Người phụ nữ đi tìm hạnh phúc

Một phần của tài liệu Đặc trưng truyện ngắn Lý Lan (Trang 72 - 79)

CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN LÝ LAN

2.2.1.Người phụ nữ đi tìm hạnh phúc

Chân dung những người phụ nữ đi tìm hạnh phúc trong truyện ngắn Lý Lan hiển hiện với nhiều sắc điệu khác nhau trong các truyện: Bin trong mưa, Hi xuân, Lp ghép hnh phúc, Din viên hng ba, Trc cm, Hai mươi mt năm sau, Tương ng, Ch y ly chng chưa, Phượng, Tình thơ, Đất khách, Nga ô, Chiêm bao thy núi, Đường dài hnh phúc, Xuân thì, Hnh phúc chơn kinh, Cm giác…

Người phụ nữđi tìm hạnh phúc trong thế giới nghệ thuật của Lý Lan khá đa dạng về tuổi tác tác và nghề nghiệp. Họ có thể là cô gái mới lớn như Hạnh (Ch y ly chng chưa), Mai Trâm (Tình thơ), là người phụ nữ trí thức như Lê (Lp ghép hnh phúc), Nhất Phương (Tương ng), Thúy (Hai mươi mt năm sau), là những nữ văn sĩ thành đạt trong nghề nghiệp như nhân vật Tôi, nhà văn Ng (Đường dài hnh phúc), nhân vật tôi và Quỳnh (Bin trong mưa), là cô con gái nhà giàu như

Nhàn (Hnh phúc chơn kinh), là người phụ nữ nông thôn bình dị như Triệu (Nga ô), là một cô gái sinh trưởng ở nước ngoài (Cô con gái). Họ có thể là một cô diễn viên hạng thường như Duyên Mỹ (Din viên hng ba), là người phụ nữ đã luống tuổi (Hi xuân), là bà già (Ba người đàn bà)

Sự khác biệt về tuổi tác và nghề nghiệp này đã nói lên hai vấn đề: người phụ

nữ vừa là đối tượng thẩm mỹ trong truyện ngắn Lý Lan vừa là mục đích sáng tác của nhà văn. Điều mà Lý Lan trăn trở là hạnh phúc, tình yêu không có giới hạn đối

với con người, đặc biệt đối với người phụ nữ. Dù họđang ở độ tuổi nào, làm nghề

gì, sống cuộc sống như thế nào, người phụ nữ cũng là con người, họ có quyền mưu cầu hạnh phúc, có quyền cất tiếng nói thành thật về những khát vọng của chính mình mà hơn ai hết, họ mong ước một xã hội công bằng, dân chủ phải là một xã hội quan tâm đến quyền bình đẳng, quyền hạnh phúc của con người.

Trong cuộc tìm kiếm hạnh phúc cho chính mình, những người phụ nữ trong truyện ngắn Lý Lan đã trải qua muôn vàn cung bậc khác nhau: Có người sau bao khó nhọc đã đến được bến bờ hạnh phúc như Quyên (Phi trường Đài Bc), nhân

vật tôi và người bạn tên Ng. (Đường dài hnh phúc). Có người đã trải qua những tháng ngày êm đềm, cứ ngỡ con thuyền tình ái của mình đã cập bến thì nó lại bị

những cơn sóng cuộc đời xô đẩy tan tành như Lê (Lp ghép hnh phúc), Nhàn (Hnh phúc chơn kinh). Có người phụ nữ khác lại đang chòng chành tìm nơi đổ

bến tình yêu như Cẩm (Tai nn), Tôi (Trc cm); Có những người phụ nữđã từng hạnh phúc rồi đau khổ, tìm mọi cách vượt qua cuộc hôn nhân tan vỡ để làm lại cuộc

đời như Phượng (Phượng), như nhân vật tôi (Hi xuân)…Người mẹ và Quyên (M

và con) luôn mong muốn một mái nhà đầm ấm, khao khát được thấu hiểu, được

đem lại hạnh phúc cho nhau mà dường như chỉ xâm phạm vào trật tự riêng của mỗi người. Cứ như thế, chân dung những người phụ nữ đi tìm hạnh phúc trong truyện ngắn Lý Lan hiện lên và thu hút người đọc.

Bất kì người phụ nữ nào cũng mong muốn mình hạnh phúc, cũng khát khao tìm được một tình yêu đích thực trong đời. Nhân vật Nhất Phương (Tương ng)

nghe trái tim mình đập dồn dập, thổn thức khi chạm vai trên phố với người đàn ông có gương mặt “thanh thản tự tin, nụ cười trong sáng, cái nhìn chân thật, sức sống như hương hoa tỏa từ cơ thể trẻ trung”.Đó là một mẫu người mà cô ao ước, kiếm tìm, mong muốn được gặp gỡ trong đời. Nhưng đám đông trên phố đã cuốn anh đi.

Đó chỉ là phút tương ngộ trong đời, thực tế Nhất Phương đang tiếp xúc, đang nghe những lời tán tỉnh của ông Hảo, người đàn ông có “một gương mặt cười cợt, lấp loáng sự đánh lừa của tuổi tác, sự lập lờ của tình cảm, sự ẩn náu của những âm mưu, sự ngụy trang của những ham muốn”. Gương mặt của người đàn ông mà cô

kiếm tìm, tin tưởng do những bất ngờ của hoàn cảnh đã không đưa họđến gần nhau. Nhất Phương nghe lòng mình quặn thắt một nỗi đau vì đó là lần tương ngộ duy nhất trong đời.

Đường dài hnh phúc là câu chuyện tình yêu của hai nữ văn sĩ. Họ thành

đạt trong cuộc sống, trong nghề nghiệp nhưng muộn mằn trong tình duyên. Nhân vật tôi tự sự“từ lúc mẹ mất cho đến khi tôi lập gia đình là 37 năm tôi sống tự do phóng khoáng, muốn gì làm nấy, suy nghĩ độc lập, trong nhà chuyện cơm nước áo quần có em gái lo, ra đường chỗ nào vui, bạn bè rủ thì tới. Chơi chán thì đi. Bây giờ thỉnh thoảng nửa đêm trở mình, đụng phải thân thể một người đàn ông, giật mình thức giấc, định thần mới nhớ ra là chồng mình!”. Lấy chồng người nước ngoài, sự va chạm giữa hai nền văn hóa, hai lối sống khác nhau khiến nhân vật đôi khi tự hỏi “Là mình có muốn, có thích hợp, có chịu đựng được cuộc sống gia đình không?”. Nhân vậttrăn trở: “Con người mình đó ư? Sao có thể mừng vui đó rồi khổ

sở đó chỉ vì một người đàn ông? Mình sinh ra để làm thơ,thì tại sao mình không làm thơ mà làm mứt?”. Nhưng tình yêu không có biên giới, người phụ nữ đã tìm thấy niềm hạnh phúc trong cuộc sống vợ chồng: “Vô nhà đốt lò sưởi nằm sofa đọc sách. Đang đọc Grace Paley. Rồi ngủ quên. Thức dậy thấy có cái chăn đắp trên mình, có tiếng nhạc nhè nhẹ vẳng ra từ phòng viết của M. Vậy là anh đã về…”. Còn nhà văn, đạo diễn Ng thì tâm sự “tui mệt quá rồi, công việc tùm lum, tui chạy như

ngựa… Tui muốn có một mái nhà để trở về, một gia đình để chăm sóc. Tui cũng muốn có thời gian để viết”. Cuối cùng thì họ cũng gác lại những công việc đã lôi kéo mình quá dài ngày để tìm ra một bến bờ hạnh phúc, một mái nhà bình yên để

trở về với thiên chức của người mẹ, người vợ bình thường.

Kim Thoa (Ch y ly chng chưa) là một cô gái bán thuốc lá ở vỉa hè thành phố. Những tưởng cô chỉ lo kiếm tiền để lo cho miếng cơm manh áo qua ngày. Ngay cả việc đi chơi với người đàn ông da đen từ Mỹ trở về, người đọc dễ lầm tưởng cô hám tiền, dễ dãi trong quan hệ tình cảm. Nhưng trong đêm gặp gỡ, cô đã bộc bạch nỗi khát khao đi tìm một hạnh phúc, tình yêu chân chính: “Dách, đừng

trong vòng tay một người đàn ông tử tế”. Cũng như Kim Thoa, Hạnh đã từng

“không biết dấu chút lãng mạn trong lòng. Rồi một ngày kia sẽ có một người đàn ông chân chính đến tận ngõ nhà cô, đưa cô ra khỏi con hẻm quanh co lầy lội, để đến miền hạnh phúc”. Nhưng người thầy giáo đang tính chuyện hôn nhân với chị đã không đón chị bằng xe hoa khỏi xóm chợ chiều vì những bất đồng trong quan điểm, trong cách nhìn nhận cuộc sống.

Quyên trong Phi trường Đài Bc là câu chuyện về số phận của một cô gái nông thôn nghèo miền tây lấy chồng Đài Loan. Nhưng điều nhà văn muốn thể hiện không phải là bi kịch hôn nhân, trong đó người phụ nữ là tệ nạn. Dõi theo câu chuyện, chúng ta thấy Quyên trong cuộc kiếm tìm hạnh phúc đã phải trải qua biết bao khó khăn vất vả một thân một mình nơi quê chồng. Lấy chồng như bị gả bán để

có một món tiền cho mẹ chữa bệnh ung thư, Quyên đã một mình đến Đài Loan. Chị đã làm “đầy tớ” giúp việc nhà ở xứ người để kiếm sống qua ngày. Chị đã “âm thầm học nghe để hiểu điều người khác nói”. Thậm chí, chị còn đấu tranh với gia đình nhà chồng đểđược tự do thoát khỏi cái nợ“mua vợ”. Song Quyên đã tìm thấy hạnh phúc của cuộc đời với người chồng bất đồng ngôn ngữ, nói mà không hiểu nhau. Con đường hạnh phúc của chị chông chênh, lắm lúc chị định buông xuôi, trở về

quê. Nhưng những đứa con, những hành động chân tình của người chồng khù khờ, những chuyến đi về giữa Việt Nam và xứ Đài, những trở ngại trong cuộc sống chung, đã giúp Quyên trưởng thành và nhận ra niềm hạnh phúc cuộc đời. Chị quyết

định trở lại quê chồng, ngoi lên mà sống. Bây giờ Quyên không cần ai thương hại,

“không bán chuyện đời mình để được người ta cho một trăm đô la”. Cái chị được hay mất hôm nay là sự lựa chọn của chị. Ở cuối tác phẩm, người đọc đã nhận ra quyết định của chị khi nghe chị dặn con “Nhắc ba mặc áo ấm vào”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phượng trong truyện ngắn cùng tên (Phượng) đã thoát khỏi bi kịch gia đình. Sau cuộc hôn nhân tan vỡ, cô đã đi Đồng Tháp Mười coi hạc múa trong ngày ba mươi Tết và trở về tỏa ánh sáng rạng ngời như vẻđẹp của loài chim hạc “Loài chim thần thoại đẹp thanh thoát cao siêu và quyến rũ một cách trần tục, đã hóa thân lại từ đống tro tàn”. Vì cô đã nhận ra mình “sống được khi sinh thái cân bằng”.

Phượng không bày tỏ sự thất bại trong tình yêu, nỗi đau khổ của riêng mình mà chị

dũng cảm vượt thoát số phận để tìm lại sự bình yên trong tâm hồn. Biết bao vỡ vụn trong cuộc hôn nhân với người mình yêu, giờ đây Phượng lấy lại can đảm để sống tiếp cuộc đời mình.

Truyện ngắn Tháng chp lại giúp ta cảm nhận được những khao khát hạnh phúc của một cô gái trẻ. Yên mồ côi cha mẹ, lớn lên bằng những bữa cơm nghèo của bà con, họ hàng trong xóm cưu mang. Sự trưởng thành mẫn cảm, những khó nhọc đường đời đã khiến cô phải sống trong đối phó, trăn trở, phải dốc sức làm việc

để sống, để tự lo cho bản thân. Tuổi trẻ trôi qua, tình yêu cũng không ở lại. Người yêu của Yên đã cưới vợ ở huyện nhà. Còn Yên thì quay đầu lại đã gần hết tuổi thanh xuân. Yên bắt đầu nhìn lại cuộc đời mình và “thấy trống trải quá giữa bốn bức tường của gian phòng trọ. Có lẽ nên có chồng con để mà có cái lo, để làm cho

đời mình bận bịu. Hai mươi lăm tuổi rồi. Yên bắt đầu tìm kiếm người yêu. Nhưng mà Yên thông minh quá. Dù không đòi hỏi quá đáng, nhưng Yên cũng muốn chia xẻ

cuộc đời mình với một người xứng đáng, không hơn thì cũng bằng mình, ít nhất thì cũng hoà điệu được tâm hồn”. Yên “tin là ở đâu đó trong cõi đời này chắc cũng có người đàn ông trung thực khảng khái mà Yên chưa có duyên gặp gỡ. Một ngày nào

đó…”. Tháng chạp về quê là một quyết định mà Yên đã chọn sau bao dằn vặt, sắp xếp. Cô trở về nhà người bà con, về với vòng tay người cô ruột, với vùng quê nghèo mà cô đã lớn lên. Cuối cùng Yên tìm thấy niềm hạnh phúc nhỏ nhoi thầm lặng khi “xoay người ôm chặt cô, dụi đầu vào ngực cô chùi nước mắt, cảm nhận tình yêu thương và sự thông cảm của một người thân, tự hỏi cái hạnh phúc này mình đã

đánh mất bao nhiêu lâu mới tìm lại được?”.

Tâm (Nhân vt tiu thuyết) đã có quan hệ tình cảm với Hưng và chị đang có thai. Hiện trạng của chị bây giờ giống như của cô gái trong truyện ngắn “Dãy đồi giống những con voi trắng” của Hemingway. Nhưng một tình huống trong đời thực của chị và Hưng lại quá giống với tình huống trong một tác phẩm văn học. Họ ngồi uống bia đối diện với nhau trong một quán nước ven đường. Dù “Hưng là người

chị gần gũi và hiểu biết”. Nhưng Tâm cũng hiểu rằng “nếu mất địa vị đang có thì ông không là gì cả. Tài năng, trí tuệ, tâm hồn và cả lòng dũng cảm huyền thoại ông không thực sự có bao giờ”. Anh ta là một người rất bình thường. Anh không hiểu nỗi tâm hồn chị. Chị đã đến với anh, đã mang một đứa con trong bụng nhưng chị đã nhận ra họ không thể đi tiếp trên con đường hạnh phúc dài lâu. Phút đối diện với Hưng cũng là lúc chị đối diện với lòng mình. Tâm biết thương bản thân mình và hiểu rõ tình huống của mình đang vướng phải. Chị hình dung được cả tương lai:

“lại hẹn hò nơi quán xá, lại tính toán dàn cảnh những cuộc chơi, lại giả vờ ân cần chững mực nơi công cộng, lại đóng kịch tùy theo vai cho phù hợp với sự thay đổi cảnh trí phông màn”. Đằng sau một sai lầm, một đứa con trong bụng, chị hiểu dù

“phải tan nát tâm can” nhưng “chị sẽ tự quyết định tự thực hiện cái phải làm”

không phải để được như xưa, cũng không phải nhẹ nhàng hay tốt đẹp mà làm. Nhưng mạnh mẽ và chịu trách nhiệm cuộc đời mình, Tâm tự an ủi vỗ về: “Mà làm người thì ai cũng trải qua một lần tan nát cái gì đó trong đời: một giấc mơ, một ảo tưởng, một tình yêu…”. Rõ ràng, người phụ nữ này đã thấu hiểu sau thiên đường hạnh phúc mình lao vào là một “hậu thiên đường” chua chát. Chị đã nhập cuộc vào dòng người bất tận đi tìm hạnh phúc thì không phải đã tìm thấy hạnh phúc thực sự

cho mình. Trong trường hợp này, cái giá mà chị phải trả là tan nát cõi lòng cho một giấc mơ về tình yêu và hạnh phúc.

Hạnh phúc không phải lúc nào cũng mang khuôn mặt ngọt ngào, đôi khi nó còn mang phong vị cay đắng, không ít ngậm ngùi. Với Duyên Mỹ trong truyện ngắn

Din viên hng ba, Lý Lan muốn nói đến một người phụ nữ bình thường cứ ngỡ

mình đã nắm giữđược hạnh phúc trong tầm tay. Duyên Mỹ có chồng cùng làm diễn viên với một đứa con trai kháu khỉnh. Cuộc sống của chị bình yên như bao người khác. Nhưng từ lúc trở thành một diễn viên trong một vở tuồng trên sân khấu cuộc

đời, đóng vai người con gái chăm sóc cho một ông cụ già giàu có nhưng cô độc trong bệnh viện, Duyên Mỹ mới nhận ra sự thay đổi của chồng mình. Giờ đây, chị đã cảm thấy cô đơn, lạc lõng. Công việc đóng vai “người con” của chị đã đem lại thêm chút tiền bạc cho cuộc sống vợ chồng chị. Đó cũng là lúc chị ngồi ở vị trí một

khán giả, “chị hầu như lần đầu tiên phát hiện ra con người của chồng mình” đã thay đổi cả ngoại hình lẫn tính cách “anh đóng kịch say sưa như mọi kẻ thành đạt”. Chị âm thầm “khóc cha chị, tuổi già con cái nghèo hèn nên cô độc, chị khóc ông cụ

nằm đây, tuổi già con cái giàu có vinh hiển vẫn cô độc. Chị khóc cả cho mình, trót nửa đời người, chồng đó con đó mà vẫn cô đơn”. Duyên Mỹ không thấy mình lầm lẫn nhưng chị thấy mình cô lẻ, cứ ngỡ người đàn ông đầu ấp tay gối với mình là người mình đã tin tưởng, yêu thương, thực tế là họ có quá nhiều khác biệt.

Thoa (Người đàn bà k chuyn) luôn mang nỗi ám ảnh, uất ức về lần bị

cưỡng hiếp khi mới mười một tuổi. Từ rất lâu sau tai nạn trong đời, những tưởng Tho đã xếp lại niềm mơ ước về một mái nhà hạnh phúc, một người đàn ông có bờ

vai tin cậy cho chị nương nhờ. Tho đã tự nhủ cuộc đời mình: “Một cuộc đời mà Tho

đã cầm như bỏđi vì bị ô uế nhục nhã. Tho lại càng không màng chuyện yêu đương. Một lần bị cưỡng hiếp, một lần bị ruồng rẫy, đủ để Tho ớn đàn ông suốt đời”. Thế

nhưng, mỗi sáng khi người đàn ông chở hai đứa con nhỏđi ngang qua quán, Tho lại

“mơ màng tưởng mình ngồi trên khoảng trống còn lại của cái yên xe, hai tay dang ra bao bọc con Thảo, vươn dài tới trước nắm giữu con Ly. Cái xe vừa quanh qua cua để vào cổng trường tiểu học thì bị xe ông Đạo tông một cái rầm, trong khi hai

đứa nhỏ văng ra khỏi tay Tho thì ông Đạo cười ha hả. Tho đã tưởng tượng mình bật dậy lên xông tới vừa tát vừa đấm, vừa nhổ vô mặt hắn”. Những ý nghĩ trong nội

Một phần của tài liệu Đặc trưng truyện ngắn Lý Lan (Trang 72 - 79)