TRUYỆN NGẮN LÝ LAN: NHỮNG ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT
3.1.3. Tình huống truyện
Đối với truyện ngắn hiện đại, tình huống truyện có vai trò rất quan trọng. Nhà văn Nguyên Ngọc từng cho rằng nhà văn tạo nên tình huống hay là cách “bấm huyệt đời sống”. Tương tự, nhà văn Nguyễn Kiên nhấn mạnh là tìm ra tình huống truyện hay coi như “nhà văn thành công một nửa” trong sáng tác truyện ngắn. Đọc truyện ngắn Lý Lan, chúng tôi nhận thấy nhà văn thường tạo ra những tình huống
Trong truyện ngắn Mẹ và con, Lý Lan tạo ra một tình huống rất đời thường.
Đó là việc người mẹ dọn dẹp một món đồ dùng trong nhà và cô con gái lại muốn đi tìm món đồấy nhưng không được. Từ việc với tay lấy cái điện thoại, tìm một lá thư
kẹp trong tờ tạp chí cho đến kiếm một cái lọ cắm hoa, câu chuyện cứđược đẩy lên dần dẫn đến những bùng nổ trong quan hệ mẹ và con gái, khiến cô gái phải thay đổi cách cư xử của mình với mẹ. Nhưng cô không thể nào cải thiện được khoảng trống lấp đầy giữa hai mẹ con. Mẹ thương con, cố gắng chăm chút mọi thứ trong nhà chu
đáo cho con hài lòng nhưng tình thương đó đụng độ với cái trật tự tự do của một cô gái trẻ hiện đại, bận rộn, ít niềm vui. Biết sao được, từ những điều nhỏ nhặt như
vậy, điều nhà văn muốn nói chính là khoảng cách thế hệ giữa lớp người già truyền thống và lớp người trẻ hiện đại. Nếu con người không biết giữ gìn và dung hòa mối quan hệđó thì những đụng độ nhỏ nhặt sẽ trở thành nỗi khổ của mỗi người.
Người đàn ông (Con mèo tưởng đã đi xa) từ lúc không còn thấy con mèo nhà hàng xóm sang liếm láp tách cà phê sữa ông để dành cho nó mỗi buổi sáng đã nhận ra mình thiếu thốn một cái gì quan trọng trong cuộc sống. Chính việc con mèo
đi xa là một tình huống đời thường thể hiện sự thay đổi trong tâm lý người đàn ông. Ông ta đã rà soát lại bản thân và cách cư xử vô tâm đối với vợ.
Quá chén được xây dựng trên tình huống một ngày mồng một tết, nhân vật cô giáo Vân có bạn đồng nghiệp đến thăm. Ba cô giáo trẻ khui một chai rượu tây cùng nhau ăn uống và cứ thế những nỗi buồn thầm lặng, nhỏ nhoi được tỏ bày.
Mồng một triển khai câu chuyện bằng một đêm cô gái nuôi bệnh trong bệnh viện gặp được điều mơ ước trong lòng. Trăm con hạc trắng là tình huống nhỏ nhưng khó khăn trong đời. Người họa sĩ vẽđược một bức tranh ưng ý và thành công nhất , loại tanh mà “cả đời người mới vẽ được một lần” định để mừng thọ thầy giáo cũ
nhưng phải bán đi trong nuối tiếc, ngậm ngùi trước áp lực của cuộc sống cơm áo hằng ngày.
Có nhiều trường hợp nhà văn tạo ra tình huống ngẫu nhiên đặt nhân vật vào trường hợp phải bộc lộ chính mình hoặc phải tìm giải pháp vượt qua hoàn cảnh như
Truyện Cần Giuộc kể về một cô giáo trẻ tên Hương vừa mới ra trường. Trong ngày đầu tiên đi nhận nhiệm sở ở một tỉnh miền tây, Hương đã được đón tiếp bằng một tràng cười thô lỗ, sau đó là hàng loạt các tiếng chửi thề, cảnh chen chúc xô bồ của một chuyến xe khách, chứng kiến một cụ già “điên”,…Hương hoàn toàn bất ngờ trước một địa danh đầy tính văn sử này khiến cô cảm thấy chống chếnh, hoang mang.
Diễn viên hạng ba là tình huống Duyên Mỹ nhận một sô diễn ngẫu nhiên, bất ngờ mà một diễn viên hạng ba như chị chưa bao giờ diễn. Chị sẽ đóng vai cô con gái trong đời thật chứ không phải trên sân khấu. Mỗi ngày chị sẽ vào thăm bệnh một cụ già cô độc đang nằm viện những ngày cuối đời thay cho con cháu cụđang ở
bên kia đại dương. Duyên Mỹ “không biết phải diễn ra sao vì chị không tự viết
được kịch bản cũng không có đạo diễn”. Sự bất ngờ của hoàn cảnh đã khiến chị có dịp đối diện với chồng mình, với lòng mình và nhận thức được cuộc sống của bản thân.
Ở truyện Tai nạn, tình huống ngẫu nhiên có thai ngoài ý muốn với Thanh
đã khiến Cẩm rơi vào tình thế khó xử. Vốn hiểu mình không thể hòa hợp cũng như đủ tin yêu để chọn anh làm chồng, Cẩm đã sắp xếp lại suy nghĩ để quyết định làm người mẹ độc thân nuôi con một mình. Thanh sau khi biết chuyện đã đến xin cưới chị. Chị thật lòng từ chối nhưng trước sự thúc ép của anh, chị đồng ý đi đến quyết
định kết duyên. Nhưng cuộc sống sau này của chị như thế nào vẫn còn là câu hỏi bỏ
lửng. Tình huống tai nạn ngẫu nhiên này đã giúp Lý Lan xây dựng thành công chân dung người phụ nữ hiện đại.
Đặc biệt, Lý Lan cũng tạo ra loại tình huống tâm lý – tình huống những giấc mơ trong khá nhiều truyện ngắn: Người đàn bà kể chuyện, Chiêm bao thấy núi, Đường lên Đại Vực, Dị mộng, Những viên sỏi cầm chơi…
Con người khi ngủ thường nằm mơ. Giấc mơ có thể đẹp, có thể xấu nhưng nói chung không thể giải thích được bằng lôgic thông thường bởi nó được cấu tạo bằng sự chồng chất các sự kiện, các hình ảnh lẫn lộn. Giấc mơ là thời gian đặc biệt, là biểu tượng của vô thức, của đời sống tâm linh con người. Thông qua giấc mơ,
những linh cảm của con người trở nên hiển hiện và thế giới tâm hồn con người được soi rọi rõ ràng hơn. Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Minh Châu, những giấc mơ ứng với từng nhân vật đã góp phần hiệu quả trong việc miêu tả đời sống nội tâm của nhân vật, thể hiện thế giới tâm linh của con người.
Trong truyện ngắn Lý Lan giấc mơ xuất hiện rất nhiều. Có thể xem đó cũng là một dạng tình huống - tình huống tâm lý- để nhà văn phơi mở nội tâm của nhân vật và hé lộ những phương diện của đời sống.
Đó là những ám ảnh trong Tho, bắt nguồn từ một chấn thương tuổi đầu đời
(Người đàn bà kể chuyện); là giấc mơ của nhân vật tôi về cuộc gặp gỡ với Khang
(Những viên sỏi cầm chơi); giấc mơ thấy núi (Chiêm bao thấy núi), giấc mơ của cô gái thấy mình lơ lửng trên Đại Vực và thua bài trắng tay (Đường lên Đại Vực);
những giấc mơ về quê nhà, những giấc mơ chạy trốn, về giấc mơ đầy nỗi cô đơn, sợ
hãi của nhân vật “tôi” (Dị mộng)…
Sở dĩ, Lý Lan dùng nhiều tình huống giấc mơ trong truyện ngắn của mình vì khi những ám ảnh, những suy nghĩ trong đời sống thôi thúc con người khiến nhà văn không ngừng trăn trở về nó. Hơn nữa, từđời sống riêng tư, Lý Lan là một người phụ nữ viết văn có đời sống nội tâm phong phú. Bà luôn “sống trong một sự bất ổn liên tục, có cảm giác bơ vơ, bị săn đuổi bởi những ưu tư của mình” [107, tr. 17].
Trong từng truyện ngắn, tình huống giấc mơ có vai trò khác nhau. Nhà văn sử dụng yếu tố giấc mơ để mở ra một chiều kích khác để khám phá con người và thế
giới này. Đó có thể là một lối thoát so với đời sống thực tại, là một ám ảnh trong
đời, một ẩn ức trong tâm hồn, cũng có thể giấc mơ chính là một khát vọng của con người về những điều nhỏ nhặt mà cuộc sống bình thường con người luôn khao khát
đạt được.
Người vợ (Dị mộng) mơ thấy mình có “cảm giác bình yên thanh thản lạ
lùng” khi đi trong những khu vườn quê, nằm ườn ra đất nghe những mạch nước ngầm trào lên, hoặc mơ thấy hoa, thấy cá, thấy tết đến, lại có những giấc mơ chạy trốn thật là tuyệt vọng. Đôi lúc trong mơ, chị mang “cảm giác cam chịu rằng thời gian đã đang vuột khỏi tay mình. Cảm thấy bất lực và vô vọng trong cuộc sống.
Cảm thấy mình vô tích sự. Nỗi buồn không day dứt lắm, hình nhưđã ngấm sâu, chỉ
âm ỉ lan rất lặng lẽ”. Chị đối diện với những giấc mơ của chính mình và nghĩ về
những giấc mơ, về tiếng mớ của chồng nhưng thực tế chị không được người chồng chia sẻ. Đêm đã qua, mộng mị cũng tan rồi, người phụ nữ xót xa nghĩ về cuộc sống
đồng sàng nhưng dị mộng của chính mình.
Cô gái (Chiêm bao thấy núi) khi nghe tin một người bạn gái của mình tự tử đã tự nhủ: “hung tin, mình nhớ lại giấc mơ. Núi lững lờ trôi trên những dải mây. Vía mình trong mơ còn lý luận rằng mây trôi chứ không phải núi. Nhưng rõ ràng núi trôi. Trôi lềnh bềnh như cánh buồm của con thuyền đắm”. Giấc mơ về núi trôi lững lờ trong mơ mà cô không thể nào giải mộng được đã thể hiện những suy nghĩ
của nhân vật. Núi trong giấc mơ của cô gái chính là nơi để chiêm nghiệm về những vấn đề siêu hình và bản thể. Đó chính là ám ảnh về cái chết của người bạn, về sự vô nghĩa của cuộc đời, sự vô tâm, lạnh nhạt của những người bạn xung quanh và của chính mình trước nỗi đau của người khác.
Nhân vật tôi (Đường lên Đại Vực) ngủ gục trên xe: “chập chờn mơ thấy mình còn trên Đại Vực bay lơ lửng như bông tuyết li ti trong vùng trắng xóa bao la…cũng mơ thấy mình chơi xúc sắc thua trắng tay. Trong mơ tôi khóc là tôi thua rồi Điềm ơi. Điềm trong mơ không có đường nét gì cụ thể ngoài gương mặt mơ hồ
trong màn mưa tuyết, giọng nói cũng xa xôi, như vọng từ vách núi. Tao còn thua nhiều hơn. Không hề gì đâu. Quên đi”. Giấc mơ phản ánh tâm trạng ái ngại của nhân vật trước tình cảnh của người bạn mình trong thực tế. Hơn mười ba lần vượt biên mới đến Mỹ, nhưng gần hai mươi năm Điềm cũng chưa từng đi đâu ngoài chỗ
kiếm tiền. Hai người bạn từng có một thời trẻ thơ mơ ước được “một lần đứng trên mép Đại Vực mà nhìn đất rộng trời cao…mơ màng chốn ấy thiên thần hoan ca”.
Giờ đây, khi tuổi đã trung niên, gặp lại nhau sau bao xa cách, đổi dời của cuộc sống, họ nhìn lại chỉ thấy cuộc đời này vô nghĩa, những nỗ lực của con người không phải lúc nào cũng thành công.
Cô gái (Những viên sỏi cầm chơi) thức nửa đêm nhớ chuyện chiêm bao:
bạn bè tôi. Anh uống rượu và trò chuyện với bạn bè anh. Tôi uống rượu và trò chuyện với bạn bè tôi.. .Chỉ có quán rượu còn chơi. Chỉ có đám bạn bè anh và bạn bè tôi còn chơi. Tôi cũng chơi. Trò chơi cút bắt một mình”. Giấc mơ này thể hiện thế giới tâm hồn của cô gái. Cô đang mơ mộng, rượt đuổi những giấc mơ tình yêu với người đàn ông tên Khang, nhưng đây chỉ là tình yêu đơn phương, vô vọng. Thực tế, họ không thể gặp nhau giữa cuộc đời.
Thế giới nội tâm của người phụ nữ cũng thể hiện rõ ràng qua những cơn mơ. Sau một lúc thiếp đi khi đang mát xa, nhân vật tôi, người đàn bà bước qua tuổi năm mươi, vừa li dị chồng (Hồi xuân), đã “mơ màng trong chiêm bao tôi thấy mình bồng bềnh trên đỉnh Vu Sơn. Hình như tôi biến thành vũ nữ trong màn múa thần
Đường Minh Hoàng du nguyệt điện, thân thể ẻo lả uốn lượn, tay chân mềm mại cong cớn. Những cụm mây bông cuốn lấy tôi, lôi tôi vào cõi nào đó như hang sâu vực thẳm, rồi dồn dập tiếng gì nghe như đoàn xe lửa đang vùn vụt lao tới”. Đó là giấc mơ thể hiện người khát vọng của người phụ nữđang đi tìm sự cân bằng trong
đời sống tình cảm của mình sau khi trải qua một cú sốc tâm lý nặng nề.
Những giấc chiêm bao của con người cũng có khi chính là những ám ảnh trong tâm thức họ. Qui (Núi không) đã“chiêm bao thấy người đàn bà bồng đứa bé
đứng nhìn anh đăm đăm…Lần này Qui không thoát khỏi ánh, mê hoặc của người
đàn bà đó. Đôi mắt như đáy giếng sâu hun hút vừa dụ anh nhảy xuống đi, vừa đe anh coi chừng rơi xuống, coi chừng. Qui cứ bị hút vào đáy giếng, không ý thức là bản thân mình đang rơi, nhưng ý thức lòng giếng sâu lạnh lẽo tối tăm đang mở ra và nuốt vào, nuốt trộng”. Ánh mắt của người đàn bà thượng âm u, đầy mê hoặc như
rừng già, như núi cao đại ngàn đã ám ảnh Qui suốt hành trình anh đi công tác ở
vùng núi. Đó là nỗi ám ảnh về sự cô độc của con người, về sự sợ hãi mơ hồ, nỗi lo sợ không tên, có khi như vô cớ mà anh đã trải qua.
Những giấc mơ trong truyện ngắn Lý Lan thường rối rắm, có đôi khi nặng nề. Chúng góp phần giúp nhà văn thể hiện thế giới tâm linh bí ẩn của tâm hồn con người, đặc biệt là người phụ nữ. Yếu tố giấc mơ xuất hiện nhiều trong truyện Lý Lan phần nào đem lại sức hấp dẫn cho các tác phẩm của bà.
Không những hấp dẫn bằng cách xây dựng những chi tiết nghệ thuật, bằng kết cấu truyện hiện đại, truyện ngắn Lý Lan còn thu hút người đọc ở cách tạo nên những tình huống truyện như trên.