Một số ý kiến của GV trong việc dạy phân môn ngữ pháp

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm tích hợp và tích cực trong việc dạy ngữ pháp ở trường trung học phổ thông (Trang 164 - 166)

II. Bên cạnh những thuận lợi như trên, thầy cô còn cảm thấy có những khó khăn gì trong quá trình dạy các bài học ngữ pháp ở THPT?

3.Một số ý kiến của GV trong việc dạy phân môn ngữ pháp

Đây là ý kiến của các GV dạy Ngữ văn ở các trường mà chúng tôi tiến hành khảo sát: Trường THPT An Đông, Trường THPT Lương Văn Can (TP. Hồ Chí Minh) và Trường THPT Xuân Lộc (Đồng Nai).

a. Ý kiến về nội dung và chương trình ngữ pháp

- Đối với HS THPT, điều chúng tôi quan tâm nhất là kĩ năng viết văn của các em. Những kiến thức ngữ pháp như ngữ cảnh, nghĩa của câu… cũng cần thiết nhưng theo tôi, nếu chỉ như vậy thì chưa đủ. Một vài bài ngữ pháp trong chương trình THPT chỉ giống như một sự điểm xuyết cho chương trình chứ tác dụng thì chưa thấy được.

- Số lượng bài ngữ pháp trong chương trình THPT như thế là ít, không tương xứng với phần giảng văn và làm văn. Muốn HS viết tốt, theo tôi cần tăng cường dạy học ngữ pháp cả về lí thuyết và thực hành.

- Đừng kì vọng HS viết câu hay, hãy mong các em viết câu đúng ngữ pháp trước. Đúng ở đây là đúng cả về cấu trúc và ý nghĩa. Cho nên, tôi nghĩ bài “Nghĩa của câu” phải được dạy sớm hơn, từ lớp 9, 10 chứ không phải là ở lớp 11 như vậy.

b. Ý kiến về việc dạy lí thuyết ngữ pháp

- Bản thân tôi khi dạy lí thuyết ngữ pháp cũng cảm thấy khá lúng túng. Có lẽ vì những kiến thức ngữ pháp mà tôi được đào tạo đã khá “cũ” so với những kiến thức trong sách giáo khoa. Tôi đã tham khảo thêm trong sách giáo viên nhưng vẫn cảm thấy chưa ổn.

- Tích hợp dạy ngữ pháp với giảng dạy tác phẩm văn chương là việc rất khó thực hiện, chúng tôi cảm thấy lúng túng nên thường ngại làm. Với một tác phẩm,

chúng tôi chú trọng giúp HS tìm hiểu nội dung, phân tích những cách diễn đạt hay của tác giả… Chừng đó cũng đã cảm thấy không đủ thời gian, vậy thì phải tích hợp như thế nào?

- Theo tôi, điều quan trọng khi dạy một bài lí thuyết ngữ pháp là giúp HS nắm được khái niệm ngữ pháp. Còn bằng cách nào để giúp các em thì sách giáo khoa biên soạn khá tốt rồi.

- Dạy những bài lí thuyết ngữ pháp thì ngữ liệu đóng vai trò rất quan trọng. Sau đó là kiến thức của GV. Người GV vững kiến thức thì mới có thể giúp HS nắm vững khái niệm. Còn PPDH thì tuỳ đối tượng HS mà linh hoạt.

c. Ý kiến về dạy thực hành ngữ pháp

- Đối với một tác phẩm văn học quan trọng, 45' hay 90’ không thể nào đủ, tôi luôn phải dùng giờ Tập làm văn và Tiếng Việt để dạy môn Văn học (thực tế hai môn này rất chán, nội dung nghèo nàn nên việc không học nó làm cả thầy lẫn trò đều hài lòng). Như thế thì đâu còn thời gian để thực hành về Tiếng Việt.

- Đã đến lúc phải báo động về tình trạng viết câu tuỳ tiện của HS. Các giờ thực hành ngữ pháp phải được tăng thêm và hệ thống bài tập cần được điều chỉnh theo hướng thực hành.

- Việc làm cho HS hứng thú với những bài học ngữ pháp là cần thiết. Nó sẽ giúp HS có một cái nhìn tích cực hơn về vai trò của môn Tiếng Việt trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm tích hợp và tích cực trong việc dạy ngữ pháp ở trường trung học phổ thông (Trang 164 - 166)