Ngôn ngữ mang đậm phong vị Nam Bộ (có cả tính chất người Hoa)

Một phần của tài liệu Đặc trưng truyện ngắn Lý Lan (Trang 157 - 164)

TRUYỆN NGẮN LÝ LAN: NHỮNG ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT

3.4.3.Ngôn ngữ mang đậm phong vị Nam Bộ (có cả tính chất người Hoa)

Lý Lan có lối viết chân phương, dung dị của người miền Nam, đặc biệt là có pha lẫn tính chất của người Hoa trong cách kể chuyện và trong ngôn ngữ nhân vật. Bằng lối hành văn giản dị, mộc mạc, không cầu kỳ chữ nghĩa nhưng sắc sảo, thông minh, văn phong của bà toát lên ý thức sử dụng ngôn ngữ đời thường làm một phương thức biểu đạt nghệ thuật để đưa tác phẩm của mình đến với số đông bạn

đọc, nhất là những người bình dân.

Trong truyện ngắn Lý Lan, việc sử dụng ngôn ngữ Nam Bộ toát lên từ cảnh trí, sinh hoạt của con người. Đây là cảnh một khu phố lao động nghèo:

“Nắng dịu, gió lớn. Những trái dầu khô thi nhau nhảy dù xuống mặt lộ và té lăn lóc trên những mái tôn. Trong những hẻm nhỏ, gió cũng thỉnh thoảng chịu khó luồn vào. Và rác rưởi, cát bụi cũng được một hai cơ hội bốc lên mù mịt trong chốc lát. Bên khu chung cư, đám con nít lượm những trái dầu, leo lên tầng bốn rồi quăng vào không gian. Một lần nữa, loài thực vật lãng mạn ấy lại được xoay tít mê say giữa những tiếng hoan hô, cãi vã và cười nói hồn nhiên của lũ trẻ.

Có lần Viễn đã mon men leo lên cầu thang chung cư, nhưng thiện chí hòa bình của nó bị hiểu lầm. Và nó, thân cô, thế yếu, vừa chạy thục mạng vô con hẻm nhỏ vừa hét với ra sau:

-Mấy bay ngon thì qua xóm tao…

Tụi kia chứng tỏ mình ngon bằng cách không thèm rượt theo nó vào con hẻm ngoằn nghoèo lầy lội. Từđó đến nay, hai bên còn tiếp tục kênh nhau” (Th diu).

Còn đây là cảnh sinh hoạt ở một khu chợ quê miền Nam rất có không khí:

“Chợ huyện thỉnh thoảng cũng có ăn xin, ăn cắp hay sơn đông mãi võ. Nhưng người ta biết mánh nhau hết. Hôm ấy cũng là một ngày trống trải như hôm nay, tôi đứng lại xem. Bà già bán bánh tráng phồng cản người đàn ông một giò. “Thì kệ nó. Thằng Tư mày im cho nó hát coi”.

Thằng bé hát vọng cổ: “Bà con ơi; Tôi ở Suối Sim đi qua chợ Mía, người lạ người, cảnh chưa quen cảnh, sông dài không biết chỗđục trong. Bà con cô bác hỏi thăm, tôi nói mình không cha không mẹ, có người bắt bẻ chứ ai đẻ mày ra. Bà con ơi, (vô vọng cổ) Nếu tôi có cha có mẹ thì đâu đến nỗi bơ vơ côi cút xó chợ ven…đường!”. “Hay!”. Ông chủ nhiệm hợp tác xã tương chao gật đầu khen thằng bé mà mắt liếc, môi cười, đầu gật gù với cô Phượng tiệm uốn tóc.

“Một bước chân đi một bước ngại ngùng!”

“Chậc! Giọng thằng nhỏ nghe mùi thiệt” (Sui Sim).

Tuy sử dụng ngôn ngữ phổ thông, nhưng cách kể chuyện của Lý Lan lại mang cái hồn Nam Bộ thông qua tâm trạng của nhân vật:

“Bao giờ vạn thọ nở bông. Là Tết. Tôi đã lẽo đẽo theo má tôi đi quơ tàu cau về tước lá bó chổi để dành bán, tết nhứt ai cũng cần chổi mới quét dọn nhà cửa đón ông bà. Bao giờ Tết hở má? Má tôi phơi củ cải trắng trên mấy cái nia xếp ngoài sân. Khi củ cải khô quắt lại,nhận vô hủ, rót nước mắm đường vào đậy kính, tết đem ra ăn với bánh tét nhưn đậu xanh thịt mỡ” (Bông vn th).

Cái hồn Nam Bộ cũng toát lên qua bối cảnh câu chuyện:

“Thằng Nhứt, dù xấp xỉ bốn chục tuổi, cả trong xóm lẫn ngoài chợ vẫn gọi nó là thằng Nhứt, gọi vợ nó là con vợ thằng Nhứt, bé na là con gái thằng Nhứt. Cả

nhà nó ban ngày sống ngoài chợ. Con vợ nó bán rau muống, nó khiêng vác xách

đẩy mướn, con cái nó đi vơ vẩn trong chợ, không hẳn ăn xin hay ăn cắp, ai cho gì

ăn nấy, thấy cái gì rớt thì lượm. Đứa lớn lớn một chút thì bưng cái rổ có mấy cọng hành lá, ớt hiểm, chanh, tỏi…đi bán ngoài rìa chợ” (Phương pháp hin thc).

Ngôn ngữđối thoại trong truyện ngắn Lý Lan là ngôn ngữ bình dân, sâu sắc, sử dụng nhiều khẩu ngữ, phương ngữ Nam Bộ. Điều đặc biệt là ngôn ngữ đối thoại chân thật, không thi vị hóa, không sống sượng với cách nói ngắn gọn, dí dỏm của người Nam Bộ. Cây bút nữ này đã chọn lựa ngôn ngữ phù hợp với tính cách từng nhân vật từ kiểu nói Nam Bộ, từ ngữ Nam Bộ được chủ ý sử dụng đã tạo nên hiệu quả nghệ thuật cao.

Khi đọc Trăm con hc trng, nhân vật Tấn, dù là nhân vật phụ, vẫn để lại ấn tượng sâu sắc thông qua ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. Đây là lời đối đáp của Tấn với họa sĩ Tùng:

“ - Tạm ổn. Hy vọng ông tổng lãnh sự X sẽ đến cho buổi khai mạc xôm tụ. Tôi đã gạ thằng cha ngân hàng gắn nơ một bức, rồi sau anh sẽ mở trương mục ở

chi nhánh ngân hàng thằng chả sắp khai trương. Thằng cha Xinh Xinh cũng đồng ý mua của anh một bức rồi bán cho anh một bộ lư cùng giá. Chậc! Anh đừng ngắt lời tôi. Khai mạc triển lãm tranh cá nhân lần đầu tiên mà rủi không bán được bức nào hay không ai nói tới hết thì xui bỏ mẹ.

Tùng nói:

- Lúc nãy ký giả Minh Châu…

- Ai? Minh Châu báo Diễn Đàn hả? Sao? Nó coi tranh chưa? Nó nói gì không? Báo nó và nó đều có uy tín trong giới. Chỉ cần Diễn Đàn đăng một mẩu tin là…

- Ảnh nói đã viết một bài rồi, ngắn thôi. Bài báo còn định đăng bức tranh hạc ở trang nhất, nhưng ảnh nói ảnh không phải là người đi lấy quảng cáo…

- Bao nhiêu? Tôi thấy kỳ quá.

- Trời ơi, sao anh lù đù quá vậy? Anh không hiểu cái khỉ mốc gì hết! Báo Diễn Đàn hả, sốđiện thoại đâu? Trời ơi! Tên anh và tranh anh sẽđăng ngay trang nhất số báo ra ngày khai mạc triển lãm. Sao anh ngu vậy? Gọi điện thoại cho nó mau lên. Không thôi tôi vục mẹ hết vụ này.

Tấn hấp tấp quay số, áp ống nghe vô tai Tùng:

- Anh nói lại đi. Giá bao nhiêu cũng ừ. Quảng cáo là chân chính không có gì kỳ cả. Tranh anh phải thế nào họ mới đăng chớ. Có phải ai cũng được quảng cáo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ở trang nhất đâu. Không có Minh Châu thì… có hả? Nói đi, nói đi…”.

Tấn là một ông bầu, người lo coi sóc, tổ chức triển lãm tranh cho Tùng nên ngôn ngữ của anh là ngôn ngữ của đời sống, của “con buôn” nên trần trụi, toan tính, thực dụng hơn ngôn ngữ của Tùng.

“ - Đồng chí này ở trên quốc tế xuống. Chủ tịch xã nhìn tôi đầy cảnh giác, bảo viên thư ký:

- Rót nước mầy.

…Ông hất hàm về phía viên thư ký:

- Xã mình chỗ nào nhiều muỗi nhứt mậy? - Dạ, đâu mà hổng có muỗi chú Tư?

- Mà cô dám đi tới ổ muỗi không? - Dám.

- Tám, mày lo cơm nước rồi đưa đồng chí quốc tế này về ấp Bò Tỏ bắt muỗi” (Nghĩa người dưng).

Cuộc đối thoại giữa Hương và người khách trên chuyến xe đò về miền tây chân thật như cuộc chuyện trò ngoài đời sống:

“Vừa ngồi xuống bà đã bĩu môi: - Tội nghiệp! Thằng cha đó điên.

Hương ngạc nhiên ngoái nhìn ông già mờ dần phía sau trên con đường ghồ ghề

thăm thẳm.

- Ổng điên mà bị xuống đây thì làm sao tới Cần Giuộc?

- Tới Cần Giuộc chi? Lát nữa có xe lên Chợ Lớn ổng quá giang về. Rồi mai

ổng lại đòi đi Cầm Giuộc, nửa chừng lại xuống. - Ngày nào cũng vậy? Để chi?

- Trời đất! Để chi? Ổng điên mà!

Bà Mập khẳng định, giọng chắc nịch” (Cn Giuc).

Cách đối thoại trong truyện ngắn Hnh phúc chơn kinh sử dụng nhiều từ

ngữ và cách nói của người phụ nữ miền Nam

“Chị thấy nó giống chồng chị không?” Nhàn ngắm kỹđứa bé vô tư nhận xét:

“Con nít nhỏ quá khó nói giống ai, nhưng môi, mũi, chân mày thì quả là giống anh Tuấn”.

“Vậy sao?” Người đàn bà bật khóc:

“Hồi đó ảnh đục tường qua với tôi. Tại chồng tôi có mèo, có khi đi vắng hai ba đêm. Ảnh nói ảnh cũng không hạnh phúc với chị. Rồi ảnh nói chịđòi dọn nhà đi. Rồi sau khi tôi li dị, ảnh nói chị không chịu li dị. Tôi cũng cam làm bé. Bây giờ vỡ

ra là ảnh đang bao một con khác”.

Ngoài ra, ngôn ngữđối thoại trong truyện ngắn Lý Lan còn được cá thể hóa, phù hợp với từng loại người, được thể hiện ở nhiều nhân vật khác nhau. Ngôn ngữ

của cậu Tư Hiệp (Chim nhn) lúc nào cũng lên giọng của kẻ bề trên, bộc lộ bản chất của một nhà giàu tỉnh lẻ học đòi làm sang. Ngôn ngữ của trẻ em trong sáng, hồn nhiên (Mùa lá chín, Trăm con hc trng, Tóc tiên). Ngôn ngữ của Charles Huỳnh (Din viên hng ba) lịch sự, khách khí dài dòng và rào trước đón sau, phù hợp với sự tính toán, sắp đặt của một người giàu có, vốn trưởng thành ở nước ngoài muốn mướn một diễn viên chăm sóc cho cha mình ở quê nhà. Ngược lại, lời lẽđối

đáp của Vương Chí (Din viên hng ba) lại bộc lộ bản chất của một kẻ cơ hội, tranh thủ thời cơ. Ngôn ngữ của Biên (Phượng) bộc lộ tâm trạng vừa lo lắng cho vợ, vừa hoang mang chống chếnh, cần một người để tâm sự, để lấy lại cân bằng trong cuộc sống. Ông già (Cn Giuc) nói năng lảm nhảm, không ra đầu ra đuôi, không rõ phàn nàn hay lẩm bẩm lại mang cả giọng giễu cợt phù hợp với một người trí thức lớn tuổi đang lạc lõng trước sựđổi thay của cuộc sống.

Tóm lại, ngôn ngữ truyện ngắn sinh động, vừa tiếp thu vốn ngôn ngữ truyền thống của dân tộc vừa rất hiện đại, giàu cá tính, mang đậm phong vị Nam Bộ… là những đặc điểm tạo nên sức thu hút bạn đọc lâu bền của truyện ngắn Lý Lan.

KT LUN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Hoạt động văn chương của Lý Lan đa dạng và phong phú. Với hơn ba mươi năm theo đuổi nghiệp văn, Lý Lan đã dành phần lớn tâm huyết của mình cho truyện ngắn. Có thể nói, Lý Lan là một trường hợp chuyên nghiệp, một người viết truyện ngắn mang đậm bản sắc phương Nam.

2. Về phương diện nội dung, truyện ngắn Lý Lan qua các thời kì đều mang

đậm dấu ấn của thời đại. Mảnh đất và con người Nam Bộ thời hiện đại là nguồn cảm hứng mãnh liệt chi phối ngòi bút truyện ngắn Lý Lan. Nét riêng của truyện ngắn Lý Lan là nhà văn luôn thể hiện cuộc sống và con người ở những điều bình thường, thậm chí là nhỏ, sâu kín trong tâm hồn con người, đặc biệt là người phụ nữ. Do vậy, đó là những trang truyện ngắn thấm đẫm tinh thần nhân bản. Bà đã cặm cụi, âm thầm ghi nhận và thể hiện chân dung của thanh niên miền Nam sau ngày đất nước giải phóng, chân dung những người phụ nữ hiện đại trong hành trình đi tìm và khám phá chính bản thân mình trong các mối quan hệ gia đình và xã hội. Sống hòa nhập giữa những người bình dân, Lý Lan có điều kiện quan sát cuộc sống thường nhật của họ và nhận ra vẻđẹp tâm hồn cao quý của họ qua chân dung người già và trẻ em, chân dung người Hoa hội nhập cùng thành phố Sài Gòn - Hồ Chí Minh từ

sau chiến tranh cho đến đổi mới với những xáo trộn và đổi thay từng ngày.

3. Về phương diện nghệ thuật, có thể nói, Lý Lan đã khẳng định được phong cách riêng của mình trong truyện ngắn bằng những đóng góp đáng kể. Trước hết là ở nghệ thuật xây dựng cốt truyện. Cốt truyện tuy đơn giản nhưng chi tiết chọn lọc và hấp dẫn, giàu chất đời thường. Bà có những sáng tạo trong việc xây dựng kết cấu truyện ngắn, tình huống độc đáo, tính cách nhân vật rõ nét và sinh động. Ngôn ngữ truyện ngắn sinh động, giàu cá tính và đậm đà phong vị Nam Bộ. Đặc biệt, truyện ngắn Lý Lan cũng thể hiện dấu vết tự truyện khá rõ nét.

4. Trong dòng chảy của văn học Nam Bộ đương đại, Lý Lan có một chỗ đứng khiêm nhường nhưng chắc chắn. Truyện ngắn của Lý Lan chứa đựng những

thông điệp về văn hóa, thời đại, tư tưởng nữ quyền sâu sắc. Trong những nỗ lực nhằm tự đổi mới chính mình, nhà văn đã không ngừng sáng tạo truyện ngắn ngày một chuyên nghiệp, đậm đà bản sắc riêng từđề tài sáng tác, nội dung phản ánh cho

đến những đổi mới kỹ thuật viết. Đó cũng là những cống hiến đáng ghi nhận của bà

đối với thể tài truyện ngắn nói riêng và nền văn học hiện đại nói chung.

Lý Lan từng tâm sự: “Cái duy nhất mà nghề viết có thể lấy đi ở một người phụ nữ là sự im lặng. Khi phụ nữ mất đi sự im lặng, cam chịu nhẫn nhịn, họ sẽ thay

đổi thế gian này”. Hơn ba mươi năm cầm bút, trên lĩnh vực văn xuôi nói chung và truyện ngắn nói riêng, Lý Lan đã làm được một điều đáng ghi nhận là: truyện ngắn của bà đã phản ánh chân thật chân dung con người bình dân Nam Bộ.Đó còn là những trang văn ăm ắp những trăn trở, suy tư của nhà văn về cuộc sống, tuổi trẻ và thời đại, về nhân sinh, về văn hóa dân tộc, đặc biệt là công cuộc đấu tranh không ngừng cho bình đẳng giới là những giá trị quý báu mà nhà văn đã đem lại cho độc giả yêu quý của mình.

Lý Lan không chỉ thành công về truyện ngắn, mà còn đạt những giải thưởng văn học khác. Phong cách nghệ thuật Lý Lan đã và đang phát triển, hứa hẹn những tìm tòi và đóng góp quan trọng cho nền văn học Việt Nam đương đại. Nhà văn đang trên đường đi tới “có th tin là trước mt chúng ta, mt phong cách đã hình thành, mt mch văn đã khơi ngun và đang chy xiết” [88, tr12] để góp phần

đưa văn học nước nhà hòa mình vào văn học thế giới.

5. Đọc văn Lý Lan dễ nhận thấy bà là người lịch duyệt, từng trải và có vốn văn hóa sâu rộng nhưng văn phong giản dị, trong sáng với lối đặt câu, dùng từ

chuẩn xác và giàu sức biểu cảm. Thiết nghĩ, trong tình trạng hiện nay không ít những nhà văn còn cẩu thả tùy tiện trong việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt thì những trang văn trong sáng của Lý Lan nên đưa vào nhà trường để các em có cơ hội tiếp cận những tác phẩm đương đại mới mẻ và trong sáng.

Công trình tuy còn nhiều hạn chế và khiếm khuyết nhưng chúng tôi hy vọng luận văn góp một phần nhỏ bé trong việc tìm hiểu hoạt động văn chương của Lý Lan, một trong những cây bút nữ tiêu biểu của văn học phía Nam.

Một phần của tài liệu Đặc trưng truyện ngắn Lý Lan (Trang 157 - 164)