Phương pháp giao tiếp

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm tích hợp và tích cực trong việc dạy ngữ pháp ở trường trung học phổ thông (Trang 90 - 93)

- Lời đối thoại có sử dụng từ tình thá

8 Hỏi ý kiến HS Nêu những cách thức

2.2.1.2. Phương pháp giao tiếp

PP giao tiếp là PP chú trọng kĩ năng giao tiếp của người học. Thông thường HS hiểu kĩ năng giao tiếp chỉ đơn giản là kĩ năng nghe, nói. Trong khi đó, đọc, viết cũng là các kĩ năng quan trọng cần được rèn luyện nhiều. GV có thể dẫn chứng một vài ví dụ cho HS thấy được sự cần thiết phải rèn luyện các kĩ năng này. Chẳng hạn như trong kinh doanh, người ta cũng thường trao đổi với nhau qua thư điện tử, đặc biệt là khi công việc kinh doanh được thực hiện giữa hai đối tác ở hai quốc gia khác nhau; hay một nhà khoa học sẽ cần công bố kết quả nghiên cứu của mình bằng các bài viết, một đứa con đi học xa viết thư về thăm gia đình,…

Dạy tiếng Việt bằng PP giao tiếp giúp HS xác định được mục đích của việc học Tiếng Việt là để rèn luyện kĩ năng giao tiếp, bao gồm các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, như các tác giả viết SGK đã khẳng định: “Phần Tiếng Việt trong sách Ngữ văn 11 rất đề cao nguyên tắc giao tiếp: dạy học tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp, bằng hoạt động giao tiếp và nhằm vào hoạt động giao tiếp (nói và viết tiếng Việt), phục vụ cho hoạt động giao tiếp bằng tiếng Việt” [24, tr. 29].

Việc vận dụng PP này trong dạy học phân môn ngữ pháp cũng được dựa trên cơ sở đó. Hơn nữa, đặc trưng của phần ngữ pháp ở THPT là hướng đến các đơn vị câu và văn bản, chú ý đến tính hành dụng của các kiểu câu. Đó cũng là một cơ sở thuận lợi để vận dụng PP giao tiếp.

Vận dụng PP giao tiếp trong giờ dạy học ngữ pháp thường được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: GV tạo tình huống để HS đóng vai. Yêu cầu của một tình huống trong PP giao tiếp đã được trình bày ở chương 1.

Bước 2: Giao việc.

GV giao bài tập cho từng nhóm HS, để HS tự phân công nhau đóng vai, tự sáng tạo về hình thức thể hiện, tự viết “kịch bản” cho bài tập của nhóm. Chỉ hỗ trợ HS khi các em có yêu cầu.

(Bước 1 và 2 thường được thực hiện trước khi lên lớp với những tình huống phức tạp, đòi hỏi sự chuẩn bị kĩ của HS).

Bước 3: Các nhóm HS lần lượt thể hiện phần chuẩn bị của mình. Khi một nhóm trình bày thì các nhóm khác sẽ quan sát, nhận xét theo những nội dung đã được soạn trong phiếu nhận xét, đánh giá.

Bước 4: GV nhận xét về phần làm việc của từng nhóm, tổng kết những nội dung HS cần rút ra sau giờ học. Khi nhận xét phần trình bày của HS, GV cần lưu ý HS hướng đến nghĩa của câu, nhấn mạnh vào tính lưu loát, linh hoạt trong cách diễn đạt, sao cho phù hợp với ngữ cảnh.

Dạy học ngữ pháp bằng PP giao tiếp thể hiện rõ mục đích lấy người học làm trung tâm, đề cao vai trò tổ chức và hướng dẫn của GV, giúp HS chủ động trong khi học, làm cho quá trình giao tiếp giữa GV và HS, giữa HS và HS trong lớp học tự nhiên hơn, bớt tính khuôn mẫu và nhàm chán (ví dụ như kiểu đối đáp mang tính hình thức: GV hỏi, HS trả lời).

Bên cạnh đó, thông qua quá trình thực hành giao tiếp, HS tích hợp được nhiều kĩ năng, biết vận dụng linh hoạt những kiến thức ngữ pháp đã học, nhận thấy sự cần thiết của kiến thức đã học.

Tuy nhiên, PP giao tiếp cũng có những hạn chế nhất định. Đôi khi vì quá chú trọng đến khả năng nói lưu loát mà GV bỏ qua những lỗi về ngữ pháp, dùng từ của HS, không chỉnh sửa kịp thời để HS lưu ý. Nếu không được hướng dẫn và

chuẩn bị kĩ, những cuộc giao tiếp mà HS thực hiện có thể bị xa đề, lạc đề, làm mất thời gian.

Để thực hiện PP giao tiếp có hiệu quả, GV cần nêu ra tình huống có tính chất tự nhiên, gần gũi với thực tế giao tiếp mà các em thường gặp, nên dự kiến trước những tình huống mới nảy sinh và cách xử lí tình huống của HS để kịp thời hỗ trợ và hướng dẫn và điều quan trọng là lựa chọn thời điểm thích hợp để vận dụng. PP này thường được vận dụng ở các giờ thực hành ngữ pháp hay khi giới thiệu bài học hoặc sau khi đã hoàn thành phần lí thuyết.

Ví dụ: Đối với bài “Nghĩa của câu”, để giới thiệu với HS hai loại nghĩa: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái, GV có thể đưa ra tình huống giao tiếp sau đây:

Ba người bạn cùng vào một cửa hàng thời trang. Đứng trước một cái áo đẹp, có giá 98 nghìn đồng. Cả ba đều rất thích, nhưng một bạn thì tỏ thái độ bình thường, một bạn thì phàn nàn áo đắt, còn một bạn thì nghĩ giá như thế là rẻ. Mỗi nhóm (3 HS) hãy viết những câu khác nhau để biểu thị thái độ của các bạn về giá của cái áo.

HS sẽ làm việc nhóm, sau đó gọi ba nhóm lên bảng trình bày. HS có thể có đáp án như sau:

(1) - Cái áo này giá 98.000 đồng, mà lại đẹp, mua cũng được. (2) - Cái áo này mà tới 98.000 đồng!

(3) - Cái áo đẹp thế này mà chỉ có 98.000 đồng thôi à?

Từ đó, GV yêu cầu HS xác định sự việc mà cả ba câu cùng phản ánh. Đó là nghĩa sự việc của câu.

Tiếp theo, HS sẽ xác định những từ ngữ thể hiện thái độ của người nói đối với sự việc. Qua đó, GV dẫn dắt để HS nêu cách hiểu về nghĩa tình thái của câu,

phân biệt nghĩa tình thái và nghĩa sự việc và quy tắc tạo nghĩa tình thái cho câu (sử dụng từ tình thái, sử dụng ngữ điệu, sử dụng trật tự từ trong câu).

Từ ví dụ trên, ta thấy: khi được đặt vào một tình huống, HS được giao thể hiện một vai trong tình huống đó và các em hoàn toàn chủ động trong việc lựa chọn từ ngữ, kiểu câu… để thể hiện vai giao tiếp của mình.

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm tích hợp và tích cực trong việc dạy ngữ pháp ở trường trung học phổ thông (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)