Sử dụng các phương tiện nghe nhìn khác

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm tích hợp và tích cực trong việc dạy ngữ pháp ở trường trung học phổ thông (Trang 106 - 108)

- GV nhận xét, phát phần thưởng cho các tổ HS nêu ý kiến về buổi ngoại khoá.

2.2.3.2.Sử dụng các phương tiện nghe nhìn khác

Phương tiện nghe nhìn phổ biến và hỗ trợ hiệu quả cho các giờ dạy Tiếng Việt ở trường phổ thông hiện nay là máy tính và hệ thống máy chiếu (projector).

Chúng giúp GV và HS tiết kiệm khá nhiều thời gian cho việc ghi chép trên bảng và tạo không khí học tập luôn mới mẻ, sinh động với tính trực quan cao, thể hiện qua các cỡ chữ, màu sắc, âm thanh, hình ảnh… Khi sử dụng những phương tiện này, GV nên giao cho HS tìm hiểu một số phần trong các bài học, hướng dẫn HS tự thể hiện những hiểu biết của mình trên các bài trình chiếu. Làm như vậy, GV vừa giúp HS thể hiện sự tích cực, chủ động trong quá trình tìm hiểu bài, vừa tích hợp được các kĩ năng về việc sử dụng ngôn ngữ khi trình chiếu với kĩ thuật trình chiếu… trong quá trình thực hiện bài tập.

Bên cạnh những phương tiện trên, internet cũng là một trong những công cụ nghe nhìn giúp HS tự học khá tốt. HS có thể sử dụng internet để tra cứu tài liệu, tìm thông tin, hoặc thông qua phần mềm về thư điện tử để trao đổi các vấn đề về môn học với GV ngoài giờ lên lớp.

TIỂU KẾT

Trên đây luận văn đã trình bày về việc vận dụng một số PP, hình thức, và phương tiện dạy học trong việc dạy học ngữ pháp theo quan điểm “tích hợp” và “tích cực”. Có thể thấy mỗi PP đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. PP nêu vấn đề và PP giao tiếp có những đặc điểm phù hợp với việc dạy học ngữ pháp, một môn học đề cao tính thực hành trong giao tiếp. Vận dụng những PP này kết hợp với những hình thức và phương tiện dạy học ngữ pháp một cách linh hoạt có khả năng mang lại hiệu quả cao cho bài học và tạo được sự hứng thú học tập ở HS.

Ở chương 3, chúng tôi thực hành thiết kế một số giáo án ngữ pháp có vận dụng các PP dạy học trên theo quan điểm tích hợp kiến thức và phát huy tính tích cực của HS.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm tích hợp và tích cực trong việc dạy ngữ pháp ở trường trung học phổ thông (Trang 106 - 108)