Lý Lan và các thể loại văn chương khác

Một phần của tài liệu Đặc trưng truyện ngắn Lý Lan (Trang 40 - 53)

Sau đây, chúng tôi điểm qua một số thể loại văn chương ngoài truyện ngắn,

đã ghi đậm dấu ấn của nhà văn. Trước hết là tản văn.  Những trang tản văn giàu hơi thở đời thường

Trong văn học hiện đại, tản văn là một thuật ngữ có nội hàm rộng, bao gồm các thể kí, tùy bút, văn tiểu phẩm, văn chính luận, tạp văn, ngụ ngôn, chân dung văn học…Tản văn là “một thể loại ký đặc biệt nhưng chưa được ý thức đầy đủ” [31, tr.31],vốn đã có từ lâu đời trong văn học Việt Nam. Trong tản văn, người viết vừa tái hiện các sự kiện vừa tự do bộc lộ chính kiến của mình. Cách thể hiện trong tản văn “mang đậm dấu ấn, cách cảm nhận và cảm nghĩ rất riêng của tác giả” [31, tr.34]. Cho đến nay, Lý Lan đã có sáu tập tản văn được xuất bản: Sài Gòn, Ch Ln rong chơi (1998), Khi nhà văn khóc (1999), Dm đường lang thang (1999), Chân dung người Hoa (1994), Miên man tùy bút (2007), Bày t tình yêu (2009).

Độc giả đã từng biết và quen thuộc với tản văn của Lý Lan trên các tờ báo thành phố với một phong cách mộc mạc, đằm thắm và hiện đại khó lẫn. Trong tản văn, nhà văn thể hiện vốn văn hóa sâu rộng, khả năng ghi nhận đời sống sắc sảo, giọng điệu tâm tình riêng và những suy tưởng bất ngờ. Có thể kểđến những tản văn

đặc sắc của Lý Lan như: Ăn cháo Tiu, Sài Gòn v sáng, Tim chp phô, Mt góc ph Tàu, Ko ú bà Hai, Dân ngã tư… Bà viết tản văn với cách viết dung dị, hướng

suy nghĩ vềđời sống. Nhà văn sử dụng cách quan sát hiện thực với cái nhìn của một ký giả hơn là một nhà văn, quan tâm sâu sắc đến những hình ảnh bình dị trong cuộc sống đời thường. Đọc Sài Gòn, Ch Ln rong chơi, Dm đường lang thang và Miên man tùy bút, người đọc bị dẫn dụ theo bước chân lang thang của nhà văn đi dọc theo chiều dài đất nước sang đến tận trời Tây xa xôi để khám phá những vẻđẹp văn hóa, con người và hiện thực cuộc sống sống động. Cây bút nữ này với thế mạnh riêng là am tường về người Hoa nên những trang tản văn về người Hoa là những trang văn đặc sắc, có thể nói là hiếm hoi trong việc khắc họa về cộng đồng này. Nhà văn chọn đề tài người Hoa xuất phát từ thực tế cuộc sống của nhà văn và từ nỗi niềm hoài cố hương sâu lắng. Lý Lan viết về Mt góc ph Tàu”, về người Hoa ở

Sài Gòn - Chợ Lớn giàu bản sắc văn hóa từ món ăn cháo Tiu”, nghệ thuật múa lân” ngày tết, buổi đầu xuân viết bút tích ngày vui”, về các địa danh chùa Ông, chùa Bà, vềCh Lá và Dòm Mé Sán” cho đến các sinh hoạt đời thường của người Hoa. Chinatown với Lý Lan là chốn bình yên với những người Hoa lao động bình dân lặng lẽ, âm thầm sinh sống trong các con hẻm nhỏ như “cái phễu”, là những người Hoa họ hàng nhọc nhằn kiếm sống ở tận chân trời phía bên kia đại dương, là những sinh hoạt đời thường khá đặc thù của họởtim nước”, “tim chp phô”,từ

“chuyn làm ăn”, buôn bán kinh doanh cho đến phong tục tập quán trên vùng đất mới mà họ chọn làm quê hương thứ hai. Chẳng hạn, trong bài tản văn Ăn cháo Tiu, với mục đích kể câu chuyện về người thân, về món cháo truyền thống của người Hoa nghèo gốc Triều Châu, Phúc Kiến, Lý Lan lại đưa người đọc đến với những liên tưởng bất ngờ: “Tôi phải mất hơn ba mươi năm mới thấm thía hết cái ngon của một chén cháo ăn với củ cải muối vào buổi sáng tinh mơ…” [73, tr.60]. Cháo là cháo trắng được “nấu vừa chín, hột gạo còn nguyên, chỉ hơi mềm hơn cơm một chút” được ông cụ thân sinh của nhà văn ăn đều đặn mỗi buổi sáng kèm với các loại thức ăn mặn như“củ cải muối, đậu muối, hột vịt muối…” và lời giải thích ngắn gọn “ăn nhẹ bụng, dễ tiêu”, lại hàm chứa bao ẩn ý sâu sắc về giá trị cuộc sống và triết lý của cả một đời người mà không phải ai cũng dễ dàng hiểu được. Trong Miên

say sưa lang thang theo đôi chân trần của những người thân và của chính Lý Lan đi khắp các nẻo đường từ miền quê ngoại lên Sài Gòn kiếm sống rồi sang tận nước Mỹ. Bằng hình thức “miên man” tự do cảm xúc, Lý Lan thể hiện khả năng quan sát, ghi nhận đời sống sâu sắc cả về diện lẫn về điểm. Nhà văn có dịp trình bày những mối quan tâm xã hội của mình từ giáo dục, đời sống cho đến đổi mới xã hội. Đặc biệt với người bình dân, Lý Lan quan sát họ ở góc độ vừa cận cảnh vừa viễn cảnh với mong muốn góp một tiếng nói, gióng một lời cảnh báo với xã hội về tương lai

đất nước. Từ Thư mùa xuân viết cho trẻ em bất hạnh, mồ côi, cơ nhỡ, từ cái nhìn dân ngã tư bày biện cả cuộc đời trên vỉa hè cho đến việc quan sát những

gánh hàng rong”có mặt khắp nơi từ nông thôn ra thành thị, nhà văn đều thể hiện sự chia sẻ và thông cảm chân thành đối với đời sống người dân lao động nghèo. Đổi mới xã hội, theo Lý Lan cần thiết phải chăm lo đời sống cho phần đông những người lao động nghèo có cuộc sống bấp bênh.

Riêng tập tản văn Khi nhà văn khóc là chân dung văn học khá thành công của Lý Lan khi miêu tả những văn nghệ sĩ trong giới và nhìn nhận về nghề văn mình đang theo đuổi. Ở đây, nhà văn vừa bộc lộ khả năng khắc họa chân dung các nhân vật thật sinh động vừa thể hiện cách cảm nhận văn chương sâu sắc bằng kiến thức sâu rộng, bằng trực giác nhạy bén và giàu nữ tính của mình. Chân dung các nhà văn lão thành như Phương Đài, Sơn Nam, Trang Thế Hy, giáo sư Dương Thiệu Tống, nghệ sĩ Phùng Há cho đến các bạn văn “cùng lứa của thời đó” như Thanh Nguyên, Lưu Thị Lương, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Cao Vũ Huy Miên, Dư Thị

Hoàn, Lê Thị Kim và cả lớp nhà văn trẻ sau mình như Nguyễn Thị Châu Giang, qua ngòi bút Lý Lan trở nên thật rõ nét. Mỗi người một câu chuyện, một tính cách, nhà văn đã phát huy sở trường quan sát tinh tế, ghi nhận và lựa chọn những chi tiết khá

đắt để tạo ra những chân dung văn nghệ sĩ bè bạn vừa gần gũi vừa sinh động. Chẳng hạn, một Nguyễn Thị Minh Ngọc rất nghệ sỹ song sống hết mực nghĩa tình trong

Người đóng nhiu vai. Minh Ngọc, nhà văn, đạo diễn sân khấu ngay trong đời thường đã viết một kịch bản, làm đạo diễn và tự biểu diễn thật đáng yêu trong “bộ

bé trên tàu lửa. Nghệ sĩ Phùng Há là chân dung một cô đào người Hoa, ca Quảng, có cuộc đời sóng gió, nhọc nhằn theo đuổi nghiệp cầm ca trọn vẹn mà cuối đời vẫn

đau đáu một tấm lòng vì người khác “người ta sống có cái nhà, người nghệ sĩ sống chỉ có sân khấu” [59, tr.140]. Ngoài ra, Lý Lan còn có những trang phê bình biểu cảm và thuyết phục khi đọc văn xuôi của Lý Văn Sâm, Bình Nguyên Lộc, các cây bút nữ, các nhà văn nam viết về phụ nữ…Về nghề văn, Lý Lan bộc lộ những trăn trở nghề nghiệp rất thật mà nghe sao xót xa: Tuổi già. Sơn Nam không hề nghỉ

ngơi, vì lòng còn tha thiết cầu học, vì muốn tìm hiểu đề tài vô cùng tận là đồng bằng Nam Bộ, vì sức sáng tạo vẫn dồi dào, hay chỉ vì mưu sinh?” [59, tr.16];hoặc chính mình, để đeo đuổi nghề văn, có một thời Lý Lan đã “Chịu khó dạy nhiều “cua” để có thể dành dụm chút đỉnh để làm chuyện tào lao như làm văn chương”

[59, tr.77].Như vậy, Lý Lan phần nào đã giải bày tâm sự của những người cầm bút

ở xứ sở này là để theo đuổi văn chương mà sống thuần được với nghề, mỗi nhà văn cũng phải nhọc nhằn thân phận biết bao.

Chân dung người Hoa thành ph H Chí Minh(1994)là một tập tản văn

đầy đặn về những người Hoa làm cách mạng trong thời kỳ miền Nam chống Mỹ. Chân dung các nhân vật Ngô Liên, Đặng Hoán Bổn, Phùng Ngọc Anh… được dựng lên như một bức tranh sinh động về những người Hoa yêu nước, gắn bó máu thịt cuộc đời mình với thành phố Sài Gòn, nơi mà họđã tìm đến mưu sinh và chọn làm quê hương. Viết về họ, bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, thu thập cứ liệu lịch sử, Lý Lan còn viết bằng lòng thiết tha và mong muốn “mở một cánh cửa” để các dân tộc gắn bó bền chặt hơn vì sự nghiệp chung. Nhà văn đã làm được điều đó khá thuyết phục trong việc dựng lại bối cảnh vùng đô thị Sài Gòn trước giải phóng, chân dung các nhân vật chân thật từ lời ăn tiếng nói đến tâm lý, hành động. Tập tản văn này là một bước đệm để về sau nhà văn xây dựng thành công chân dung người Hoa trong truyện ngắn Đất khách và tiểu thuyết L Mai.

Tóm lại, giá trị của tản văn Lý Lan là ở những suy nghĩ thâm trầm sâu sắc rút ra từ những sự việc bình thường, tưởng như rất riêng tư. Từ những trang văn ăm

con người, về văn hóa lịch sử của dân tộc và sự hướng thiện của mỗi cá nhân. Chính

điều này tạo cho tản văn của bà sức sống lâu bền trong lòng người đọc. Nhìn chung, văn xuôi của Lý Lan “đôn hậu, tự nhiên và dễ đọc” [88, tr.13]. Ngoài ra, Lý Lan còn làm thơ.

Những bài thơ khao khát được “là mình”

Năm 2005, người đọc ngạc nhiên khi thấy Lý Lan tự động bỏ tiền túi in sách tặng độc giả tập thơ Là mình. Thực tế, đây là một sưu tập đầy đặn hơn so với trước đó, vì bà đã từng in thơ chung trong tập Quán bn với các nhà thơ Chim Trắng, Lưu Thị Lương và Thanh Nguyên. Tập thơ này là những tâm tình gói trọn cuộc hành trình hơn ba mươi năm của một người đàn bà cầm bút đã từng trải qua nhiều thăng trầm của cuộc sống. Lý Lan gửi những bài thơ nhỏ xinh như những món quà để tặng, trước hết cho chính mình, sau cho bạn bè - những người phụ nữ, người bạn đời và cả những người yêu thơ. Nếu như trong văn xuôi, con người nhà văn chỉ bộc lộ gián tiếp thì trong thơ Lý Lan mới thực sự bộc lộ chính mình. Với một phong cách giản dị và hiện đại, tự nhiên và đằm thắm, 127 bài thơ tự do, giàu cảm xúc và triết lý được viết lên từ những cảm xúc riêng tư và thành thực.

Tập thơ này không câu nệ hình thức. Lý Lan viết bằng nhiều thể thơ: thơ

ngũ ngôn, thơ thất ngôn giản dị như Mưa, Cô giáo, Thi gian, Người đưa qua sông, thơ hình thức có Trong vin bo tàng Newyork, Mississippi, Ngng tri, C xưa… nhưng chủ yếu vẫn là thơ tự do, có những bài như văn xuôi Bài ca mi ngày, Dn cháu mi lên Sài Gòn…Nhịp điệu trúc trắc, thay đổi liên tục, giọng

điệu thơ linh hoạt. Người đọc được nghe những lời thầm thì đầy an ủi, vỗ về chính mình như M ngoc, Cám ơn thơ, Nhng điu gin d, Can đảm lên, Khóc, L

trng…Những bài thơ kể chuyện như Gia v Vit Nam, Gánh đậu h, Hai người (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đàn bà, Xeo phôn Là mìnhcòn là những lời thơ da diết tâm tình, là những phút khắc khoải, triền miên trong cơn say và những nỗi buồn không phân biệt đàn ông hay đàn bà, người tha hương hay người không xa quê trong Bia ôm, Ni bun, Ngng tri…

Đọc tập thơ này, chúng ta dễ nhận thấy những nét tương đồng vềđề tài sáng tác của Lý Lan. Lý Lan, người phụ nữ bình dân viết văn trong một xã hội nhiều biến

động, trong cuộc đời không ít những bất ngờ, có những vần thơ dành cho người bình dân, cho những mối quan tâm xã hội của riêng mình như: Ch ta, Xeo phôn, Con lai, Phà, Ba mươi năm, Phép l, Trên l đá đỏ, Trên cu M Thun, Bn

đời… Gánh tàu h rong là câu chuyện của hai người phụ nữ: một nhà văn và một người bán hàng rong giữa Sài Gòn. Với cái vẻ bề ngoài như chuyện vãn, bài thơđầy ám ảnh của sự thấu hiểu tận cùng về chiến tranh:

“Tôi nói hôm nay Mỹ

ném bom I-rắc. Cái chén trong tay chị

Rớt”.

Xeo phôn là nỗi cô đơn của một người đàn ông Việt Nam ở Mỹ. Người

đồng hương này đang làm thuê, sống và nói tiếng Mỹ kiểu vỉa hè như những ngày nghèo khó ở quê nhà:

“Anh bấm nút tắt xeo phôn tay kia vẫn lái xe Trở lại phi quy

ĐM thằng súp bẩy giờ mấy còn gọi Bảy giờ mấy rồi…

Giờ này có thể gọi miễn phí Bất cứ nơi nào trên nước Mỹ

Bằng thuê bao xeo phôn này Anh bấm số

Gọi ai? Gọi ai?

Gọi ai? ”

Trên cu M Thun là niềm vui, niềm hạnh phúc chan hòa của người dân

đồng bằng khi qua cây cầu nối những bờ vui. Phép l viết về niềm hạnh phúc của người làm mẹ làm cha có đứa con bất hạnh. Đó là cái hạnh phúc nghẹn ngào thêm một lần chứng kiến đứa con mình ba mươi tuổi nói lại như lần đầu tiếng ba mẹ lúc ban sơ. Là thân phận Con lai “Vờ thức giả quên/ Tự triết lý sống để lừa cái chết/

Đứng dậy và đi”, là thân phận những người “vô gia cư” trong Thư vin công cng

Seattle, là cuộc đời đứa trẻ chăn bò Trên lđá đỏ:

“Lững thững đi hót phân bò …lững thững đi

Nó không biết

Nó sẽđi sau đít những con bò suốt đời”.

Nhưng là mình, hơn ai hết được sống với chính cảm xúc, tâm hồn mình chân thật, tâm hồn một người đàn bà. Những bài Cám ơn thơ, Nhng điu gin d, M ngoc, Con cáo và chùm nho, Can đảm lên, Ngng tri, Mt mình, Xin li, L li. Xa cách, L thường, Người tình, Ai ling cho tôi cái qun, Vòng đời, Nh, Là mình, Chiu, Đêm n sanh, Mng du, Li ca người đàn bà, Chia tay, Răn

đe, Ch, Bài ca mi ngày, Hai người đàn bà, Ni bun, Bia ôm…được viết từ cái nhìn của một người phụ nữ về chính cuộc đời mình. Do vậy, đó là những tâm tình chân thật nhất mà nhà thơ giãi bày. Đó là những cột mốc trong đời người phụ nữ từ

khi là cô bé Dy thì “Ngoái nhìn tuổi thơ – phía con đường đất đỏ xa xôi”, là những Cm xúckhi tâm hồn dào dạt biết yêu thiên nhiên cây cỏ và cả biết yêu thơ, là thiếu nữ ngập ngừng đón nhận những tình yêu đầu đời. Thơ là một hành trình chưa kết thúc, Lý Lan viết cho mình, cho giới mình. Có thơ cho cô gái điên trên

đường phố Sài Gòn:

“Nỗi hổ thẹn trinh nguyên chín thành nỗi nhục Chín bùng cơn giận chín nhừ cơn đau

Ai liệng cho tôi cái quần!”

Thơ cho người đàn bà cô đơn vượt cạn Đêm n sanh, cho người Ch: “lẳng lặng sống một đời…

vượt qua mình… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

rồi lại vượt qua mình.”

và cả cho người mẹđau khổ lặng thầm chứng kiến đứa con say khước trở về mà tự

nhủ: “lỗi của mình đã sinh ra hắn”. Thơ dành tặng người đàn bà Mng du “huyễn hoặc một vầng trăng”, cho những lúc thấu tận tâm tình người phụ nữ cô đơn “Lắng nghe vọng tiếng bước chân mình”. Thơ Lý Lan còn là tiếng nấc, tiếng khóc thầm xót xa trong điện thoại, là sự chia sẻ nỗi riêng chung của Hai người đàn bà có cùng

một tình yêu với người đàn ông vừa chết:

“Cái gì? Ai gọi đó?

Tôi, vợ anh ấy. Tôi biết rằng anh ấy yêu cô”.

Một phần của tài liệu Đặc trưng truyện ngắn Lý Lan (Trang 40 - 53)