gọi là thành phần gì?)
+ Về vị trí trong câu thì sao? + Còn về tác dụng, chúng có điểm gì chung?
+ Căn cứ vào những thông tin mà chúng thể hiện, hãy nêu sự khác nhau giữa
chúng. - Sắp xếp lại các câu trả lời vào bảng biểu.
Phần giáo án trên được thiết kế với hai đối tượng HS. Với HS khá, kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh - đối chiếu tốt hơn nên GV không cần sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở. Nhưng với đối tượng HS trung bình – yếu, GV nên dùng những câu hỏi gợi ý, vì với những HS này, việc trả lời từng câu hỏi nhỏ bao giờ cũng dễ dàng hơn là phân tích cả một câu hỏi lớn. Và trong quá trình trả lời các câu hỏi gợi mở, GV cũng đang hướng dẫn HS thực hiện các thao tác so sánh – đối chiếu, tích hợp các kiến thức đã học ở THCS với kiến thức vừa học để từng bước giải quyết vấn đề.
3.2.3. Vận dụng PP giao tiếp để xây dựng hệ thống bài tập cho HS thực hành về các kiểu câu hành về các kiểu câu
SGK trình bày các bài tập theo từng kiểu câu riêng biệt và mục đích của các bài tập chủ yếu là giúp HS nhận diện, thấy được tác dụng liên kết câu của các kiểu câu. Vì thế, GV cần bổ sung thêm một số bài tập hướng đến kĩ năng tạo lập câu của HS như trong bảng 3.3. HS sẽ làm những bài tập này ở nhà vì thời lượng trên lớp không thể đủ để HS thực hành thêm, GV có thể kiểm tra vở bài tập của HS để sửa bài.
Hệ thống bài tập Kĩ năng rèn luyện Kiến thức tích hợp
1. Viết đoạn văn giới thiệu về nhân vật Huấn Cao trong truyện
“Chữ người tử tù”, lưu ý sử dụng kiểu câu có khởi ngữ.