Có khả năng linh hoạt và sáng tạo khi viết câu

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm tích hợp và tích cực trong việc dạy ngữ pháp ở trường trung học phổ thông (Trang 116 - 117)

Bảng 3.2 Nội dung về kiến thức và kĩ năng trong bài “Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản”.

3.2.1.2. Đặc điểm bài học

- Đây là bài thực hành ngữ pháp nhằm ôn luyện và nâng cao kiến thức, kỹ năng sử dụng một số kiểu câu mà HS đã học ở THCS.

- Các bài tập thực hành thể hiện sự tích hợp dọc kiến thức của các bài học: + Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (lớp 7, tập 2)

+ Khởi ngữ (lớp 9, tập 2)

+ Thêm trạng ngữ cho câu (lớp 7, tập 2)

Vì thế, GV cần gợi ý để HS nhớ lại những kiến thức đã học (cấu tạo câu, nhận biết thành phần khởi ngữ, trạng ngữ…), đồng thời khai thác những kiến thức được nâng cao, mở rộng (tác dụng của khởi ngữ, trạng ngữ chỉ tình huống và chủ ngữ của câu bị động) để nhấn mạnh cho HS.

- Các kiểu câu được thực hành trong bài là những kiểu câu quen thuộc mà HS có thể sử dụng thường xuyên khi tạo lập văn bản (nói, viết) nên ngoài những ngữ

liệu có trong bài học, GV cần bổ sung thêm những tình huống khác để bài học sinh động hơn.

- Ở THCS, HS học các kiểu câu nhưng khi thực hành thì chỉ mới dừng lại ở việc nhận diện kiểu câu và đặt từng câu một theo yêu cầu.

Ở bài học này, tất cả các bài tập đều quan tâm đến ngữ cảnh, từ việc nhận diện câu, phân tích tác dụng của câu đến việc tạo lập văn bản. HS sẽ phải quan tâm đến tính liên kết giữa các câu trong văn bản và hiệu quả của việc sử dụng từng kiểu câu.

- Hầu hết các bài tập trong SGK là bài tập nhận diện, tái hiện kiến thức. GV cần bổ sung thêm một số bài tập khác, kể cả ở dạng nói và dạng viết, yêu cầu HS vận dụng các kiểu câu đã học trong việc tạo lập văn bản.

3.2.2. Vận dụng PP nêu vấn đề để HS phân biệt thành phần trạng ngữ chỉ tình huống và khởi ngữ chỉ tình huống và khởi ngữ

Trạng ngữ chỉ tình huống và khởi ngữ có một số điểm giống nhau và khác nhau về hình thức và chức năng nhưng SGK không giúp HS phân biệt. Vì vậy, GV có thể nêu vấn đề này thành một câu hỏi sau khi HS thực hành xong việc sử dụng các kiểu câu để HS so sánh- đối chiếu hai thành phần này, nhằm tránh nhầm lẫn trong khi nhận diện và sử dụng. Tuy nhiên, đây chỉ là một vấn đề nhỏ, tương đối dễ nên GV không cần dùng hình thức làm việc nhóm.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Nêu vấn đề:

Trạng ngữ chỉ tình huống và khởi ngữ có gì giống và

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm tích hợp và tích cực trong việc dạy ngữ pháp ở trường trung học phổ thông (Trang 116 - 117)