Phân tích nghĩa tường minh và hàm ẩn trong văn chương

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm tích hợp và tích cực trong việc dạy ngữ pháp ở trường trung học phổ thông (Trang 72 - 76)

VI. Cấu trúc của luận văn

11) Phân tích nghĩa tường minh và hàm ẩn trong văn chương

và hàm ẩn trong văn chương (2 tiết)

5

Nghĩa của câu (bao gồm: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái) (2 tiết- lớp 11)

Tổng số tiết 18 07

Bảng 2.2 So sánh về chương trình các bài học ngữ pháp ở SGK Tiếng Việt và Ngữ văn

Đây là thuận lợi cơ bản để khắc phục những hạn chế trên nhưng đồng thời cũng đặt ra cho GV Ngữ văn nhiều vấn đề phải suy nghĩ về đổi mới trong dạy học ngữ pháp.

Hầu hết các bài học đều gọn nhẹ về lí thuyết, dành nhiều thời gian cho phần thực hành. Việc sử dụng các đoạn, câu trong các tác phẩm văn học để làm ngữ liệu tìm hiểu bài và biên soạn bài tập là cần thiết để thể hiện tính tích hợp nhưng cần tránh khiên cưỡng như trong bài Ngữ cảnh hay Nghĩa của câu

Tuy được biên soạn theo hướng tích hợp nhưng khả năng tích hợp của các bài ngữ pháp với phần Làm văn còn thể hiện ở mức độ rất hạn chế, và chỉ có thể đánh giá được thông qua bài làm của HS.

Nhiều kĩ năng thực hành về viết câu chưa được SGK hướng dẫn đủ sâu, đủ kĩ nên chưa giúp HS định hướng được mục tiêu thực hành, những kĩ năng, kĩ xảo cần rèn luyện để viết câu cho tốt. Ví dụ như kĩ năng dùng trạng ngữ như thế nào cho đúng, viết câu ghép chính phụ như thế nào để đạt hiệu quả diễn đạt…

Có những quy tắc đưa ra chỉ mang tính liệt kê, chưa giúp HS rút ra được cách sử dụng trong thực tế một cách chắc chắn. Ví dụ: các quy tắc tách, gộp câu, mở rộng, rút gọn câu, chuyển đổi trật tự từ trong câu…

Hình thức trình bày ngữ liệu, dẫn dắt của SGK vẫn đơn thuần là từ ngữ liệu, phát vấn để HS căn cứ vào ngữ liệu rồi trả lời chứ chưa đặt ra được những vấn đề khiến HS phải liên hệ, phân tích… Cho nên, trong dạy học, GV cần phải cài đặt vào bài giảng những tình huống có vấn đề để tích cực hoá sự tiếp thu bài học của HS.

2.1.3.2. Về cách dạy của GV

GV chưa được khuyến khích đầu tư nhiều vào các bài học ngữ pháp. Sự bổ sung thường xuyên kiến thức ngữ pháp và rèn luyện về PPDH còn hạn chế. PP

chủ yếu được GV chọn để dạy các bài lí thuyết vẫn là PP thuyết trình. Nhiều GV rất lúng túng trong việc lựa chọn và tạo ngữ liệu để dạy các bài học ngữ pháp, ngay cả sách giáo viên cũng không có hướng dẫn cụ thể cho GV về vấn đề này.

Trong các giờ thực hành, GV chỉ tập trung hướng dẫn HS giải bài tập chứ chưa chú trọng đến khâu rút ra nhận xét về việc vận dụng quy tắc hay cách trình bày bài giải. Điều này làm cho HS chỉ biết đến một bài tập đang làm và lúng túng trước những bài tập khác.

Một thực tế nữa là nhà trường cũng như GV Ngữ văn chưa có sự quan tâm nhiều đến hoạt động ngoại khoá về Tiếng Việt. Thiết nghĩ, bên cạnh những buổi ngoại khoá Văn học được đầu tư rất công phu cũng cần có những sân chơi dành riêng cho môn Tiếng Việt để góp phần rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng Việt, củng cố, khắc sâu các tri thức tiếng Việt và qua đó góp phần giáo dục tình cảm đối với tiếng mẹ đẻ.

Những điều khảo sát được ở trên cho thấy việc vận dụng các PP dạy học tích cực khi dạy phân môn ngữ pháp là điều cần thiết. Cách dạy học sinh động, lôi cuốn, gọn về lí thuyết, chú trọng nhiều đến việc tạo ra môi trường thuận lợi để HS rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng Việt sẽ dần giúp HS có một cách nhìn khác về môn học Tiếng Việt nói riêng và ngữ pháp tiếng Việt nói chung.

2.1.3.3. Về việc học ngữ pháp của HS

Nhiều HS vẫn chưa ý thức được vai trò quan trọng của môn học Tiếng Việt, trong đó có phân môn ngữ pháp. Nhiều HS khi được hỏi ý kiến về bài học ngữ pháp mà em thấy hứng thú đã trả lời nhầm sang các bài về Làm văn và Văn học. Như vậy, có thể thấy HS không có sự phân biệt rõ ràng giữa hai tên gọi Ngữ văn

Văn học. Trong số hơn 400 HS được khảo sát, chỉ có 36,55% ý kiến cho rằng kiến thức Tiếng Việt là nền tảng để học môn Ngữ văn. Bên cạnh đó, việc vận

dụng các kiến thức ngữ pháp đã học trong quá trình nói, viết là rất ít, phần lớn HS nhận thấy mình chỉ vận dụng khi làm văn ở lớp. Trong số này, cũng có hơn 30% tuy có vận dụng nhưng không xác định được câu mình viết ra là đúng hay sai.

Đối với các bài tập ngữ pháp, HS không có hứng thú làm bài vì nhiều lí do. Hai lí do được các em đồng tình nhiều nhất là: những vấn đề bài tập nêu ra không sát với thực tế giao tiếp và HS không biết vận dụng những quy tắc ngữ pháp như thế nào để giải quyết vấn đề mà bài tập nêu lên.

Mặt khác, nhiều HS cũng khẳng định việc mình có hứng thú với bài học hay không là tuỳ thuộc vào nội dung bài học một phần và phần lớn là do cách dạy của GV. Như vậy, bài học ngữ pháp có thể trở nên sinh động, lôi cuốn HS còn phụ thuộc nhiều vào kĩ năng tổ chức, khai thác bài học của GV.

Hầu hết HS tỏ ra thích thú với những hình thức dạy học mới mẻ như thảo luận, làm việc theo nhóm, tham gia các trò chơi, hoạt động đóng vai… Đa số các em cho rằng khi học với một tâm thế thoải mái thì bài học trở nên rất nhẹ nhàng, sinh động, dễ nhớ. Tuy nhiên, những hình thức trên chưa được áp dụng phổ biến trong các giờ học Tiếng Việt.

2.2. Vận dụng quan điểm “tích hợp” và “tích cực” trong dạy học ngữ pháp 2.2.1. Về phương pháp dạy học 2.2.1. Về phương pháp dạy học

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy PP nêu vấn đề và PP giao tiếp là hai PPDH vừa phát huy được tính tích cực của HS, vừa có thể tích hợp được nhiều kiến thức và kĩ năng trong khi vận dụng. Hơn nữa, hai PP này hoàn toàn có thể được áp dụng trong quá trình dạy học ngữ pháp. Cơ sở của việc lựa chọn hai PP này cũng như cách thức vận dụng chúng sẽ được trình bày ở phần tiếp theo sau đây.

2.2.1.1. Phương pháp nêu vấn đề

Dạy học nêu vấn đề là PP dạy học mà GV tạo ra tình huống có vấn đề và điều khiển HS phát hiện, giải quyết vấn đề. Qua đó, HS lĩnh hội được tri thức, rèn luyện được kĩ năng cần thiết. PP dạy học này dựa trên cơ sở triết học: mâu thuẫn là động lực của sự phát triển. Mâu thuẫn giữa yêu cầu nhận thức với tri thức và kinh nghiệm sẵn có là động lực thúc đẩy HS học tập. Trí não của con người chỉ tư duy khi đứng trước một vấn đề chưa biết cách giải quyết. Khi có nhu cầu hiểu biết, có niềm say mê hứng thú học tập thì HS tư duy tích cực hơn.

Việc vận dụng PP nêu vấn đề trong dạy học ngữ pháp ở THPT có cơ sở từ chính cách kết cấu chương trình ngữ pháp trong SGK. Các kiến thức ngữ pháp được trình bày theo cấu trúc đồng tâm, do đó các bài học ngữ pháp ở THPT có sự kế thừa và nâng cao những kiến thức HS đã học ở THCS. Như vậy, GV có thể nêu lên các tình huống dựa trên những kiến thức HS đã học, trong đó đặt ra các vấn đề HS cần tìm hiểu thêm trong bài học mới.

Cơ sở thứ hai là HS THPT đã có sự năng động và độc lập trong tư duy. HS có khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát vấn đề, đồng thời trí tưởng tượng, tư duy phê phán cũng được phát triển. HS rất thích thể hiện những suy nghĩ riêng của mình, thích được chủ động trong việc tiếp nhận kiến thức hơn là chỉ đơn thuần lắng nghe và ghi chép một cách thụ động. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để GV có thể vận dụng PP dạy học nêu vấn đề.

Để phát huy hiệu quả của PP nêu vấn đề trong dạy học ngữ pháp, GV cần chú trọng một số kĩ năng sau đây.

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm tích hợp và tích cực trong việc dạy ngữ pháp ở trường trung học phổ thông (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)