bóng ma (Truyn ma)“ngã xuyên tường như xuyên qua một màn nước hay một màn khí, vùng dậy chạy với tất cả sức lực còn lại,, chân lướt trên mặt đất hầu như không chạm đất, len qua hàng ghế ngồi bên cạnh cô gái…cũng bó gối nhìn trời, cũng để cho nước mắt lăn dài trên má”, tạo cho truyện ngắn sức cuốn hút người đọc.

Chi tiết là những hình tượng nghệ thuật mà qua đó người đọc cảm nhận được

được nhà văn phát hiện, chọn lọc và gia công kĩ lưỡng để thể hiện chủ đề của tác phẩm. Chẳng hạn, ở truyện Đất khách là những chi tiết miêu tả không khí cụ thể

của vùng đất Sài Gòn – Chợ Lớn với những người Hoa di dân đã hội nhập với nơi này như thế nào. Chi tiết “Bốn mươi người đàn ông đàn bà và trẻ con từ xứ Triều Châu ra đi, dừng chân ở nhà họ Quách…Bữa cơm đầu tiên nơi đất khách là một bữa tiệc thịnh soạn nấu đúng kiểu Triều Châu” gợi cho người đọc cảm nhận hình

ảnh của đám người di dân đi tìm cuộc sống mới ở Sài Gòn lục tỉnh những năm đầu thế kỉ hai mươi. Họ lìa bỏ quê hương ra đi mang theo khát vọng thay đổi cuộc đời

“Hầu như ngay lúc bữa ăn chưa chấm dứt, mọi người đã bắt đầu nói đến công ăn việc làm, nghề nghiệp, hùn hạp, buôn bán. Hầu như tất cả đều xác lập ngay ngày mai sẽ lao vào công việc gì để xây giấc mộng của mình”. Thế nhưng, cái chết đã

đến với một người trong bọn họ. Sau bữa ăn đầu tiên, “A San ngã ngửa ra sàn, cái bụng no căng nẩy lên như muốn nấc cục, nhưng không nấc nổi, cơm trào ra miệng, A San trợn mắt, tắt thở vì bội thực” khiến người đọc không khỏi xúc động cho thân phận con người: “Bỏ cha mẹ, bỏ anh em, bỏ làng xóm họ hàng vượt mấy ngàn cây số biển khơi, tới đây chỉăn một bữa cơm rồi chết. Làm người không lẽ chỉ đem thân

đi gởi nơi đất khách cho dòi bọđục sao!”.

Chi tiết về tiếng rao “xẻo què” của người đàn bà bán bột chiên trên đường phố Chợ Lớn là một chi tiết đời thường rất đặc sắc trong truyện Đất khách. Trong

đêm đầu tiên ông Diệp Phương trở về Chợ Lớn sau bốn mươi năm bỏ vùng đất này sang Mã Lai Á làm giàu, tiếng rao này đánh thức trong ông những kỉ niệm, những kí ức xa xăm “Tiếng rao như cơn gió bão thổi bạt hồn ông làm xiêu đổđền miếu vô hình”. Khi còn là một thanh niên người Hoa vừa chân ướt chân ráo đến nơi này lập nghiệp, như bao lao động phổ thông khác, ông hiểu thế nào là “một giấc mộng tan tành”. Một đêm, ông rời sòng bạc sau khi thua nhẵn túi, ông nhìn đường phố Chợ

Lớn xa lạ. Tiếng rao của người đàn bà trẻ gợi cho ông nhớ âm sắc tiếng nói em gái ông ở quê nhà Trung Quốc xa xôi khiến ông “ruột gan quặn lại”. Thời gian như

cơn gió vô tình. Là người thành đạt, ông trở về Việt Nam. Ông lại nhìn thấy “Chiếc xe cũ lăn chậm chạp, người đàn bà già đến nỗi lưng còng mặc một chiếc áo xẩm

màu lam, cất giọng khàn khàn rao “xẻo què”. Tất cả như nấm mồ xưa bật dậy quá khứ nghèo khổ, tha hương của ông. Giờ đây, ông đủ tiền mua một nghìn, một triệu

đĩa bột chiên đó nhưng để làm gì. Ông Diệp Phương là một người Hoa thành đạt. Nhưng ai nói rằng ông đã hạnh phúc.

Chi tiết hai ông bạn già đem đồ lên nghĩa địa cúng A San: “Trước mộ bia bày nhang đèn hoa trái. Giấy tiền vàng bạc được xếp lại thành thỏi, xâu thành chuỗi để thành đống. Một căn nhà hàng mã, nan tre giấy bồi, có sân trước sân sau, lầu có ban công, sân thượng có nơi vọng nguyệt, phòng khách, thư viện rộng rãi khang trang, gara để xe hơi có cả tài xế” là chi tiết vừa cụ thể, vừa rất thực giúp người đọc hình dung được tình nghĩa của những người bạn già, hiểu thấm thía hơn giấc mộng làm giàu của họ, thân phận của họ, những người di dân phải dấn thân kiếm sống nơi quê người. Chân dung ông Diệp, người cha, A San… trong quá trình hội nhập ở vùng đất mới này được Lý Lan xây dựng như một cách tìm hiểu về

nguồn cội của mình.

Một loại chi tiết cũng thường lặp lại trong truyện ngắn Lý Lan là những chi tiết mang tính chất bản lề, góp phần bộc lộ chủ đề của truyện ngắn. Viết về

khoảng cách thế hệ, khoảng cách giữa các nền văn hóa khác nhau, truyện Ba người

đàn bàđược láy đi láy lại qua lời nhân vật: “Bà nội không hiểu”“Bà không hiểu hay không chịu hiểu”. Tác giả lặp lại câu nói trên trong suy nghĩ của nhân vật Nhi, một cô gái Việt Nam sinh trưởng ở Mỹ. Cô luôn cho rằng bà nội không hiểu những

điều cô nghĩ. Đối với cô, Việt Nam chỉ là một địa danh nước ngoài, về Việt Nam là một chuyến đi thiện nguyện mỗi mùa hè mà cô tự nguyện đăng kí để hiểu thêm về

thế giới. Còn với bà nội, Việt Nam là quê nhà, về Việt Nam là về nơi chôn nhau cắt rốn. Cô gái chuẩn bị lên máy bay với hành trang gọn nhẹ một cái ba lô đeo vai trong khi bà nội cô lại muốn cô mang theo hai cái vali chật cứng hàng hóa để làm quà. Cô sẵn sàng từ chối những hành lý mà bà nội cô đã chuẩn bị sẵn, do đó, khi một người già khác nhờ cô xách dùm một cái túi lúc lên máy bay, cô cũng sẵn sàng từ chối. Sự

thấu hiểu lẫn nhau giữa khoảng cách thế hệ, khoảng cách các nền văn hóa đang trở

Truyện Cô con gái được lặp lại câu nói của đứa con gái cật vấn mẹ: “Tại sao mẹ nói dối con?”. Câu chuyện của người mẹ phải vượt biên để tránh “nhơ nhuốc gia phong” và câu chuyện của đứa con gái từ Mỹ trở về Việt Nam tìm cha để không trở thành “người Mỹ không căn cước”, khiến người đọc không khỏi chạnh lòng trước số phận của những người phụ nữ. Câu hỏi “Bây giờ chị ấy lấy chồng chưa?”

(Ch y ly chng chưa) ám ảnh đứa con lai Jack Miller, tức thằng Mọi, về những

ảo vọng của tuổi thơ với hình ảnh cây trứng cá, thằng Mọi, thằng Bèo móc rác sống

ở xóm chợ chiều. Chi tiết “Con mèo ấy tưởng đã đi xa” (Con mèo tưởng đã đi xa)

tưởng chừng như nhỏ nhặt, vô nghĩa vậy mà nó có một giá trị sâu sắc trong truyện ngắn này. Chính con mèo hàng xóm bé nhỏ là nguyên nhân khiến người đàn ông phán xét lại bản thân một cách nghiêm khắc.

Trong truyện ngắn của mình, Lý Lan có khuynh hướng miêu tả đời thường nên nhà văn đã phát hiện những chi tiết đời thường rất đặc sắc, tạo cho người

đọc một ấn tượng khó quên. Chi tiết “Bên đường mươi người quây quanh một tấm bảng đen. Một người lắng nghe từ một cái máy radio cũ kêu è è xộc xộc, ghi năm con số lên bảng. Người xích lô cầm một xấp vé số xoè ra, chăm chú theo dõi. Khi dò xong giải độc đắc, anh ta xé đôi xấp giấy trên tay, ném bay lả tả xuống mặt đường, uể oải đạp xe đi” (Đất khách) đem đến cho người đọc một hình ảnh quen thuộc trên đường phố Sài Gòn. Nhưng không hẳn chỉ là như vậy. Chi tiết này như một mắc xích quan trọng trong truyện ngắn vì nó nói được tâm trạng của nhân vật “Ông Diệp biết thế nào là một giấc mộng tan tành”. Chi tiết này gợi mở cho chúng ta thấy những ảo mộng của đời người không phải gì dễ dàng có được, người ta cầu may nhưng không phải lúc nào người ta cũng đạt được.

3.1.2. Kết cấu

Kết cấu tác phẩm là cách tổ chức, sắp xếp các yếu tố, các chất liệu trong tác phẩm nhằm đạt đến việc thể hiện thành công nội dung tác phẩm, dựa trên cơ sởđời sống khách quan và theo một chiều hướng tư tưởng nhất định. “Trong các tác phẩm tự sự, kết cấu là sự liên kết các chi tiết, sự kiện, không gian, thời gian, số phận nhân vật và mối quan hệ giữa các nhân vật, các bước phát triển của cốt truyện…và các

yếu tố khác như bức tranh thiên nhiên, những lời bình luận trữ tình trong một thể

thống nhất về hình ảnh, ngôn từ và nhịp điệu” [30, tr.195]. Hình thức kết cấu phụ

thuộc vào chủ quan sáng tạo của nhà văn. Chính dựa vào kết cấu tác phẩm mà người đọc có thể nhận biết được phong cách riêng của mỗi nhà văn. Do đó, kết cấu là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên giá trị nghệ thuật tác phẩm.

Cùng với sựđổi mới điểm nhìn trần thuật đặt vào số phận con người cá nhân trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 đến nay, những yếu tố nghệ thuật khác trong tác phẩm cũng biến đổi theo. Truyện ngắn không còn tuân thủ theo những quy định, những trật tự của kết cấu truyền thống. Kết cấu truyền thống có cốt truyện năm thành phần, được xây dựng dựa trên một xung đột và nhà văn phải giải quyết xung

đột trong tác phẩm để tạo tình thế mới, tạo một độ căng nhất định cho câu chuyện trong không gian, thời gian cụ thể. Kết cấu truyện ngắn ngày nay ngày càng cách tân với lối hiện đại, bằng cách truyện ngắn xa dần kết cấu hành động sự kiện, tiến dần đến kết cấu tâm lý, truyện ngắn không cần một độ căng và có thểđan xen nhiều thể loại khác.

Truyện ngắn Lý Lan có kết cấu khá sinh động và đa dạng. Có những truyện ngắn sử dụng hình thức kết cấu theo trình tự thời gian tuyến tính, câu chuyện

được nhà văn kể lại theo trật tự truyền thống từ đầu đến cuối (Tóc tiên, Th diu, Chim nhn, Qua đèo, Đêm tho nguyên, Quá chén, Cui tun…). Có những truyện được kết cấu theo thời gian tâm lý, nhà văn lấy những diễn biến của tâm trạng và những suy nghĩ nội tâm của nhân vật làm cơ sở tổ chức tác phẩm và cơ sở

chủ yếu của nội dung truyện ngắn: Con mèo tưởng đã đi xa, M và con, Tương ng, Vườn c tích…

Trong nghệ thuật xây dựng kết cấu, Lý Lan đã tạo ra những kết cấu hiện đại

trong truyện ngắn của mình. Đó là kiểu kết cấu đan xen giữa quá khứ và hiện tại

(Nguyt quý, Nga ô, Thi gian không mt đi, Ch y ly chng chưa, Tháng chp, Đất khách, Hai mươi mt năm sau, Bông vn th, Phi trường Đài Bc, Rng mai…). Lý Lan còn sử dụng kết cấu dòng ý thức (Bin trong mưa, D

truyện ngắn: Lp ghép hnh phúc, Huyn thoi văn chương, Nhân vt tiu thuyết, Kết thúc có hu, Phương pháp hin thc, Tình ch đẹp…, Đường dài hnh phúc, Cm giác…

Trên thế giới, kỹ thuật dòng ý thức đã từng có những đại biểu xuất sắc như

Marcel Proust với Đi tìm thi gian đã mt, James Joyce với Ulysses…Ở Việt Nam, nhất là sau thời kỳđổi mới, thủ pháp dòng ý thức đã được các nhà văn sử dụng hiệu quả. Có thể kể đến Ni bun chiến tranh của Bảo Ninh, Phiên ch Giát của Nguyễn Minh Châu, Bc thư gi m Âu Cơ của Y ban, Kch câm của Phan Thị

Vàng Anh… Chính việc tác giả sử dụng dòng ý thức của nhân vật làm hệ quy chiếu tác phẩm nên những truyện ngắn này không thiên về cốt truyện sự kiện mà thường khai thác ý nghĩ của nhân vật. Những truyện ngắn này diễn biến của truyện đôi khi

đứt đoạn, không liền mạch vì yếu tố sự kiện trở thành hàng thứ yếu. Cách triển khai hợp lý tác phẩm là kết hợp độc thoại nội tâm, đồng hiện thời gian, hồi tưởng…nhằm khắc họa đời sống nội tâm nhân vật cũng như những trạng thái đời sống.

D mng của Lý Lan là một truyện ngắn không có cốt truyện. Truyện là dòng chảy miên man của nhân vật tôi, về những giấc mơ của mình bên cạnh chồng. Qua những giấc mơ của chị, người đọc khám phá ra một tâm hồn đa cảm, khao khát

được chia sẻ, cảm thông. Nhưng người chồng của chị không quan tâm đến những cơn mơ của chị: “Mình ngồi nhớ lại những giấc mơ. Nhưng đêm đã qua, mộng mị

Một phần của tài liệu Đặc trưng truyện ngắn Lý Lan (Trang 102 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)